Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai

Ngày 21/7, Đoàn công tác Bộ Xây dựng do đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai.

0:00 / 0:00
0:00

Cùng đi có các đồng chí: Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thế Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

baolaocai-br_0.jpg
Lãnh đạo Ban Quản lý Dự án đường sắt báo cáo tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại địa phận tỉnh Lào Cai.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có tổng chiều dài tuyến chính 390,9 km, đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai có chiều dài 143,29 km (điểm đầu tại vị trí nối ray với nước bạn Trung Quốc, điểm cuối là phường Âu Lâu, tỉnh Lào Cai).

Trên tuyến bố trí 18 ga (3 ga lập tàu, 15 ga hỗn hợp) và 13 trạm tác nghiệp kỹ thuật; trong đó, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 4 nhà ga và 5 trạm tác nghiệp kỹ thuật. Tổng mức đầu tư dự án là 203.231 tỷ đồng.

baolaocai-br_8.jpg
Bản đồ hướng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Tại buổi kiểm tra thực địa, Bộ trưởng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã trực tiếp khảo sát vị trí Ga Lào Cai mới tại phường Lào Cai.

Tại đây, đoàn công tác đã nghe các đơn vị, địa phương báo cáo về tiến độ thực hiện dự án, công tác giải phóng mặt bằng và phương án bố trí các khu tái định cư...

anh-3.png
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn báo cáo công tác triển khai dự án tại địa phương.

Theo đó, tỉnh Lào Cai đã thành lập Ban Chỉ đạo do Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban. UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch tổ chức giải phóng mặt bằng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; phối hợp với Ban Quản lý Dự án Đường sắt bàn giao hồ sơ tuyến, xác định quy mô tái định cư, kiểm đếm, thống kê hộ bị ảnh hưởng.

Đến thời điểm này, khu vực phía Bắc Lào Cai đã đo đạc xong 66,1 km tuyến, kiểm đếm 1.196 hộ; khu vực phía Nam đo đạc xong 724,72 ha với 3.294 hộ ảnh hưởng.

baolaocai-br_7.jpg
Bộ trưởng Trần Hồng Minh trao đổi với đơn vị tư vấn.

Toàn tỉnh dự kiến xây dựng 45 khu tái định cư, bố trí cho 1.766 hộ; riêng phía Bắc có 19 khu, phía Nam có 26 khu, với tổng chi phí xây lắp 635 tỷ đồng. UBND tỉnh cũng phê duyệt đầu tư các dự án san gạt mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật để di dời 104 cơ sở sản xuất ra khỏi khu, cụm công nghiệp nằm trong vùng dự án, với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.

Tỉnh Lào Cai kiến nghị Ban Quản lý Dự án đường sắt sớm hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ cắm mốc giải phóng mặt bằng, bàn giao cho tỉnh làm cơ sở đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đảm bảo mục tiêu khởi công dự án vào ngày 19/12/2025 và triển khai xây dựng các khu tái định cư trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, UBND tỉnh đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục chỉ đạo Cục Đường sắt Việt Nam phối hợp với Cục Đường sắt Trung Quốc khẩn trương thống nhất phương án nối ray giữa Ga Lào Cai mới và Ga Hà Khẩu Bắc. Việc hoàn thành các nội dung trên là điều kiện tiên quyết giúp dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng được triển khai đúng tiến độ, đồng bộ và hiệu quả.

Kiểm tra thực địa và theo dõi sơ đồ hướng tuyến trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Bộ trưởng Trần Hồng Minh yêu cầu các đơn vị tư vấn, các đơn vị có liên quan và chính quyền địa phương báo cáo cụ thể về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, khả năng giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến dân cư và các yếu tố liên quan khác. Đơn vị và địa phương báo cáo chi tiết các danh mục dự án, trong đó đặc biệt chú trọng các phương án hướng tuyến tối ưu, giảm thiểu giải phóng mặt bằng và tác động đến dân cư, quy hoạch của địa phương.

baolaocai-br_1-900.jpg
Bộ Trưởng Trần Hồng Minh chỉ đạo phương án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tại Ga Lào Cai mới.

Tại buổi kiểm tra, Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh đánh giá cao tinh thần chủ động, phối hợp chặt chẽ của các đơn vị và địa phương trong quá trình chuẩn bị cho dự án. Bộ trưởng Trần Hồng Minh nhấn mạnh, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là công trình giao thông trọng điểm quan trọng của quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất - nhập khẩu hàng hóa, thúc đẩy phát triển logistics và công nghiệp vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Bộ Trưởng Bộ Xây dựng đề nghị các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu tiền khả thi, đảm bảo việc triển khai dự án phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và nông thôn dọc tuyến. Đồng thời, đảm bảo hài hòa các yếu tố kỹ thuật, môi trường, gắn với phát triển bền vững, góp phần nâng cao đời sống người dân.

br-5-8253.jpg
Bộ trưởng Trần Hồng Minh chỉ đạo địa phương tập trung triển khai công tác kiểm đếm, giải phóng mặt bằng, tạo sự đồng thuận cao với người dân trong việc bố trí tái định cư.

Bộ trưởng đề nghị địa phương tiếp tục rà soát các quy hoạch liên quan, chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách để báo cáo trung ương xem xét, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Thực hiện Công điện số 5305/CĐ-BCT ngày 17/7/2025 của Bộ Công Thương về việc chủ động ứng phó với bão số 3 (WIPHA) trong năm 2025, Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đã có văn bản gửi Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc yêu cầu các phòng, đơn vị triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ ứng phó.

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sau hơn một thập niên vận hành, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát huy vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, đoạn qua tỉnh Lào Cai hiện nay nhiều đoạn chỉ có 2 làn xe nên đang quá tải do lưu lượng phương tiện tăng nhanh, đặc biệt vào dịp cao điểm.

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

fb yt zl tw