Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hướng đi phù hợp nhằm khai thác tài nguyên văn hóa bản địa để phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời góp phần bảo tồn, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp.

5.jpg
Du khách hòa mình vào các hoạt động văn hóa của đồng bào dân tộc vùng hồ Ba Bể.

Dựa trên tài nguyên văn hóa, nhiều địa phương trên cả nước như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Kon Tum, Đắk Lắk… đã xây dựng các đề án, dự án phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thực hiện lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Dự án 6), Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Thực tiễn cho thấy, sự kết hợp này đã mang lại lợi ích kép, đó là góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn, giải quyết việc làm, tạo sinh kế cho người dân… và quan trọng hơn là góp phần giữ gìn, phục hồi nhiều di sản văn hóa có nguy cơ mai một.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch cộng đồng tại một số nơi cũng đang bộc lộ những bất cập cần sớm giải quyết. Chẳng hạn, với tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Bộ Xây dựng hướng dẫn quy định nhà ở nông thôn phải bảo đảm “ba cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng). Tiêu chí này được cho là chưa thật sự phù hợp với thực tiễn tại nhiều địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cũng như chủ trương bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, trong đó bao gồm kiến trúc nhà ở truyền thống.

Được khai thác dựa trên những đặc trưng riêng của văn hóa bản địa, du lịch cộng đồng đã giúp nhiều địa phương định vị được thương hiệu điểm đến hấp dẫn. Điểm nhấn là sử dụng nếp nhà truyền thống kết hợp điểm du lịch homestay. Với điều kiện tự nhiên và địa lý khác biệt, mỗi vùng, miền sở hữu kiến trúc nhà ở đặc trưng. Tiêu biểu như những nếp nhà sàn truyền thống lợp mái ngói âm dương là đặc trưng kiến trúc nhà ở của người Lô Lô ở Cao Bằng; nhà trình tường là đặc trưng kiến trúc nhà ở của người H’Mông ở Hà Giang; nhà sàn lợp mái tranh hoặc ngói, sàn lát bằng tre nứa, vách trát đất trộn với rơm là đặc trưng kiến trúc nhà của người Ba Na, hay nhà dài là đặc trưng kiến trúc của người Ê Đê vùng Tây Nguyên cũng được làm từ nguyên liệu tự nhiên.

Bản sắc riêng trong kiến trúc nhà ở truyền thống là điểm nhấn thu hút du khách, nhưng nếu xét theo tiêu chí nhà ở dân cư, những ngôi nhà không bảo đảm “ba cứng” này có thể được xếp vào hiện trạng nhà ở đơn sơ hoặc nhà ở thiếu kiên cố… Việc không đạt chuẩn an toàn về vật liệu sẽ là rào cản trong nỗ lực phát triển du lịch cộng đồng ở nhiều địa phương. Với thực trạng phổ biến hiện nay, khi chính quyền vừa tuyên truyền người dân xây dựng nông thôn mới, vừa vận động bà con bảo tồn giá trị văn hóa gốc trước xu thế đô thị hóa, bên trong những ngôi “làng hiện đại” là những căn nhà cũ mới đan xen, kiến trúc nhà truyền thống lợp mái tôn hoặc láng nền xi-măng hay bê-tông hóa. Những vấn đề này đang tác động đến phát triển du lịch bền vững. Qua quá trình tồn tại và biến đổi, không gian nhà ở truyền thống khẳng định sự tham gia tích cực vào phát triển du lịch, góp phần gia tăng trải nghiệm cho du khách. Vì vậy, nhiều vùng dân tộc thiểu số đẩy mạnh phục dựng nhà truyền thống để phục vụ phát triển du lịch cộng đồng. Bên cạnh sự vận động của chính quyền, không ít hộ dân chủ động sửa chữa, tu bổ nhà ở để đón khách. Một số nơi còn khoanh vùng trồng tranh, tre, nứa, lá… để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho việc phục dựng đúng nguyên bản nhà cổ.

Để hài hòa yếu tố hiện đại và giá trị truyền thống, giải quyết được mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, phát huy hiệu quả của chủ trương xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch cộng đồng, một số địa phương đề xuất ý tưởng quy hoạch không gian phát triển du lịch cộng đồng, thí điểm xây dựng mô hình làng truyền thống dân tộc, trong đó bao hàm tất cả đặc trưng về văn hóa bản địa được bảo tồn nguyên vẹn để phục vụ du lịch. Điều này cũng phù hợp với Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam đến năm 2030 được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành mới đây; trong đó, quan điểm phát triển du lịch cộng đồng bền vững và định hướng phát triển du lịch cộng đồng theo hướng chuyên nghiệp hóa, tiến tới hình thành Làng nghề du lịch cộng đồng…

Nhiều ý kiến đề xuất, Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2026-2030 cần điều chỉnh, sửa đổi nội dung tiêu chí nhà nông thôn phù hợp với thực tế đặc thù vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng xây dựng nông thôn mới hiện đại song song bảo tồn các giá trị truyền thống. Nếu xác định đúng hướng phát triển và làm tốt công tác quy hoạch, Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới sẽ tạo đà để du lịch cộng đồng phát triển mạnh mẽ, bền vững.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Kinh tế đêm là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần nâng cao trải nghiệm cho du khách, tăng doanh thu cho ngành du lịch. Thế nhưng hiện tại, các hoạt động kinh tế về đêm tại Sa Pa vẫn còn manh mún, chưa khai thác hết lợi thế sẵn có. Do vậy, chính quyền địa phương đang từng bước xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đêm bền vững, góp phần tăng doanh thu cho ngành du lịch.

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Ngày 15/4, theo Hiệp hội Các công ty lữ hành của Nga, khoảng 900 nghìn người Nga sẽ đi du lịch nước ngoài vào kỳ nghỉ tháng 5, tăng 200 nghìn người so cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến ở nước ngoài được du khách Nga lựa chọn.

Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới

Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới

Triển lãm du lịch và kỳ nghỉ lần thứ 28 của Canada được tổ chức vào cuối tuần qua với sự tham gia tích cực của Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các đoàn ngoại giao quốc tế, các công ty lữ hành, hãng hàng không và các nhà điều hành dịch vụ du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

Ứng dụng AI để phát triển du lịch bền vững

Ứng dụng AI để phát triển du lịch bền vững

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), ngành Du lịch không tránh khỏi việc bị tác động. Do đó, nhiều doanh nghiệp du lịch đã nhanh chóng thích ứng, áp dụng các công nghệ mới, trong đó có AI để phục vụ du khách tốt hơn, nâng cao hiệu quả trong quản lý và phát triển du lịch bền vững.

Du lịch Việt Nam: Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững

Du lịch Việt Nam: Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững

Trước bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với những thách thức chưa từng có như biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, du lịch Việt Nam buộc phải chuyển mình mạnh mẽ. Giờ đây, du lịch xanh không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu tất yếu nếu muốn phát triển bền vững, lâu dài .

Hội thảo và tập huấn về phát triển du lịch nông nghiệp

Hội thảo và tập huấn về phát triển du lịch nông nghiệp

Ngày 11/4, Đại học Thái Nguyên phối hợp với UBND huyện Bắc Hà tổ chức Hội thảo “Tiềm năng du lịch nông nghiệp và kinh nghiệm phát triển du lịch nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam”; tập huấn nghiệp vụ quản lý, vận hành mô hình du lịch nông nghiệp sinh thái cho cán bộ, doanh nghiệp và người dân địa phương.

Ba điểm đến tạo hành trình du lịch xanh

Ba điểm đến tạo hành trình du lịch xanh

Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam-VITM Hà Nội 2025, chiều 10/4, UBND tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch ba tỉnh Nghệ An - Thanh Hóa - Ninh Bình với chủ đề “Hành trình du lịch xanh”.

Cơ hội quảng bá du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản

Cơ hội quảng bá du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản

Hội chợ Du lịch quốc tế tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” diễn ra từ ngày 10 đến 13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE Hà Nội (Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, số 91 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm), nhằm quảng bá các sản phẩm du lịch hấp dẫn, góp phần kích cầu du lịch Việt Nam.

fb yt zl tw