Triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Ngày 24/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước ký ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị địa phương trong tỉnh triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

0:00 / 0:00
0:00

Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 514 ổ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại 28/34 tỉnh, thành phố với tổng số lợn mắc bệnh, chết và bị tiêu huỷ lên tới trên 30.000 con. Hiện tại, còn 248 ổ dịch tại 20 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập) chưa qua 21 ngày, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục gia tăng, đặc biệt tại các địa phương có tổng đàn lợn lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi, nguồn cung thực phẩm và môi trường.

a5.jpg
Các sở, ngành, đơn vị địa phương trong tỉnh triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.

Tại tỉnh Lào Cai, DTLCP đã xảy ra tại 16 xã, với 520 con lợn bị bệnh, chết và tiêu hủy, tổng khối lượng tiêu hủy trên 21 tấn. Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục bùng phát và lây lan trên địa bàn tỉnh là rất cao. Nhằm triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch DTLCP, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND các xã, phường triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật Thú y và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh. Đôn đốc các địa phương xây dựng, phê duyệt, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống DTLCP. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát tình hình dịch tại các địa phương có ổ dịch hoặc có nguy cơ cao. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch. Hướng dẫn các địa phương thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin định kỳ cho đàn vật nuôi; tổ chức phun tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi, giết mổ, chợ buôn bán gia súc; hướng dẫn chăn nuôi an toàn sinh học, xử lý môi trường và tái đàn lợn an toàn sau dịch. Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ trái phép; đảm bảo yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh và an toàn thực phẩm.

Công an tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và các đơn vị liên quan để ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép lợn và sản phẩm từ lợn.

a3.jpg
Xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép lợn và sản phẩm từ lợn (ảnh minh họa).

UBND các xã, phường theo thẩm quyền, chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống DTLCP, tập trung vào các nội dung sau: chỉ đạo, huy động lực lượng, nguồn lực hợp pháp để kịp thời phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch lan rộng; kiên quyết tiêu hủy lợn mắc bệnh. Chủ động ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển lợn bệnh, thả rông lợn bệnh, vứt xác lợn chết gây lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường trên địa bàn quản lý. Không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn người dân tăng cường vệ sinh phòng bệnh, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, chủ động khoanh vùng và xử lý sớm ổ dịch mới, xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch hoặc chậm báo cáo. Đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức về mức độ nguy hiểm, nguy cơ tái phát và các biện pháp phòng, chống dịch, bao gồm cả hướng dẫn sử dụng vắc xin DTLCP cho đàn lợn thịt. Thực hiện đầy đủ, đúng quy trình các biện pháp phòng, chống dịch; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật nếu chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm để xảy ra DTLCP trên diện rộng, gây thiệt hại lớn trên địa bàn quản lý. Chủ động triển khai chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

fb yt zl tw