Tăng cường sản xuất giống lúa thương hiệu quốc gia

Phục vụ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, những năm qua, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Lào Cai đã nghiên cứu, sản xuất các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu giống lúa của người dân.

Thông thường, 1 giống lúa mới khi đưa ra sản xuất phải ổn định về năng suất, chất lượng, kháng chịu sâu bệnh tốt trong khoảng thời gian 5 - 7 năm (có khi dài hơn). Nếu các hộ tự để giống và không có các biện pháp chọn giống sẽ dẫn đến giống ngày càng bị thoái hóa, giảm sức chống chịu và giảm năng suất, chất lượng... Do đó, việc nghiên cứu, chọn tạo giống phải được thực hiện thường xuyên.

Sau 4 tổ hợp giống lúa lai 2 và 3 dòng được công nhận là lúa giống quốc gia là LC25, LC212, LC270 và VL20, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Lào Cai tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu với mục tiêu tạo thêm các bộ giống lúa lai, lúa thuần thế hệ mới. Trong số đó, tổ hợp giống lúa lai 2 dòng LC18 đang bước vào những khâu khảo nghiệm cuối cùng để hoàn tất hồ sơ công nhận thương hiệu lúa giống quốc gia.

258.jpg

Đề tài nghiên cứu giống lúa lai LC18 được UBND tỉnh cấp kinh phí thực hiện giai đoạn 2021 - 2024 nhưng trên thực tế, với sự hợp tác, hỗ trợ của chuyên gia đầu ngành về nghiên cứu lúa lai, tổ hợp giống lúa lai này đã được Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh bắt tay vào nghiên cứu, chọn tạo từ gần 10 năm nay.

Theo ông Trần Trung Điệp, Phó Trưởng Trại Nghiên cứu và Sản xuất nông nghiệp Bát Xát (Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh), trung tâm đã hợp tác, nghiên cứu, tạo ra dòng mẹ T18S, sau đó cho lai cặp với các dòng bố mà trung tâm đang lưu giữ để tạo ra các hạt lai rồi tổ chức các bước như khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm so sánh, khảo nghiệm về phân bón, mật độ, thời vụ… Trải qua rất nhiều công đoạn và đánh giá đã cho ra đời giống lúa LC18. Đây là bước đột phá của trung tâm và đến thời điểm này, T18S là dòng mẹ được bảo hộ quốc gia.

260.jpg

Qua nhiều vụ sản xuất khảo nghiệm, tổ hợp giống lúa lai 2 dòng LC18 đã bộc lộ nhiều ưu điểm nổi trội, như khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tốt, năng suất lúa bình quân đạt cao, khoảng 8 - 9 tấn/ha; hàm lượng amylose trong hạt gạo rất thấp (đặc tính quyết định độ dẻo, tính mềm hoặc cứng cơm), chất lượng gạo dẻo, ngon, nổi trội so với các bộ giống lúa lai đã sản xuất trước đó.

Ông Trần Trung Điệp cho biết: Đối với một bộ giống lúa lai, bao giờ cũng ưu tiên về năng suất, sau đó đến chất lượng và sức kháng chịu sâu bệnh. Giống LC18 đã đáp ứng những tiêu chí cơ bản đó. Giống LC18 đã được trung tâm đưa vào sản xuất khảo nghiệm trong tỉnh tại các vùng địa lý có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau như thị xã Sa Pa, các huyện Bát Xát, Bảo Yên, Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Thắng, Văn Bàn) và khảo nghiệm ngoài tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái, Tuyên Quang, Nam Định... Qua đánh giá tại các điểm khảo nghiệm, nông dân rất ưa chuộng, đánh giá cao giống LC18. Tuy nhiên, hiện giống chưa được công nhận chính thức nên chưa lưu hành bộ giống này.

259.jpg

Ngoài giống lúa lai 2 dòng LC18, trung tâm cũng nghiên cứu, khảo nghiệm bộ giống lúa thuần LC26 (còn gọi là giống lúa thảo dược chất lượng cao). Giống LC26 đã trải qua 3 năm nghiên cứu, chọn tạo và khảo nghiệm tại nhiều vùng sinh thái khác nhau trong tỉnh và các tỉnh bạn như Yên Bái, Hòa Bình, Bắc Giang và cũng bộc lộ những ưu điểm vượt trội.

Giống lúa LC26 có nhiều ưu điểm như thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được ở nhiều tiểu vùng khí hậu và đặc biệt là chất lượng gạo rất ngon. Trung tâm đã gửi mẫu phân tích chất lượng gạo, đánh giá giống LC26 và nhận kết quả: Đây là sản phẩm có hàm lượng Omega3, Omega 6 và các loại vitamin, khoáng chất cao, được kỳ vọng là giống lúa có chất lượng dinh dưỡng cao, đạt tiêu chuẩn của Việt Nam.

Bà Hà Thúy Hằng, Phó Trưởng Phòng Kỹ thuật, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh

Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh hiện là 1 trong 20 đơn vị sản xuất giống lớn của quốc gia. Trung tâm cũng là đơn vị duy nhất của cả nước lựa chọn thành công dòng lúa mẹ bất dục T18S (được Cục Trồng trọt cấp bằng bảo hộ năm 2019). Đây là yếu tố quan trọng để trung tâm tiếp tục triển khai nghiên cứu, sản xuất thành công thêm các tổ hợp lúa lai mới.

261.jpg

Thời gian tới, trung tâm tiếp tục khảo nghiệm, nghiên cứu tổ hợp giống lúa lai, lúa thuần, hướng tới sản xuất các giống lúa chất lượng phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân. Riêng giống lúa lai 2 dòng LC18, trung tâm đang hoàn tất hồ sơ công nhận thương hiệu lúa giống quốc gia vào năm 2024 và có thể đưa ra sản xuất đại trà, đáp ứng yêu cầu về giống và góp phần làm phong phú các bộ lúa giống của quốc gia…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo an toàn vùng nuôi cá nước lạnh mùa mưa lũ

Đảm bảo an toàn vùng nuôi cá nước lạnh mùa mưa lũ

Trước diễn biến bất thường của thời tiết trong những ngày gần đây, khu vực vùng cao các xã Mường Bo, Bản Hồ, Tả Van, Ngũ Chỉ Sơn… tiếp tục có mưa to, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Đây cũng là những khu vực trọng điểm nuôi cá nước lạnh của tỉnh, nơi người dân làm trại cá ven suối, tiềm ẩn nguy hiểm.

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Để giảm rác thải phụ phẩm nông nghiệp, Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực thế mạnh sản xuất như lúa gạo, cà phê, chăn nuôi lên 70% vào năm 2030. Theo đánh giá, việc đẩy mạnh gia tăng tái chế phụ phẩm nông nghiệp không chỉ tăng giá trị sản phẩm còn góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới nền nông nghiệp sạch, xanh.

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Theo báo cáo của Viện Tế bào học và Di truyền học, Chi nhánh Siberia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, thuốc trừ sâu sinh học Novokhizol thế hệ mới, do các nhà khoa học Siberia phát triển dựa trên chitosan, đã chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm và được coi là giải pháp đầy hứa hẹn để bảo vệ cây trồng.

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Từng bế tắc với hàng chục loại cây trồng, ông Hà Văn Dũng, người Mường ở làng Trô, xã Giao An, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được lối thoát từ cây cau. Cây “nhiều người chê nhàn quá không có ăn” lại là chìa khóa giúp gia đình ông có cuộc sống ổn định, không phải lo đầu ra, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

fb yt zl tw