Thành lập Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát 

LCĐT – Sáng 8/9, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức Lễ công bố quyết định của UBND tỉnh về việc thành lập Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát và Quyết định chuyển Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát về trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Lào Cai.

Dự Lễ công bố có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh; Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Bát Xát.

Quang cảnh Lễ công bố.
Quang cảnh Lễ công bố.

Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát được thành lập theo Quyết định số 2752/QĐ-UBND, ngày 2/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh, là đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh; thực hiện chức năng bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát.

Trao quyết định thành lập Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát và chuyển Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát về Chi cục Kiểm lâm tỉnh.
Trao quyết định thành lập Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát và chuyển Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát về Chi cục Kiểm lâm tỉnh. 

Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát có con dấu, có tư cách pháp nhân và tài khoản riêng, được ngân sách nhà nước cấp kinh phí để hoạt động theo quy định của pháp luật. Trụ sở đặt tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, thuộc thôn Ngải Chồ, xã Dền Sáng, huyện Bát Xát.

Theo đó, ông Ngô Kiên Trung được bổ nhiệm giữ chức vụ Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm kiêm Trưởng Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát; ông Nguyễn Thanh Hùng giữ chức Phó Hạt trưởng. Các bộ phận giúp việc gồm: Hành chính, tổng hợp; quản lý, bảo vệ rừng; thanh tra, pháp chế; trạm kiểm lâm địa bàn gồm: Trạm Kiểm lâm xã Dền Sáng và Trạm Kiểm lâm xã Sàng Ma Sáo.

Lãnh đạo huyện Bát Xát tặng hoa chúc mừng Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát.
Lãnh đạo huyện  Bát Xát tặng hoa chúc mừng Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát.

Tại Lễ công bố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố Quyết định số 2542/QĐ-UBND, ngày 19/7/2021 của UBND tỉnh về việc chuyển Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát trực thuộc Hạt Kiểm lâm Bát Xát về trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh. Ông Lục Thượng Đại được bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát. Kể từ 8/9 sẽ chuyển giao nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ, biên chế, số người làm việc, tài chính, tài sản, hồ sơ tài liệu… của Ban Quan lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát về trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh.

Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật; được Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Chi cục Kiểm lâm tỉnh và quản lý Nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát; thực hiện các biện pháp phát triển bền vững các loại tài nguyên; tổ chức nghiên cứu và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học; tổ chức khoanh nuôi xúc tiến tái sinh các loại cây bản địa, hệ sinh thái rừng; phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự án phát triển du lịch sinh thái; giáo dục tuyên truyền về bảo vệ môi trường và phát triển lâm nghiệp, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên…

Trước đó, Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát trực thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Bát Xát được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 10/2017, có diện tích 18.637 ha, với 940 loài thực vật bậc cao, trong đó có nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và trên thế giới. Qua gần 4 năm hoạt động, mô hình tổ chức bộ máy của Ban trực thuộc Hạt Kiểm lâm huyện không còn phù hợp với thực tế quản lý.

Việc chuyển Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát về Chi cục Kiểm lâm tỉnh quản lý và thành lập Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên Bát Xát nhằm đảm bảo thực hiện đúng Luật Lâm nghiệp năm 2017, Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Rà soát, xử lý dứt điểm tài sản công dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính

Rà soát, xử lý dứt điểm tài sản công dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính vừa có văn bản yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khẩn trương rà soát, đánh giá và xử lý dứt điểm tài sản công dôi dư sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.

Công nghệ nội địa và bài toán tận dụng phụ phẩm nông nghiệp hiệu quả

Công nghệ nội địa và bài toán tận dụng phụ phẩm nông nghiệp hiệu quả

Với hàng trăm triệu tấn phụ phẩm mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để chuyển hóa 'rác thải' thành những sản phẩm giá trị cao, từ nhiên liệu sinh học, nhựa phân hủy đến mỹ phẩm. Sự chủ động của doanh nghiệp và các giải pháp công nghệ nội địa đang mở ra con đường tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận và giảm tác động môi trường.

NỖ LỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH Ở MỨC CAO NHẤT

NỖ LỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH Ở MỨC CAO NHẤT

SAU KHI HỢP NHẤT, TỈNH LÀO CAI (MỚI), NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH ĐƯỢC ĐẶC BIỆT QUAN TÂM, HĐND TỈNH ĐÃ HỢP NHẤT DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN) THEO HƯỚNG DẪN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, BỘ TÀI CHÍNH, TỈNH LÀO CAI MỚI SAU HỢP NHẤT ĐÃ TẬP TRUNG QUẢN LÝ NGUỒN THU NGÂN SÁCH VÀ QUYẾT TÂM HOÀN THÀNH CHỈ TIÊU NĂM 2025.

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

fb yt zl tw