Việt Nam trình bộ giống lúa "mơ ước" ra Đại hội Lúa gạo thế giới

Các nhà khoa học của Việt Nam đã trình ra Đại hội Lúa gạo thế giới một bộ giống lúa của Việt Nam có những đặc tính mà nhiều nước trồng lúa trong khu vực… mơ ước.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), ở vùng ĐBSCL hiện có xấp xỉ 100 giống lúa khác nhau, với khoảng 10 giống chủ lực chiếm diện tích lớn. “Nhờ có nhiều giống lúa khác nhau, Việt Nam có ít rủi ro trong sản xuất lúa, thích ứng được nhiều vùng sinh thái”, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng đánh giá.

Ông Lê Thanh Tùng cho rằng, bộ giống lúa mà Việt Nam vừa trình ra Đại hội Lúa gạo thế giới là niềm "mơ ước" của nhiều quốc gia.

Ông Lê Thanh Tùng cho rằng, bộ giống lúa mà Việt Nam vừa trình ra Đại hội Lúa gạo thế giới là niềm "mơ ước" của nhiều quốc gia.

Nghiên cứu giống lúa cải tiến là một trong nhiệm vụ hàng đầu của các nhà khoa học Việt Nam. Không chỉ đảm bảo an ninh thực phẩm, dinh dưỡng, các nghiên cứu còn phát triển hệ thống dự đoán rủi ro, tư vấn chính sách, tạo cơ hội cho ngành lúa gạo thích ứng thiên tai, lũ lụt, xâm mặn.

Trong hơn 7 triệu ha gieo trồng ở Việt Nam mỗi năm, vùng ĐBSCL chiếm hơn 3,8 triệu ha, tương đương 53,5% tổng diện tích. Nhưng đây cũng là khu vực đối diện tình trạng xâm nhập mặn và khan hiếm nước tưới, với nhiều đợt hạn hán kỷ lục liên tiếp trong thập niên qua. Hậu quả là 70% diện tích đất trồng lúa bị ảnh hưởng mặn và sản lượng lúa giảm tới 30%, khiến hàng ngàn nông dân mất thu nhập.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học lúa gạo vùng ĐBSCL đang hợp tác với CGIAR (Nhóm tư vấn về Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế) trong khuôn khổ dự án “Phục hồi các vùng châu thổ lớn của châu Á” (Asian Mega-Delta - Sáng kiến AMD). Dự án nhằm tìm kiếm giải pháp tại các vùng có nguy cơ suy thoái thổ nhưỡng, chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu tại Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ, Myanmar và Việt Nam.

TS Trần Ngọc Thạch giới thiệu bộ giống lúa của Việt Nam.

TS Trần Ngọc Thạch giới thiệu bộ giống lúa của Việt Nam.

Tại Đại hội Lúa gạo quốc tế - IRC 2023 (đang bước vào ngày làm việc thứ 2 và kéo dài đến 19-10), TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL đã trình bày dự án tuyển chọn và phổ biến các giống lúa chịu mặn cải tiến.

Viện Lúa ĐBSCL đã tiếp nhận khoảng 40 dòng lúa chống chịu mặn từ các trung tâm nghiên cứu lúa gạo quốc tế. Qua thử nghiệm ở Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, cho thấy 2 giống lúa tốt nhất là IRRI147 và IRR117839-22-15-B-CMU10-1-B, sẽ tiếp tục được thử nghiệm trên diện rộng trước khi đưa vào sản xuất tại Sóc Trăng - địa phương chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn nhiều nhất của Việt Nam.

Giống lúa IRRI147. Ảnh minh họa

Giống lúa IRRI147. Ảnh minh họa

Trong khuôn khổ Sáng kiến AMD, tháng 10 này, Viện Lúa ĐBSCL phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) triển khai đề tài “Đảm bảo hệ thống thực phẩm của các châu thổ châu Á thông qua xác định các giống lúa chịu mặn ở Việt Nam”.

Theo đó, sẽ xuống giống tại các “điểm nóng” về độ mặn ở 3 tỉnh vùng ĐBSCL, áp dụng mô hình lúa - tôm ở Sóc Trăng, lúa - cây trồng cạn ở Tiền Giang, lúa - lúa ở Kiên Giang.

Báo Sài Gòn giải phóng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao và tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 - 2025.

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% số hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp huyện), 111 dự án cộng đồng cấp huyện.

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Chiều 26/4, tại thành phố Lào Cai, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai và Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng.

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

fb yt zl tw