Sửa Hiến pháp xong trước 30/6 để phù hợp với lộ trình sáp nhập tỉnh

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp tập trung vào 2 nhóm nội dung. Việc này hoàn thành trước 30/6, theo kế hoạch dự kiến.

Theo tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Việc này cũng nhằm tạo cơ sở hiến định cho việc sắp xếp cơ quan của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn, đồng thời mở ra cục diện mới phát triển đất nước với tầm nhìn lâu dài.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa gửi các đại biểu Quốc hội tờ trình về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

120220250850-z6309369885774-509a717946fc915aa5b0ed0e0621fd05.jpg
Các đại biểu dự kỳ họp Quốc hội tại Nhà Quốc hội (Ảnh: Phạm Thắng).

Lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp tập trung vào 2 nhóm nội dung.

Một là các quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội để đáp ứng yêu cầu sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nêu cao vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của MTTQ Việt Nam, vai trò tập hợp các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, bảo đảm hướng mạnh về cơ sở, bám sát địa bàn.

Hai là các quy định tại chương IX của Hiến pháp năm 2013 để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; đồng thời, có quy định chuyển tiếp để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình dự kiến sắp xếp, sáp nhập.

Do định hướng phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này mang tính giới hạn, dự kiến chỉ liên quan đến khoảng 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xác định hình thức văn bản để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này là Nghị quyết của Quốc hội (tương tự như đã thực hiện tại các lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1988, 1989 và 2001).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch, với thành phần gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức ở Trung ương.

Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 sẽ tổ chức nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, tổ chức lấy ý kiến nhân dân và tiếp thu ý kiến để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, trình Quốc hội xem xét và thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9.

Để đảm bảo tiến độ việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp và các luật, nghị quyết có liên quan hoàn thành trước ngày 30/6 và có hiệu lực thi hành từ 1/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị ngay sau khi Quốc hội thống nhất chủ trương sửa Hiến pháp, Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 sẽ tiến hành công bố lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo nghị quyết, đồng thời trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến lần đầu về nội dung này.

Trên cơ sở ý kiến góp ý của nhân dân, các ngành, các cấp và ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội, Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các cơ quan, tổ chức liên quan sẽ tổ chức nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết và trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến lần 2 đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Tiếp đó, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, trình Quốc hội thông qua trước ngày 30/6.

Theo tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Việc này cũng nhằm tạo cơ sở hiến định cho việc sắp xếp cơ quan của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn, đồng thời mở ra cục diện mới phát triển đất nước với tầm nhìn lâu dài.

Theo dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào

Chủ tịch nước Lương Cường đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào

Vào lúc 15h ngày 24/4/2025, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay, thủ đô Viêng Chăn, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới CHDCND Lào từ 24 - 25/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith.

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Báo Lào Cai, Trường Chính trị tỉnh

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Báo Lào Cai, Trường Chính trị tỉnh

Sáng 24/4, Thường trực Tỉnh ủy có buổi làm việc với các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Báo Lào Cai, Trường Chính trị tỉnh về phương án hợp nhất các cơ quan, kế hoạch di chuyển về tỉnh mới sau khi thực hiện hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái.

Lãnh đạo, cán bộ chủ chốt qua các thời kỳ đóng góp ý kiến dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2025 - 2030

Lãnh đạo, cán bộ chủ chốt qua các thời kỳ đóng góp ý kiến dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chiều 23/4, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của tỉnh qua các thời kỳ đóng góp dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Thành phố Hồ Chí Minh bố trí 21 màn hình LED để người dân xem diễu binh

Thành phố Hồ Chí Minh bố trí 21 màn hình LED để người dân xem diễu binh

Ngày 23/4, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thành phố sẽ bố trí 21 màn hình LED kích thước lớn tại nhiều tuyến đường trung tâm và một số quận, huyện, thành phố Thủ Đức để người dân theo dõi lễ diễu binh, diễu hành nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Gần 30.000 cán bộ, đảng viên tham gia học tập chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”

Gần 30.000 cán bộ, đảng viên tham gia học tập chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”

Sáng 23/4, Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt chuyên đề năm 2025 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.

fb yt zl tw