Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề

Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức giao lưu ra mắt bộ sách "Vang danh nghề cổ, khám phá những làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam".

w-sach1-34511.jpg
Các tác giả và hoạ sĩ giao lưu tại sự kiện.

Tác giả Thành Nguyễn chia sẻ khi chắp bút cho bộ sách này, anh và cộng sự không chỉ hướng tới việc cung cấp cho độc giả quy trình làm ra sản phẩm của làng nghề mà còn muốn độc giả biết được sự tài hoa của nghệ nhân Việt Nam, hiểu được văn hóa, tín ngưỡng và tập tục của vùng đất đó.

Nhóm tác giả cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi dự án sách này dài hơi, để giới thiệu thêm nhiều làng nghề truyền thống của đất nước.

Họa sĩ NGART chia sẻ gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện nhưng khi nhìn bộ sách được hoàn thiện cô thấy vui và tự hào vì đã học hỏi và tích lũy được thêm nhiều kiến thức quý giá, giúp hiểu sâu sắc hơn về nét đẹp của nghề truyền thống và ý nghĩa của việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Bên cạnh phần giao lưu, khán giả nhỏ tuổi còn có cơ hội tham gia các trò chơi tương tác để tìm hiểu thêm về các làng nghề truyền thống được giới thiệu trong sách.

sach37pg-34512.jpg
Bộ sách "Vang danh nghề cổ" gồm 10 tập.

Bộ sách Vang danh nghề cổ gồm 10 tập, mỗi tập khắc họa sống động một làng nghề Việt như: gốm Bàu Trúc, lụa Lãnh Mỹ A, giấy dó bản Sừng, nước mắm Phú Quốc, trống Đọi Tam... Qua nhân vật cô bé An - người dẫn dắt xuyên suốt, các em nhỏ được đồng hành trong hành trình khám phá đầy hấp dẫn, gần gũi với thế giới tuổi thơ. Mỗi cuốn được xây dựng giống như một tập phim, vừa giàu tính hình ảnh vừa lôi cuốn về mặt nội dung, giúp trẻ em tiếp cận văn hóa truyền thống một cách tự nhiên và sinh động.

Với minh họa rực rỡ, lối kể chuyện cuốn hút và tinh thần giáo dục nhẹ nhàng, Vang danh nghề cổ là cây cầu đưa trẻ em trở về với những giá trị văn hóa truyền thống, giúp các em hiểu rằng giữ nghề là gìn giữ cả hồn cốt dân tộc.

vietnamnet.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

fb yt zl tw