Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Từ ngày 22 đến 25/4, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, góp phần tri ân lịch sử, tôn vinh tinh thần yêu nước và khơi dậy khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

2.jpg
Poster giới thiệu Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Điện ảnh Quân đội nhân dân.

50 năm đã trôi qua kể từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - dấu mốc lịch sử trọng đại mở ra thời kỳ độc lập, thống nhất đất nước. Dù thời gian có lùi xa, nhưng ký ức về một thời hào hùng của dân tộc vẫn luôn sống dậy trong lòng mỗi người Việt Nam với niềm tự hào sâu sắc và điện ảnh chính là một trong những kênh truyền tải chân thực, sinh động bậc nhất ký ức thiêng liêng ấy.

Nhận thức sâu sắc về vai trò của văn hóa, nghệ thuật trong việc bồi đắp tinh thần dân tộc và ý chí tự cường, Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim nhằm khẳng định đây là hoạt động nổi bật nằm trong chuỗi các sự kiện hướng đến Kỷ niệm chiến thắng 30/4. Với tinh thần trách nhiệm, lòng tri ân và khát vọng đổi mới, Tuần phim là nhịp cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ hôm nay.

Các bộ phim được chọn mang thông điệp của niềm tin và khát vọng hòa bình.
Các bộ phim được chọn mang thông điệp của niềm tin và khát vọng hòa bình.

Lễ khai mạc Tuần phim sẽ diễn ra lúc 19 giờ ngày 22/4/2025 tại trụ sở Điện ảnh Quân đội nhân dân, hứa hẹn thu hút sự tham dự của đông đảo đại biểu các cơ quan trung ương, lực lượng vũ trang, giới điện ảnh và khán giả Thủ đô. Ngay sau phần khai mạc là các suất chiếu đầu tiên với hai bộ phim đặc sắc: Phim tài liệu "Nối vòng tay lớn" (biên kịch Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thanh Hiệp, đạo diễn Phạm Hồng Thắng) với nội dung truyền tải thông điệp đại đoàn kết dân tộc - giá trị cốt lõi đưa đất nước đến thắng lợi; "Vũ khúc mưa xuân" (biên kịch Nguyễn Thu Dung, đạo diễn Đặng Thu Trang) là tác phẩm phim truyện điện ảnh nhẹ nhàng mà sâu sắc, ca ngợi sức sống hồi sinh và vẻ đẹp đất nước sau chiến tranh.

Trong khuôn khổ Tuần phim, khán giả sẽ được thưởng thức 8 tác phẩm điện ảnh tiêu biểu, trong đó có 4 phim tài liệu và 4 phim truyện điện ảnh do Điện ảnh Quân đội nhân dân và các hãng phim trong nước sản xuất.

Ngoài hai phim chiếu vào hôm khai mạc, còn có các phim: "Chung một mái nhà" (biên kịch Nguyễn Huy Hùng, đạo diễn Vũ Anh Nhất) về hình ảnh người lính sát cánh cùng nhân dân, đan xen hài hòa giữa chiến đấu và dựng xây; "Tỉnh thức và hóa giải" (biên kịch Trần Đăng Mậu, đạo diễn Bùi Thanh Hải) dẫn dắt người xem vào chiều sâu nội tâm, đó là sự thức tỉnh từ quá khứ, hướng đến hòa giải và hòa hợp; "Thống nhất đất nước" - tập 19: "Con đường đã chọn" (biên kịch Lại Văn Sinh, đạo diễn Bùi Chí Trung, Trần Vũ Anh) đi sâu vào chiến lược và tầm nhìn của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn con đường giải phóng đất nước.

Điện ảnh Quân đội nhân dân đã sẵn sàng mọi điều kiện tốt nhất để phục vụ công chúng.
Điện ảnh Quân đội nhân dân đã sẵn sàng mọi điều kiện tốt nhất để phục vụ công chúng.

Các phim truyện được lựa chọn chiếu trong tuần phim thể hiện rõ thông điệp về cảm xúc và khát vọng. "Đường xuyên rừng" (biên kịch Nghệ sĩ ưu tú Văn Lê, đạo diễn Nguyễn Xuân Cường) là câu chuyện về hành trình vượt rừng gian khó, phản ánh bản lĩnh và lý tưởng cách mạng. Trong khi đó, "Ai xuôi vạn lý" (biên kịch Nguyễn Thiện Đĩnh - Ngụy Ngữ, đạo diễn Lê Hoàng) lại là tác phẩm từng quen thuộc với khán giả, chứa đựng triết lý nhân sinh về hành trình đi - trở về của con người, thấm đẫm tình đất nước. "Mùi cỏ cháy" (biên kịch Hoàng Nhuận Cầm, đạo diễn Nguyễn Hữu Mười) đã khắc họa chân dung thế hệ sinh viên Hà Nội xung phong ra trận, chiến đấu và hy sinh, mang đậm chất thơ và lý tưởng anh hùng.

Tuần phim là dịp để tôn vinh con người Việt Nam, tôn vinh văn hóa dân tộc và những giá trị bền vững mà thế hệ cha anh đã dày công vun đắp. Qua từng thước phim, chúng tôi mong gửi đến thế hệ hôm nay một thông điệp: hạnh phúc hôm nay là thành quả của biết bao hy sinh, mất mát ngày hôm qua.

Thượng tá Nguyễn Thu Dung, Giám đốc Điện ảnh Quân đội nhân dân

Vừa mang tới cho công chúng những thước phim lịch sử, Tuần phim cũng truyền đi thông điệp mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc, ý chí quật cường và tinh thần đoàn kết - những giá trị luôn cần được nuôi dưỡng trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.

Trong bối cảnh đất nước ta bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển mạnh mẽ, việc nâng cao nhận thức chính trị-lịch sử, đặc biệt đối với thế hệ trẻ, càng trở nên cấp thiết. Tuần phim là hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, góp phần vun đắp lý tưởng sống, khát vọng cống hiến, ý thức trách nhiệm với dân tộc và cộng đồng. Ban tổ chức hy vọng, Tuần phim sẽ góp phần khơi gợi, cổ vũ tinh thần nhân dân, đồng thời phát huy vai trò to lớn của điện ảnh trong công tác tư tưởng, định hướng văn hóa và giáo dục thế hệ trẻ.

Không khí Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã tràn ngập không gian của Điện ảnh Quân đội nhân dân.
Không khí Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã tràn ngập không gian của Điện ảnh Quân đội nhân dân.

Dù rạp chiếu phim của Điện ảnh Quân đội nhân dân chỉ có hơn 200 ghế, nhưng ở tất cả các tuần phim mà đơn vị tổ chức, buổi chiếu nào cũng phải bổ sung gần 100 ghế phụ. Nhiều khán giả đến sớm hàng tiếng đồng hồ và cũng không ít người đành ngậm ngùi ra về vì khán phòng không còn một chỗ trống. Những hình ảnh ấy trong thời gian gần đây thể hiện sức hút của điện ảnh cách mạng đồng thời khẳng định sự quan tâm, trân trọng của khán giả đối với những giá trị thiêng liêng mà những câu chuyện lịch sử mang lại.

Để có được thành công ấy không thể không nhắc đến sự chuẩn bị kỹ lưỡng và trách nhiệm sâu sắc của đơn vị tổ chức, từ khâu chọn phim, phối hợp cùng các đơn vị khác đến thiết kế chương trình, tổ chức hậu cần, kỹ thuật, an ninh… Tất cả đều được chuẩn bị công phu với tinh thần phục vụ chu đáo và tôn trọng khán giả.

Điều đáng quý hơn cả là ở các Tuần phim ngoài khán giả lớn tuổi - những người từng trải qua thời đất nước gian lao, còn có rất nhiều khán giả trẻ, cả thế hệ Gen Z. Những khán giả ấy đã đến, đã đứng xem suốt thời lượng phim mà không rời đi, đã lặng người trước những thước phim mang tính nhân văn sâu sắc.

Để tạo nên sức hút ấy, không thể không nhắc đến nỗ lực truyền thông hiện đại và gần gũi mà Điện ảnh Quân đội nhân dân đã thực hiện, đặc biệt trong việc đẩy mạnh quảng bá trên mạng xã hội để tiếp cận giới trẻ, gửi giấy mời với thái độ trân trọng tới các cơ quan, đơn vị và từng khán giả. Mỗi việc nhỏ, mỗi hành động đều chứa đựng một tấm lòng lớn: đưa điện ảnh cách mạng mang giá trị tư tưởng, nhân văn và lịch sử, đến gần hơn với công chúng hôm nay.

Thượng tá Nguyễn Thu Dung, Giám đốc Điện ảnh Quân đội nhân dân chia sẻ: "Tuần phim là dịp để tôn vinh con người Việt Nam, tôn vinh văn hóa dân tộc và những giá trị bền vững mà thế hệ cha anh đã dày công vun đắp. Qua từng thước phim, chúng tôi mong gửi đến thế hệ hôm nay một thông điệp: hạnh phúc hôm nay là thành quả của biết bao hy sinh, mất mát ngày hôm qua".

Thông qua những tác phẩm được chọn lọc kỹ lưỡng, sự kiện là dịp để các cán bộ, chiến sĩ và quần chúng nhân dân nhìn lại chặng đường vẻ vang của dân tộc, từ đó hun đúc thêm niềm tin và khát vọng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Đại diện Điện ảnh Quân đội nhân dân cho biết, trước thềm Tuần phim, đơn vị đã sẵn sàng mọi điều kiện tốt nhất để phục vụ khán giả, từ hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại đến đội ngũ cán bộ, nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp. Với tinh thần của những người nghệ sĩ - chiến sĩ, mọi hoạt động phục vụ đều được chuẩn bị chu đáo, bảo đảm mang đến cho khán giả những trải nghiệm trọn vẹn và ý nghĩa. Sự tận tâm, trách nhiệm và kỷ luật đặc trưng của người lính sẽ được thể hiện rõ trong từng khâu tổ chức, thể hiện quyết tâm phục vụ khán giả một cách tốt nhất, xứng đáng với niềm tin và sự yêu mến mà công chúng dành cho điện ảnh quân đội.

Tuần phim của Điện ảnh Quân đội nhân dân diễn ra tại Hội trường đa năng của đơn vị này, địa chỉ số 17 Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

fb yt zl tw