Tháng Bảy trảy hội đền Bảo Hà

LCĐT - Đã thành thông lệ, vào tháng Bảy âm lịch hằng năm, người dân trong vùng và khách thập phương lại háo hức trảy hội đền Bảo Hà (Bảo Yên).

Năm nay, ngay từ ngày đầu tiên của tháng Bảy âm lịch, khách thập phương đã đến tham quan, chiêm bái đền Bảo Hà đông hơn. Không chỉ đi lễ, du khách còn đến để cảm nhận không khí của Lễ hội đền Bảo Hà - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của mảnh đất bên bờ sông Hồng sắp diễn ra. Kể từ khi phục dựng thành công Lễ hội đền Bảo Hà, đến nay đã 16 năm, ông Phạm Văn Chiến, thủ nhang đền luôn mãn nguyện vì những nỗ lực của mình không chỉ góp phần bảo tồn nét văn hóa đặc sắc mà còn mang đến cho người dân và du khách một sản phẩm văn hóa tâm linh độc đáo, không thể thiếu vào dịp tháng Bảy âm lịch.

Lễ rước kiệu tại Lễ hội đền Bảo Hà. Ảnh: Vũ nguyên (Bảo Hà - Bảo Yên).
Lễ rước kiệu tại Lễ hội đền Bảo Hà.       Ảnh: Vũ nguyên (Bảo Hà - Bảo Yên).

Dẫn chúng tôi đi tham quan đền Bảo Hà, ông Chiến không giấu được vui mừng bởi đền đã được quy hoạch lại và đầu tư mở rộng khang trang; sân hành lễ, nhà viết sớ, nhà hóa vàng được xây dựng đầy đủ càng làm cho đền Bảo Hà thêm lộng lẫy, uy linh, đáp ứng nhu cầu tham quan, chiêm bái của khách thập phương. Niềm vui của ông Chiến cũng như người dân trong vùng, khách thập phương được nhân lên gấp bội khi tại Lễ hội đền Bảo Hà năm nay, huyện Bảo Yên sẽ tổ chức khánh thành cung đại bái - điểm nhấn của sự kiện văn hóa tâm linh đất Bảo Hà. Từ năm 2018 trở về trước, cung đại bái của đền làm cột thép, mái lợp tôn, gây mất mỹ quan và phá vỡ kiến trúc tổng thể của đền. Vì vậy, tháng 8/2018, huyện Bảo Yên đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cung đại bái. Tháng 6/2019, UBND tỉnh phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án xây dựng cung đại bái đền Bảo Hà dựa trên kết quả thẩm định về quy hoạch cảnh quan, kiến trúc đền… của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và kết quả thẩm định kết cấu công trình của Sở Xây dựng Lào Cai. Cung đại bái có diện tích 177 m2, được xây dựng theo kiến trúc truyền thống, gồm 4 mái, các đao mái được thiết kế theo dạng rồng phượng, toàn bộ mái lợp ngói mũi hài; kết cấu khung, vì cột bằng gỗ lim; cột được kê trên đá tảng chạm sen. Tổng mức đầu tư dự án xây dựng cung đại bái hơn 6,4 tỷ đồng, nguồn vốn hoàn toàn được huy động từ nhân dân, tổ chức xã hội, nhà hảo tâm trong cả nước.

Cung đại bái mới được xây dựng khang trang.
Cung đại bái mới được xây dựng khang trang.

Cùng với khánh thành cung đại bái (chiều 16/7 âm lịch), các hoạt động tại Lễ hội đền Bảo Hà năm 2019 cơ bản được duy trì như những năm trước. Đây là những hoạt động đã tạo nên thương hiệu cho Lễ hội đền Bảo Hà. Theo đó, từ ngày 15 - 17/8 (ngày 15 - 17/7 âm lịch), Lễ hội đền Bảo Hà diễn ra với chuỗi hoạt động đặc sắc như lễ tế, lễ cầu an, thả đèn hoa đăng (tối 15/7 âm lịch); lễ tế dân gian (từ 23 giờ ngày 16/7 đến 1 giờ ngày 17/7 âm lịch); tổ chức rước kiệu gắn với hoạt động của các nghệ nhân thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, rước các biểu tượng văn hóa, đạo cụ thờ Mẫu từ đền Cô Tân An (Văn Bàn) đến đền Bảo Hà (Bảo Yên); khai mạc lễ hội; lễ dâng hương (đều diễn ra vào sáng 17/7 âm lịch). Cùng với hoạt động mang tính nghi lễ, các hoạt động phụ trợ được tổ chức như biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao, trò chơi dân gian và trưng bày, giới thiệu nông sản đặc hữu của địa phương. Ông Phạm Văn Chiến cho biết: Các hoạt động tại lễ hội đều được tổ chức chu đáo, trang trọng, thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Tuy nhiên, các hoạt động nghi lễ sẽ được tổ chức đầy đủ, trang trọng, nhưng nhanh gọn để dành thời gian, không gian cho người dân và khách thập phương dâng hương, chiêm bái tại đền Bảo Hà.

Lễ hội đền Bảo Hà là một trong những sự kiện văn hóa quan trọng của huyện Bảo Yên và tỉnh Lào Cai, góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần và tâm linh của người dân; đồng thời quảng bá đến du khách về tiềm năng, thế mạnh du lịch nói chung, du lịch tâm linh nói riêng của huyện Bảo Yên, nhằm thu hút du khách đến khám phá mảnh đất hai dòng sông.

Lung linh đèn hoa đăng

Lung linh đèn hoa đăng

"Đền Bảo Hà, nơi thờ Thần Vệ Quốc Hoàng Bảy, còn được nhiều người gọi là đền ông Hoàng Bảy. Tương truyền, vào cuối thời Lê (niên hiệu Cảnh Hưng 1740 - 1786) khắp vùng đất thuộc phủ Quy Hóa, nhất là châu Thủy Vỹ và châu Văn Bàn luôn bị giặc vùng Vân Nam (Trung Quốc) tràn sang cướp phá. Lúc này, tướng giặc thường xuyên cho quân đánh phá châu Thủy Vỹ, chiếm trấn Văn Bàn. Trước tình hình đó, triều đình nhà Lê đã cử danh tướng họ Nguyễn lên trấn thủ vùng biên ải, tiến ngược sông Hồng đánh đuổi quan giặc giải phóng châu Văn Bàn và củng cố, xây dựng vùng đất Bảo Hà thành căn cứ lớn. Tại đây, danh tướng họ Nguyễn đã tập hợp các thổ ty, tù trưởng, chiêu nạp quân sỹ ngày đêm luyện tập. Sau đó, ông đã thống lĩnh đội quân thủy, bộ tiến lên Lào Cai, đánh đuổi quân giặc phải rút về vùng biên giới Vân Nam (Trung Quốc). Sau khi giải phóng vùng Quy Hóa, ông chiêu dụ các thổ hào địa phương tổ chức đón người Dao, Thổ và đặc biệt là người Nùng áo xanh về lập làng, khẩn điền, khai mỏ, xây dựng quê hương.

Với âm mưu chiếm Lào Cai, giặc phương Bắc thường xuyên đem quân tiến đánh các khu vực biên giới, nhưng các cuộc xâm lược nhỏ ấy đều bị quân và dân vùng biên chống trả quyết liệt, đuổi chúng về nước. Tuy nhiên, ý đồ xâm chiếm của chúng vẫn không dừng lại, chúng điều một đạo quân lớn sang xâm lược bờ cõi, danh tướng Hoàng Bảy lại một lần nữa thân chinh xuất quân đánh giặc. Do giặc phát hiện bí mật quân sự của ta, mặt khác, quân giặc đông, trận chiến không cân sức giữa quân ta và quân xâm lược, tướng Hoàng Bảy và các tướng lĩnh đã anh dũng hy sinh, xác tướng Hoàng Bảy trôi theo sông Hồng tới địa phận xã Bảo Hà thì dạt vào bờ. Nhân dân trong vùng ngậm ngùi thương nhớ, đưa xác ông lên chôn cất và xây dựng đền thờ để nhân dân quanh năm dâng hương tưởng nhớ đến công lao đánh giặc giữ nước của ông và các tướng lĩnh. Sau đó, các vua Minh Mệnh, Thiệu Trị (triều Nguyễn) đã phong cho ông danh hiệu “Trấn An hiển liệt” và ban sắc phong là “Thần Vệ Quốc”.

Tưởng nhớ công lao giữ yên vùng biên giới, chiêu mộ nhân dân khai hoang ruộng đất, khai mỏ của ông, cộng đồng các dân tộc Kinh, Tày, Dao… đều kính trọng tôn thờ. Ông đi vào thế giới tâm linh như một huyền thoại (ngày giỗ chính là 17/7 âm lịch), trở thành vị nhân thần của đồng bào Tày Văn Bàn, Bảo Yên trước kia và giờ đây sức mạnh vô hình ấy đã lan tỏa tới cộng đồng các dân tộc trên mọi miền đất nước."

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vành đai di sản của Tây Bắc

Vành đai di sản của Tây Bắc

Sau khi sáp nhập, Lào Cai và Yên Bái sẽ hình thành “vành đai di sản” kéo dài từ đỉnh Fansipan đến lòng hồ Thác Bà để hướng tới vùng du lịch trọng điểm.

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hướng đi phù hợp nhằm khai thác tài nguyên văn hóa bản địa để phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời góp phần bảo tồn, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Khách sạn và Di sản Thế giới: Sự song hành của bảo tồn và du lịch cao cấp

Khách sạn và Di sản Thế giới: Sự song hành của bảo tồn và du lịch cao cấp

Lĩnh vực du lịch cao cấp đang dịch chuyển từ mô hình nghỉ dưỡng đơn thuần sang các hình thức trải nghiệm gắn liền với văn hóa, lịch sử và tự nhiên. Trong đó, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng nằm gần các Di sản Thế giới được UNESCO ghi danh đang ngày càng thu hút nhóm khách hàng trung lưu và thượng lưu.

Thăm địa đạo Phú Thọ Hòa

Thăm địa đạo Phú Thọ Hòa

Khoảng 100m đường địa đạo Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) đã được phục chế, nâng cấp, mở cửa cho khách tham quan miễn phí. Nơi đây được đào năm 1947 làm căn cứ cách mạng phục vụ kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

[Infographic] Lịch tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”

[Infographic] Lịch tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”

Chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, đồng thời góp phần giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch đặc sắc, thúc đẩy thu hút du khách trong nước và quốc tế, thị xã Sa Pa sẽ tổ chức chuỗi sự kiện lễ hội cấp tỉnh, với chủ đề: Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”.

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Kinh tế đêm là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần nâng cao trải nghiệm cho du khách, tăng doanh thu cho ngành du lịch. Thế nhưng hiện tại, các hoạt động kinh tế về đêm tại Sa Pa vẫn còn manh mún, chưa khai thác hết lợi thế sẵn có. Do vậy, chính quyền địa phương đang từng bước xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đêm bền vững, góp phần tăng doanh thu cho ngành du lịch.

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Ngày 15/4, theo Hiệp hội Các công ty lữ hành của Nga, khoảng 900 nghìn người Nga sẽ đi du lịch nước ngoài vào kỳ nghỉ tháng 5, tăng 200 nghìn người so cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến ở nước ngoài được du khách Nga lựa chọn.

Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới

Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới

Triển lãm du lịch và kỳ nghỉ lần thứ 28 của Canada được tổ chức vào cuối tuần qua với sự tham gia tích cực của Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các đoàn ngoại giao quốc tế, các công ty lữ hành, hãng hàng không và các nhà điều hành dịch vụ du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

Ứng dụng AI để phát triển du lịch bền vững

Ứng dụng AI để phát triển du lịch bền vững

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), ngành Du lịch không tránh khỏi việc bị tác động. Do đó, nhiều doanh nghiệp du lịch đã nhanh chóng thích ứng, áp dụng các công nghệ mới, trong đó có AI để phục vụ du khách tốt hơn, nâng cao hiệu quả trong quản lý và phát triển du lịch bền vững.

fb yt zl tw