Trường Mầm non Hoa Sen (xã Bảo Hà):

Loay hoay tìm đơn vị cung ứng thực phẩm cho bếp ăn bán trú

Do chưa tìm được sự đồng thuận trong việc lựa chọn đơn vị cung ứng thực phẩm phù hợp cho bếp ăn bán trú, một số phụ huynh tại Trường Mầm non Hoa Sen, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên đã quyết định cho con tạm thời nghỉ học.

Nhà trường và phụ huynh chưa tìm được “tiếng nói chung”

Năm học 2024 - 2025, Trường Mầm non Hoa Sen có tổng số 371 học sinh theo học tại 3 điểm trường. Để đảm bảo kịp thời công tác tổ chức ăn cho trẻ tại trường, ngay sau khai giảng năm học mới, Ban Giám hiệu Trường Mầm non Hoa Sen đã tiến hành họp ban đại diện phụ huynh, thống nhất lựa chọn Công ty TNHH Dịch vụ thương mại tổng hợp Hồng Quang (địa chỉ tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát) là đơn vị cung ứng thực phẩm cho bếp ăn bán trú của nhà trường.

c36dfefd-3034-45e7-9320-02bf41bc5e56.jpg
Trường Mầm non Hoa Sen công khai tài chính bữa ăn bán trú hằng ngày.

Tuy nhiên, đến ngày 26/9, nhà trường nhận được một số thông tin phản ánh của phụ huynh học sinh về việc đơn vị này cung cấp thực phẩm cho trường không đảm bảo về an toàn thực phẩm (do vận chuyển thực phẩm với quãng đường quá xa), đồng thời, giá cao hơn so với thị trường. Một số phụ huynh yêu cầu nhà trường đổi nhà cung cấp thực phẩm khác trên địa bàn xã để rút ngắn thời gian vận chuyển và phù hợp với giá thị trường.

Sau nhiều cuộc họp giữa ban giám hiệu nhà trường và các bậc cha mẹ học sinh, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết. Đỉnh điểm là ngày 11/11, khi nhà trường thông báo chấm dứt hợp đồng với đơn vị cung ứng thực phẩm nên dừng hoạt động bếp ăn bán trú, đồng thời thông tin phụ huynh phải mang đồ ăn cho con khi đi học hoặc buổi trưa đón con về ăn tại nhà, 130 phụ huynh đã quyết định cho con nghỉ học.

Sáng sớm, chị Lâm Thị Bích Đào phải dậy chuẩn bị bữa trưa để con mang đến trường. Chị Đào cho biết: Với phụ huynh đi làm cả ngày, việc đưa đón hay lo cho con ăn trưa khá khó khăn. Chúng tôi mong nhà trường sớm tìm được đơn vị cung cấp mới để hoạt động, giúp phụ huynh yên tâm khi gửi con.

781eab37-4db2-45d7-ad29-2c2f7e533ba4.jpg
Bữa ăn trưa của các cháu Trường Mầm Non Hoa Sen.

Cô Lục Thị Mỹ Lệ, Hiệu trưởng Trường Mầm Non Hoa Sen thông tin: Nhà trường đã tiến hành họp với phụ huynh để cùng tìm đơn vị cung ứng thực phẩm phù hợp, tuy nhiên không phải “một sớm, một chiều” là được. Trên cơ sở các đơn vị do phụ huynh giới thiệu, nhà trường sẽ tìm hiểu năng lực dựa trên hồ sơ, khoảng cách địa lý, kinh nghiệm trong công tác phục vụ bữa ăn cho học sinh.

Cũng theo chia sẻ của cô Lệ, trường có hơn 300 học sinh ăn bán trú nên dù là đơn vị trước đây hay nhà cung cấp mới thì việc đảm bảo các quy định an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu. Nhà trường cũng tham khảo ý kiến từ đại diện các cơ quan chức năng liên quan.

“Ban Giám hiệu nhà trường cũng như ban đại diện cha mẹ học sinh đã thống nhất chọn một đơn vị trên địa bàn xã và mong muốn đầu tuần tới sẽ tổ chức bữa ăn bán trú trở lại. Tuy nhiên, đơn vị này cần thêm thời gian để chuẩn bị các yêu cầu về hồ sơ pháp lý” - cô Lệ nói.

Không để gián đoạn việc tổ chức dạy học

Ngay sau khi nắm được thông tin, lãnh đạo UBND xã Bảo Hà đã thành lập Tổ kiểm tra liên ngành kiểm tra tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn bán trú của các đơn vị trường học trên địa bàn xã. Qua kiểm tra cho thấy, 4 đơn vị trường học tổ chức ăn bán trú trên địa bàn đều ký hợp đồng thực phẩm với nhà cung ứng thực phẩm là Công ty TNHH Dịch vụ thương mại tổng hợp Hồng Quang (đơn vị này đảm bảo đầy đủ tính pháp lý).

Ngoài ra, 100% nhà trường cam kết trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm, nguồn gốc nguyên liệu được niêm yết công khai tại trường và có quyết định thành lập ban chỉ đạo, tổ giám sát bếp ăn tập thể, trong đó phân công rõ trách nhiệm của nhà trường, cơ sở cung cấp thực phẩm, hội cha mẹ học sinh.

Ông Trịnh Tuyến Duật, Chủ tịch UBND xã Bảo Hà cho biết: Đây là sự việc cần được rút kinh nghiệm sâu sắc để không lặp lại ở các đơn vị khác. Hiện tại, vấn đề vướng mắc tại Trường Mầm non Hoa Sen là tìm đơn vị cung ứng thực phẩm phù hợp. Theo mong muốn của phụ huynh là 1 đơn vị nằm trên địa bàn xã, tuy nhiên qua rà soát, hiện chưa có đơn vị nào trên địa bàn đáp ứng đầy đủ điều kiện pháp lý để cung ứng thực phẩm cho trường học.

"Xã đề nghị nhà trường phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức họp, thống nhất giải pháp nhằm tạo sự đồng thuận, không làm ảnh hưởng tới hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ" - ông Duật cho biết thêm.

9abf4e21-1562-4aae-8e4d-7c57c158dad8.jpg
Tỷ lệ chuyên cần của nhà trường tính đến hết ngày 12/11 là 85,4%.

Qua báo cáo nhanh, tới sáng 12/11, trong điều kiện chưa tìm được nhà cung ứng thực phẩm đảm bảo theo quy định, Trường Mầm non Hoa Sen tạm thời vẫn duy trì bếp ăn bán trú bằng nguồn thực phẩm tại địa phương trên cơ sở có sự đồng thuận của phụ huynh để việc học tập của học sinh không bị gián đoạn. Tỷ lệ chuyên cần của nhà trường tính đến hết ngày 12/11 là 85,4% (54 trẻ vẫn nghỉ học).

3581f7c1-f9cf-404d-afe5-6390fa60d393.jpg
Bữa ăn bán trú đạt chất lượng sẽ giúp học sinh phát triển tốt cả về thể lực và trí lực.

Công tác tổ chức bếp ăn bán trú tại trường học chỉ đảm bảo hiệu quả, chất lượng, an toàn khi nhà trường - phụ huynh – đơn vị cung cấp thực phẩm – các bên liên quan… cùng hợp tác, thống nhất, cộng đồng trách nhiệm. Hy vọng trong khi chờ chọn được đơn vị cung ứng thực phẩm phù hợp, nhà trường và phụ huynh sẽ tìm được “tiếng nói chung” để việc học tập của các con không bị gián đoạn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuyển sinh đại học 2025: Rối bời trước dự thảo quy chế tuyển sinh mới

Tuyển sinh đại học 2025: Rối bời trước dự thảo quy chế tuyển sinh mới

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm mầm non (gọi tắt là dự thảo), các đại học, học viện, trường đại học đứng ngồi không yên với nhiều điều chỉnh. Trong đó, có một số nội dung khiến các đơn vị “rối bời” như quy định xét tuyển học bạ trong năm 2025 không được vượt quá 20% tổng chỉ tiêu; điểm trúng tuyển ở mọi phương thức, tổ hợp sẽ được quy đổi về một thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.

Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 12/2024

Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên; Quy trình xây dựng, thẩm định, phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo là những chính sách có hiệu lực thi hành từ tháng 12/2024.

Hai giáo viên đạt giải thưởng "Cánh én hồng" và được tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024

Lào Cai: Hai giáo viên đạt giải thưởng "Cánh én hồng" và được tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024

Sáng 30/11, tại Cung Văn hóa thiếu nhi thành phố Hà Nội, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức trao giải thưởng “Cánh én hồng” và tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024 với sự tham gia của hơn 123 Phụ trách Đội đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Thi đua xây dựng xã hội học tập

Thi đua xây dựng xã hội học tập

Ngày 27/11, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 441/KH-UBND về triển khai phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2024 - 2030” trên địa bàn tỉnh Lào Cai (gọi tắt là phong trào thi đua).

Giáo dục giới tính cho học sinh

Giáo dục giới tính cho học sinh

Những năm gần đây, giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường phổ thông được các nhà trường quan tâm, triển khai thông qua chương trình học chính khóa và các buổi ngoại khóa. Qua đó nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh, giúp các em tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân.

Nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục

Nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Chỉ thị tăng cường, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, quản lý tài chính, tài sản, thiết bị trường học, các khoản huy động xã hội hóa, quản lý nội trú, bán trú, bảo đảm an ninh, an toàn trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn tỉnh.

Đưa pháp luật đến với học sinh biên giới

Đưa pháp luật đến với học sinh biên giới

Những năm qua, các trường học trên địa bàn biên giới đã có nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần giúp học sinh hình thành ý thức, thói quen “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

fb yt zl tw