Thương hiệu du lịch địa phương sẽ ra sao sau khi sáp nhập tỉnh, thành?

Các chuyên gia, doanh nghiệp du lịch cho rằng sáp nhập đơn vị hành chính mở ra những cơ hội mới, giúp du lịch không còn bị bó hẹp trong từng địa bàn riêng lẻ. Trong trường hợp phải thay đổi tên gọi một điểm đến du lịch thì chỉ thay đổi "cái vỏ", còn "cái lõi" không bị mất đi.

Theo dự kiến, ngoài 11 tỉnh, thành không sáp nhập, 52 tỉnh, thành còn lại sẽ được sáp nhập thành 23 tỉnh, thành mới với sự thay đổi về quy mô diện tích, dân số... Các chuyên gia, doanh nghiệp du lịch cho rằng sáp nhập đơn vị hành chính mở ra những cơ hội mới cho các điểm đến, như xây dựng thương hiệu mới hấp dẫn hơn, các tuyến tour nội tỉnh và liên tỉnh có thể phát triển rộng hơn khi không còn bị bó hẹp trong từng địa bàn riêng lẻ.

Khung cảnh hùng vĩ tại Hà Giang.

Khung cảnh hùng vĩ tại Hà Giang.

Đón chờ những thương hiệu du lịch mới

Theo TS. Trịnh Lê Anh (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), cho dù một tỉnh mất đi tên gọi hành chính nhưng thương hiệu du lịch vẫn được duy trì và phát huy thì du khách vẫn sẽ nhớ đến. Bởi lẽ đứng từ góc độ khách du lịch, họ không đến một nơi vì tên gọi, mà đến vì cảm xúc, trải nghiệm mà địa danh, vùng đất ấy mang lại.

"Thương hiệu du lịch không chỉ dừng lại ở tên gọi, logo hay một khẩu hiệu hấp dẫn. Trong thời đại hậu đại dịch, du khách không còn chỉ tìm kiếm “nơi để đến”, mà tìm kiếm “lý do để lựa chọn”… Sức cạnh tranh trong du lịch đến từ sự riêng có của một điểm đến, hơn là vì nơi này "mạnh" hơn nơi khác", TS. Trịnh Lê Anh cho biết.

Đồng quan điểm này, PGS.TS Phạm Trương Hoàng (Đại học Kinh tế Quốc dân) kỳ vọng các tỉnh, thành sau sáp nhập sẽ tận dụng cơ hội để làm mới thương hiệu, ví dụ như tỉnh Tuyên Quang sẽ quảng bá thêm Hà Giang; hoặc Lâm Đồng sẽ là nơi du khách có thể đến để du lịch biển.

Phan Thiết nổi tiếng với những bãi biển tuyệt đẹp.

Phan Thiết nổi tiếng với những bãi biển tuyệt đẹp.

PGS.TS Phạm Trương Hoàng đề xuất: “Từ góc độ kinh tế du lịch, không nên căng thẳng khi địa phương cũ có một cái tên mới mà nên coi đây là thời cơ làm mới thương hiệu, ví dụ 1 tỉnh sẽ có thêm bãi biển, rừng núi hoặc thêm giá trị văn hóa mới... sau sáp nhập. Nếu xét về mặt kinh tế, thì thương hiệu mới nếu đem lại hiệu quả thì vẫn đáng làm, đáng đầu tư. Tạm gác lại tâm tư tình cảm, thì thương hiệu chỉ là tài sản tạm thời, trong khi vẫn còn đó những tài sản cốt lõi là những đặc điểm tự nhiên, văn hóa, con người, trải nghiệm…".

"Ví dụ Hà Giang được khách quốc tế biết đến với cái tên "Ha Giang loop" thì cái gốc là những con đường quanh co, cao nguyên đá, văn hóa bản địa... Dù có thay đổi tên gọi là gì, ví dụ như "Ha Giang loop in Tuyen Quang" chẳng hạn, thì bản chất trải nghiệm của du khách vẫn như vậy. Thậm chí với người làm kinh doanh, "Ha Giang Loop in Tuyen Quang" đôi khi còn là cơ hội bán hàng tốt hơn, vì gợi mở cái tò mò thú vị và mới mẻ hơn với du khách", PGS.TS Phạm Trương Hoàng nhận định.

Giữ hoạt động du lịch liền mạch

Cả PGS.TS Phạm Trương Hoàng và TS. Trịnh Lê Anh đều cho rằng, ngay từ bây giờ, các địa phương nên bắt tay ngay vào đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch trên nhiều nền tảng. Nếu kịp thời tạo ra bộ nhận diện thương hiệu mới và thúc đẩy truyền thông, đôi khi thương hiệu mới lại tạo ra làn sóng mới.

"Quan trọng nhất các địa phương cần bố trí sẵn nguồn lực cả về tài chính, con người, bộ máy… để đảm bảo việc thiết kế, xây dựng hay làm mới thương hiệu được thực hiện liền mạch và kịp thời; tránh sự thiếu sót hoặc sai lệch thông tin khi đến với du khách. Thậm chí có thể cần thay đổi quy hoạch phát triển du lịch tại địa phương mới so với địa phương cũ.

PGS.TS Phạm Trương Hoàng (Đại học Kinh tế Quốc dân).

PGS.TS Phạm Trương Hoàng (Đại học Kinh tế Quốc dân).

Trong thời đại bây giờ, mọi người tiếp cận thông tin mới rất nhanh, nhất là khách du lịch luôn tìm kiếm những cái mới chứ không mãi tiếc nuối cái cũ. Có thể sắp tới, thông tin về các điểm đến, tour tuyến theo đơn vị hành chính mới ở Việt Nam sẽ lan truyền trên Internet, có khi còn nhanh hơn các ấn phẩm, tờ rơi hay bảng biểu trên đường dẫn về khu du lịch ở địa phương đó. Vì vậy sự chuẩn bị nhanh chóng, chủ động sẽ giúp hoạt động du lịch ở một địa phương không bị gián đoạn.

Ngoài ra, khi đi quảng bá du lịch ở nước ngoài thì mọi thứ ở trong nước đã phải sẵn sàng rồi, ví dụ trung tâm hỗ trợ du khách ở Lâm Đồng phải trả lời câu hỏi được hết các câu hỏi của doanh nghiệp, du khách quốc tế khi hỏi về các khách sạn ven biển, hoặc những tour du lịch trên địa bàn mới chẳng hạn", PGS.TS Phạm Trương Hoàng cho biết.

TS. Trịnh Lê Anh đề xuất, để xây dựng thương hiệu du lịch mới, trước hết phải đi từ bản sắc, tức là điều làm cho vùng đất đó không lẫn với bất kỳ nơi nào khác. Đó có thể là hệ sinh thái tự nhiên độc đáo, nền văn hóa dân gian nguyên bản, hay trải nghiệm du lịch cộng đồng đầy nhân văn. Sau đó, cần “gói” câu chuyện ấy trong một ngôn ngữ hiện đại, thông qua sản phẩm du lịch sáng tạo, ứng dụng số, truyền thông số hóa và đội ngũ hướng dẫn viên, doanh nghiệp du lịch có tâm, có tầm.

TS. Trịnh Lê Anh (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).

TS. Trịnh Lê Anh (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Bên cạnh đó, chính người dân địa phương sẽ là những “đại sứ thương hiệu” chân thực và sống động nhất để đưa một điểm đến chạm tới du khách, cho dù tên gọi đã khác trước. Một thương hiệu du lịch chỉ thật sự bền vững khi nó sống trong trái tim của người dân, từ đó lan tỏa ra bên ngoài.

Muốn người dân tham gia, trước hết ngành du lịch cần lắng nghe tiếng nói của họ trong quy hoạch, thiết kế sản phẩm, hoạch định chính sách. Cộng đồng không chỉ là đối tượng được hưởng lợi từ du lịch, họ phải là chủ thể tạo nên trải nghiệm. Các địa phương cần xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng có lợi ích rõ ràng, công bằng và gắn kết.

Theo đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương cần giữ nguyên tên gọi các khu du lịch quốc gia đã được công nhận, đồng thời, cập nhật địa danh gắn với khu du lịch theo đơn vị hành chính mới được sắp xếp. Rà soát, điều chỉnh tên gọi, địa danh, địa chỉ mới của tổ chức/ban quản lý khu du lịch có liên quan trực tiếp đến đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.
Các đơn vị hành chính sau sắp xếp giữ nguyên tên gọi các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh/thành phố đã được công nhận, xếp hạng để không làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích cũng như giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa và Công ước năm 1972 về việc bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO. Đồng thời, cập nhật địa danh gắn với di tích theo đơn vị hành chính mới được sắp xếp.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Kinh tế đêm là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần nâng cao trải nghiệm cho du khách, tăng doanh thu cho ngành du lịch. Thế nhưng hiện tại, các hoạt động kinh tế về đêm tại Sa Pa vẫn còn manh mún, chưa khai thác hết lợi thế sẵn có. Do vậy, chính quyền địa phương đang từng bước xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đêm bền vững, góp phần tăng doanh thu cho ngành du lịch.

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Ngày 15/4, theo Hiệp hội Các công ty lữ hành của Nga, khoảng 900 nghìn người Nga sẽ đi du lịch nước ngoài vào kỳ nghỉ tháng 5, tăng 200 nghìn người so cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến ở nước ngoài được du khách Nga lựa chọn.

Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới

Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới

Triển lãm du lịch và kỳ nghỉ lần thứ 28 của Canada được tổ chức vào cuối tuần qua với sự tham gia tích cực của Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các đoàn ngoại giao quốc tế, các công ty lữ hành, hãng hàng không và các nhà điều hành dịch vụ du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

Ứng dụng AI để phát triển du lịch bền vững

Ứng dụng AI để phát triển du lịch bền vững

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), ngành Du lịch không tránh khỏi việc bị tác động. Do đó, nhiều doanh nghiệp du lịch đã nhanh chóng thích ứng, áp dụng các công nghệ mới, trong đó có AI để phục vụ du khách tốt hơn, nâng cao hiệu quả trong quản lý và phát triển du lịch bền vững.

Du lịch Việt Nam: Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững

Du lịch Việt Nam: Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững

Trước bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với những thách thức chưa từng có như biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, du lịch Việt Nam buộc phải chuyển mình mạnh mẽ. Giờ đây, du lịch xanh không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu tất yếu nếu muốn phát triển bền vững, lâu dài .

Hội thảo và tập huấn về phát triển du lịch nông nghiệp

Hội thảo và tập huấn về phát triển du lịch nông nghiệp

Ngày 11/4, Đại học Thái Nguyên phối hợp với UBND huyện Bắc Hà tổ chức Hội thảo “Tiềm năng du lịch nông nghiệp và kinh nghiệm phát triển du lịch nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam”; tập huấn nghiệp vụ quản lý, vận hành mô hình du lịch nông nghiệp sinh thái cho cán bộ, doanh nghiệp và người dân địa phương.

Ba điểm đến tạo hành trình du lịch xanh

Ba điểm đến tạo hành trình du lịch xanh

Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam-VITM Hà Nội 2025, chiều 10/4, UBND tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch ba tỉnh Nghệ An - Thanh Hóa - Ninh Bình với chủ đề “Hành trình du lịch xanh”.

fb yt zl tw