Mạch sống du lịch trên Cao nguyên đá

Trên đỉnh trời phía cực Bắc của Tổ quốc, nơi “đá cũng nở hoa”, Hà Giang hôm nay không còn là cái tên xa lạ trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Du khách dừng chân và trải nghiệm không gian thơ mộng trong chặng đường du lịch Hà Giang đến Cao nguyên đá Đồng Văn.
Du khách dừng chân và trải nghiệm không gian thơ mộng trong chặng đường du lịch Hà Giang đến Cao nguyên đá Đồng Văn.

Từ một vùng đất heo hút, ít người đặt chân tới, Hà Giang đã từng bước trở thành điểm đến "hút hồn" bao du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo. Đặc biệt, những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông đang dần được gìn giữ và phát huy mạnh mẽ, tạo nên linh hồn cho vùng đất Cao nguyên đá Đồng Văn.

Khi văn hóa trở thành điểm nhấn du lịch

Với diện tích trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc, Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn không chỉ nổi bật bởi những dãy núi đá tai mèo kỳ vĩ mà còn là nơi sinh sống của 19 dân tộc anh em, trong đó người Mông chiếm trên 80% dân số. Chính bản sắc văn hóa đậm đà và phong phú của người Mông đã góp phần tạo nên một “bức tranh di sản sống” đầy sắc màu, trở thành nguồn tài nguyên du lịch vô giá.

Những năm gần đây, Hà Giang đã xác định rõ: Du lịch không thể chỉ khai thác thiên nhiên mà cần dựa vào nền tảng văn hóa bản địa, lấy văn hóa làm gốc để phát triển bền vững. Từ đó, nhiều chương trình, đề án đã được triển khai nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Mông gắn liền với phát triển du lịch cộng đồng. Tiêu biểu, Đề án 09-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành từ năm 2017, định hướng đến năm 2030, đã trở thành kim chỉ nam cho hàng loạt hoạt động gìn giữ, phục hồi văn hóa Mông một cách bài bản và có chiều sâu.

Trên hành trình khám phá Cao nguyên đá, du khách không thể bỏ qua những “ngôi làng văn hóa” của người Mông đã và đang trở thành những điểm dừng chân lý tưởng. Làng Lũng Cẩm Trên (xã Sủng Là, huyện Đồng Văn) với những mái nhà trình tường nhuốm màu thời gian, những bức tường đá xếp vuông vức bao quanh và những vườn hoa tam giác mạch mộng mơ đã trở thành phông nền tuyệt đẹp cho những ký ức khó quên. Xa hơn một chút, Làng văn hóa Pả Vi (huyện Mèo Vạc) lại níu chân du khách bằng những điệu múa khèn rộn ràng, những phiên chợ đầy ắp sản vật và cả tiếng cười giòn tan của các em bé vùng cao trong bộ váy áo sặc sỡ.

Ông Sùng Mí Chơ, một nghệ nhân dân gian ở huyện Mèo Vạc chia sẻ: “Ngày trước chỉ mong đủ ăn, ai nghĩ đến bảo tồn văn hóa. Giờ khách đến đông, mình biểu diễn khèn, kể chuyện cũ, vừa vui vừa có thêm thu nhập. Con cháu cũng bắt đầu học lại tiếng Mông, học làm khèn... mình thấy như sống lại cái hồn của tổ tiên”.

Các huyện vùng Cao nguyên đá đã quy hoạch và xây dựng 4 làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, mỗi làng đều mang đậm dấu ấn riêng, gắn với đời sống sinh hoạt, lễ hội và nghề truyền thống. Sự đầu tư đồng bộ không chỉ giúp những làng quê nơi biên cương bừng sức sống mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống người dân.

Văn hóa người Mông không chỉ hiện hữu trong những nếp nhà hay tiếng khèn gọi bạn tình, mà còn ẩn mình trong những nghề thủ công đã từng mai một. Những năm gần đây, nghề dệt lanh, may trang phục truyền thống, làm khèn, nấu rượu ngô… đã được khôi phục. Bà Vàng Thị Mai, Chủ tịch Hợp tác xã dệt lanh Lùng Tám, huyện Quản Bạ chia sẻ: “Sợi lanh là linh hồn của người Mông. Mỗi tấm vải là bao nhiêu công đoạn, từ trồng, kéo sợi, dệt, nhuộm… Nay được khách ưa chuộng, xuất đi nước ngoài, tôi càng thêm tin rằng văn hóa truyền thống nếu biết gìn giữ đúng cách thì không bao giờ cũ”.

Hiện nay, trong số 43 làng nghề truyền thống của tỉnh có tới 10 làng nghề do đồng bào Mông ở Cao nguyên đá vận hành. Nhiều sản phẩm như khèn Mông, rượu ngô Thanh Vân, vải lanh Lùng Tám… đã trở thành quà tặng đặc trưng của Hà Giang, đưa văn hóa Mông lan tỏa vượt ra khỏi biên giới.

Từ di sản đến động lực phát triển

Phố Cáo là một xã vùng cao thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, từ lâu nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, những ngôi nhà trình tường in đậm dấu ấn kiến trúc của đồng bào dân tộc Mông và những phong tục, tập quán đậm đà bản sắc.
Phố Cáo là một xã vùng cao thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, từ lâu nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, những ngôi nhà trình tường in đậm dấu ấn kiến trúc của đồng bào dân tộc Mông và những phong tục, tập quán đậm đà bản sắc.

Dù đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, song công tác bảo tồn và phát huy văn hóa người Mông vẫn đối mặt với không ít thách thức: Nhiều di sản chưa được khai thác hiệu quả; sản phẩm du lịch chưa thực sự đa dạng; thế hệ nghệ nhân nắm giữ tinh hoa đang dần mai một. Chính vì vậy, việc phát huy vai trò của cộng đồng, đặc biệt là người có uy tín và các hội nghệ nhân dân gian là yếu tố then chốt. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, đào tạo kỹ năng, đầu tư cho hạ tầng du lịch… cần được tiếp tục đẩy mạnh.

Ông Hạng Mí De, một người con của dân tộc Mông, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang bày tỏ: “Muốn du lịch bền vững, nhất định phải có sự tham gia chủ động của người dân. Không ai hiểu và giữ văn hóa tốt hơn chính họ. Làm sao để bà con hiểu được giá trị của những điều tưởng như bình thường quanh mình, để từ đó tự hào, gìn giữ và cùng nhau phát triển”.

Cao nguyên đá Đồng Văn với cảnh quan kỳ vĩ và đời sống văn hóa đặc sắc đang từng bước trở thành khu du lịch quốc gia, vươn tầm quốc tế. Trong hành trình đó, bản sắc văn hóa người Mông chính là “linh hồn” không thể thiếu. Bảo tồn không phải là “đóng băng” quá khứ, mà là làm sống dậy những giá trị truyền thống trong dòng chảy hiện đại, để văn hóa không chỉ là di sản mà còn là động lực phát triển kinh tế, làm giàu bản sắc dân tộc.

Với quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang, sự đồng lòng, chung sức của người dân và sự quan tâm ngày càng lớn từ cộng đồng du lịch, hy vọng rằng, cùng những tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, sự đa dạng phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Mông, những nét đặc trưng riêng có, Cao nguyên đá Đồng Văn luôn là “địa chỉ đỏ” cho du khách trong và ngoài nước.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết sẽ tạm dừng đón khách tham quan tại cụm di tích Nà Nưa, thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào kể từ ngày 7/7 để thực hiện dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào đến khi có thông báo mới.

Chuyến đi nhân ái – Du lịch vì cộng đồng

Chuyến đi nhân ái – Du lịch vì cộng đồng

Trong nhịp sống hối hả, những chuyến du lịch không chỉ dừng lại ở việc khám phá cảnh đẹp hay tận hưởng tiện nghi mà còn mang theo giá trị nhân văn sâu sắc. Một trong những hình thức đặc biệt ấy là du lịch tình nguyện - nơi từng bước chân lữ khách in dấu yêu thương, mỗi trải nghiệm gắn liền với sự sẻ chia và lan tỏa những điều tốt đẹp cho cộng đồng.

Hỗ trợ trồng hơn 35 nghìn cây hoa phát triển du lịch sinh thái

Hỗ trợ trồng hơn 35 nghìn cây hoa phát triển du lịch sinh thái

Vừa qua, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai đã phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai chương trình hỗ trợ cây giống hoa và tổ chức trồng hoa tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô và xã Lùng Phình (trước đây là xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà).

Du khách Việt Nam đến Nhật Bản cao kỷ lục

Du khách Việt Nam đến Nhật Bản cao kỷ lục

Số lượng du khách Việt Nam đến Nhật Bản trong năm 2024 đạt 621.173 lượt. Đây là năm thứ hai liên tiếp lượng khách từ Việt Nam tới Nhật Bản đạt kỷ lục trong lịch sử, đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong du lịch hai nước.

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

fb yt zl tw