Ngân hàng Nhà nước yêu cầu miễn, giảm lãi vay cho người dân sau bão số 3

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu miễn giảm lãi vay, cơ cấu lại nợ và hỗ trợ vay mới cho khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 tại các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Ngày 25/7, Ngân hàng Nhà nước có công văn chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới nhằm hỗ trợ khách hàng khôi phục sau bão Wipha.

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 19/7/2025 đến nay, cơn bão số 3 (WIPHA) đổ bộ với phạm vi và cường độ ảnh hưởng rộng, làm thiệt hại đến người và tài sản, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Để kịp thời hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, khôi phục lại sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn số 6459/NHNN-TD ngày 25/7/2025 yêu cầu các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại các Khu vực 1, Khu vực 3, Khu vực 4, Khu vực 5, Khu vực 6, Khu vực 7, Khu vực 8, Khu vực 12 thực hiện một số nội dung quan trọng.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu miễn, giảm lãi vay cho người dân sau bão số 3.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu miễn, giảm lãi vay cho người dân sau bão số 3.

Trong đó, các ngân hàng được yêu cầu chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch chủ động rà soát, đánh giá tình hình của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định hiện hành.

Các ngân hàng phải hướng dẫn khách hàng đang vay vốn hoàn thiện hồ sơ thực hiện các biện pháp xử lý nợ theo quy định (nếu phát sinh).

Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại các khu vực chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu khẩn trương chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai hỗ trợ khách hàng để góp phần khắc phục thiệt hại. Phối hợp với các Sở, ban, ngành trên địa bàn, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố các giải pháp để hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại, các khu vực bị thiệt hại do cơn bão.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các ngân hàng và Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các khu vực liên quan, khẩn trương triển khai thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực cần báo cáo về Ngân hàng Nhà nước để được xem xét, xử lý.

Các tỉnh, thành phố thuộc Ngân hàng Nhà nước Khu vực 1, Khu vực 3, Khu vực 4, Khu vực 5, Khu vực 6, Khu vực 7, Khu vực 8, Khu vực 12 quản lý gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Nội.

daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

fb yt zl tw