Thanh niên Mường Khương lập thân, lập nghiệp

LCĐT - Phát huy lợi thế của địa phương cùng với sự quan tâm, đồng hành của tổ chức đoàn, tuổi trẻ huyện Mường Khương đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế phù hợp, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nhiều mô hình hiệu quả

Đến thăm mô hình kinh tế của đoàn viên Tráng Văn Sìn, thôn Ngam Lâm, xã Nấm Lư, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên về quy mô và cách tính toán bài bản của chàng trai trẻ.

Tráng Văn Sìn cho biết: Lợn đen là vật nuôi bản địa, nhưng người dân Nấm Lư chủ yếu nuôi theo hình thức chăn thả tự nhiên. Qua học hỏi và tham khảo mô hình nuôi lợn tại một số địa phương, tôi quyết định đầu tư xây khu chăn nuôi tập trung, gồm 3 dãy chuồng, dãy thứ nhất chuyên chăn nuôi lợn nái sinh sản để cung cấp lợn giống cho những hộ trong và ngoài huyện, 2 dãy chuồng kế tiếp được nuôi lợn thương phẩm. Tổng số đầu lợn thương phẩm thường dao động từ 150 đến 200 con, cao điểm lên đến hơn 300 con.

Với phương pháp nuôi gối nên tháng nào anh Sìn cũng có lợn thịt xuất chuồng. Anh tâm sự: Nuôi lợn theo hình thức này tránh được dịch bệnh. Tôi cũng tự học hỏi thêm những kiến thức, kỹ thuật thực tế để chủ động hơn trong việc phòng và chữa bệnh cho lợn. Từ năm 2015 đến nay, riêng chăn nuôi lợn, mỗi năm tôi xuất chuồng từ 75 đến 80 tấn lợn thịt thương phẩm, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi 100 - 200 triệu đồng.

Mô hình nuôi lợn đen bản địa của thanh niên Tráng Văn Sìn.
Mô hình nuôi lợn đen bản địa của thanh niên Tráng Văn Sìn.

Còn Nguyễn Văn Nam, thôn Phảng Tao, xã Bản Xen lại lựa chọn mô hình kinh tế tổng hợp để thoát nghèo. Sinh ra trong gia đình thuần nông nên Nam xác định sẽ lập thân, lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình. Từ 3 ha đất sẵn có của gia đình, năm 2015, Nam vay vốn đầu tư cải tạo mặt bằng xây dựng trang trại tổng hợp. Với 2 ha ao nuôi cá trắm, mè, trôi… mỗi năm thu được 15 - 20 tấn, thu nhập từ 700 đến 800 triệu đồng. Nam còn tận dụng đất trồng rừng kết hợp nuôi trâu, bò. Nhờ phát triển kinh tế theo hướng đa cây, đa con, lấy ngắn nuôi dài mà Nam có được nguồn vốn quay vòng nhanh. Nam đang hướng đến xây dựng trang trại theo chuỗi khép kín, phấn đấu trở thành mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu trên địa bàn.

Hỗ trợ nguồn vốn vay

Thực hiện phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, Huyện đoàn Mường Khương đã chỉ đạo các cơ sở đoàn vận động đoàn viên, thanh niên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thành lập các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với từng địa phương. Huyện đoàn đã phối hợp với các ban, ngành tổ chức các buổi tư vấn, hướng nghiệp, việc làm cho học sinh khối lớp 12; phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện mở các lớp học nghề ngắn hạn về chăn nuôi, xây dựng, điện dân dụng cho đoàn viên, thanh niên. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho đoàn viên, thanh niên.

Huyện đoàn cũng tích cực hướng dẫn cơ sở thành lập các tổ hợp tác và HTX thanh niên để được vay vốn phát triển kinh tế từ các đề án, chương trình phát triển kinh tế do Đoàn thanh niên quản lý. Đến nay, tổng dư nợ vốn vay thông qua Đoàn thanh niên quản lý gần 67 tỷ đồng với 64 tổ tiết kiệm và vay vốn, cho 1.639 hộ vay vốn. Sự đồng hành của các cấp bộ đoàn cùng thanh niên nông thôn phát triển kinh tế trong thời gian qua đã góp phần khuyến khích thanh niên nông thôn tích cực lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo, làm giàu. Qua đó, đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay, gương thanh niên điển hình trong lao động, sản xuất, kinh doanh, như mô hình sản xuất gạch không nung của đoàn viên Lù Cao Tiến, xã Nấm Lư; mô hình nuôi thỏ kết hợp với trồng trọt của đoàn viên Vàng Dùng Sủ, thôn Sả Hồ, thị trấn Mường Khương; mô hình vườn - ao - chuồng của đoàn viên Phàn Diu Thắng, thôn Pờ Hồ, xã Thanh Bình…

Chị Long Thị Thu Hà, Bí thư Huyện đoàn Mường Khương cho biết: Trong thời gian tới, Huyện đoàn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi để đoàn viên, thanh niên hiểu và tiếp cận vốn vay ưu đãi. Phối hợp với các cơ quan liên quan chuyển giao, ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ mới, công nghệ giống, công nghệ sinh học, công nghệ tưới tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, bảo quản nông, lâm sản. Chú trọng xây dựng những mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi và tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham quan, học tập các mô hình để rút kinh nghiệm từ thực tế.

Hy vọng rằng, với tinh thần xung kích, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của đoàn viên, thanh niên cùng với sự đồng hành của tổ chức đoàn sẽ góp phần hỗ trợ thanh niên nông thôn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

fbytzltw