Nữ sinh giành học bổng trường top 18 thế giới với điểm gần tuyệt đối

Với điểm học bạ lớp 12 đạt 9,9 cùng nhiều nỗ lực, Phương Linh giành học bổng 100% học phí của Đại học Sydney.

Với điểm học bạ lớp 12 đạt 9,9 cùng nhiều nỗ lực, Phương Linh giành học bổng 100% học phí của Đại học Sydney.

Nguyễn Phương Linh, cựu học sinh trường Phổ thông Năng khiếu TP HCM, nhận tin giành học bổng toàn phần học phí ngành Tài chính của Đại học Sydney hôm 16/9, khi đang ăn cơm trưa ở nhà. Theo xếp hạng đại học QS 2025, trường đứng thứ 18 thế giới và thứ hai ở Australia.

"Em không tin vào mắt mình vì đã nghĩ trượt", Linh, 18 tuổi, nhớ lại. "Em thấy may mắn".

Trên website, Đại học Sydney cho biết học phí một năm với sinh viên quốc tế khoảng 52.000 AUD, tương đương 870 triệu đồng. Linh tính toán tiền ăn ở tốn khoảng một tỷ đồng cho ba năm học. Bố mẹ đã dốc khoản tiền tiết kiệm để dưỡng già cho em đi học.

"Em sẽ cố gắng chắt chiu và đi làm thêm sau khi ổn định việc học tập", nữ sinh cho hay.

Nguyễn Phương Linh. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nguyễn Phương Linh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Linh cho biết theo bố mẹ từ Hà Nội vào TP HCM từ hồi cấp 2, sau khi gia đình gặp khó khăn về kinh tế. Bố mẹ từng muốn con gái học nghề để đi làm nhưng nhờ gặp các thầy cô giáo giỏi, em đam mê học tập. Linh nhận ra chỉ có giáo dục là nền tảng giúp em có tương lai tươi sáng và bền vững hơn.

"Em quyết tâm học và xin bố mẹ cho thi trường chuyên", nữ sinh nhớ lại. Linh sau đó thi đỗ cả trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và Phổ thông Năng khiếu.

Ngày vào cấp ba, Linh cũng nhen nhóm ước mơ du học nhưng nghĩ chỉ những bạn gia đình khá giả mới có thể đi. Hè lớp 11, em tìm hiểu kỹ thông tin mới biết nhiều trường có các suất học bổng 100% cho học sinh giỏi.

"Em nghĩ nếu cố gắng sẽ có cơ hội nên quyết tâm thử", nữ sinh cho hay.

Tuy nhiên, dự định này của Linh không được ủng hộ. Bố mẹ khuyên Linh học trong nước vì em là con một, lại sợ Linh gặp khó khăn khi xa nhà. Suốt 3-4 tháng, Linh kiên trì thuyết phục, thể hiện quyết tâm được đi học và hứa đạt học bổng 100%. Cuối cùng, bố mẹ đồng ý để em thử sức.

Em cho hay làm hồ sơ du học muộn nhưng không bị vội vì đã cố gắng đạt thành tích tốt suốt từ ngày vào lớp 10. Xác định "học ấm vào thân", em duy trì điểm trung bình học tập (GPA) từ 9 trở lên, riêng năm lớp 12 đạt GPA 9,9. Ngoài ra, Linh giành giải nhất thi học sinh giỏi môn Địa lý cấp thành phố, quán quân một cuộc thi tranh biện với hơn 300 thí sinh khắp cả nước, đạt IELTS 7.0.

Linh sau đó nộp hồ sơ vào ba trường của Mỹ, một ở Australia, đều giành học bổng cho học kỳ mùa thu năm nay. Tuy nhiên, phần còn lại gia đình phải đóng khá lớn nên em chuyển hướng nộp vào một số đại học quốc tế ở Việt Nam, giành học bổng 100% của RMIT. Linh cũng trúng tuyển sớm Đại học Ngoại thương, Kinh tế và Luật ở TP HCM.

Do vẫn muốn du học Australia, Linh tiếp tục nộp hồ sơ xin học bổng cho kỳ nhập học tháng 2/2025 của Đại học Sydney.

Trong bài luận về bản thân, Linh kể về hành trình theo đuổi việc học. Bài thứ hai 800 từ, khó hơn khi yêu cầu ứng viên có kế hoạch rõ ràng và am hiểu ngành học. Nữ sinh nói về ước mơ thành lập doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực giáo dục, nhìn nhận kiến thức của ngành Tài chính sẽ giúp em thực hiện mục tiêu.

Linh cho hay trong ba năm qua đã tham gia nhiều dự án hỗ trợ 6 mái ấm tình thương với khoảng 300 trẻ yếu thế, tại TP HCM, Đồng Nai. Em cùng các bạn dạy học, tổ chức lễ Giáng sinh, Trung thu ở đây, hoặc tổ các sự kiện âm nhạc, workshop nghệ thuật... gây quỹ ủng hộ. Mỗi lần, nhóm huy động được 10-20 triệu đồng.

Mặt khác, Linh thấy các nơi này thường gặp vấn đề quản lý tài chính, là một phần dẫn đến khó khăn về cơ hội tiếp cận giáo dục cho các em nhỏ. Em muốn doanh nghiệp của mình cung cấp chương trình cố vấn, giúp mọi thứ tốt hơn.

"Bài viết cần cho trường thấy bạn là người như thế nào. Em xây dựng bài luận với những từ khóa như kiên trì, cố gắng, thành tích học tập xuất sắc, khả năng lãnh đạo và cống hiến cho xã hội", Linh chia sẻ.

Linh (thứ hai từ phải sang) cùng các bạn trong một lần tổ chức workshop ở Đồng Nai. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Linh (thứ hai từ phải sang) cùng các bạn trong một lần tổ chức workshop ở Đồng Nai. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chị Phạm Thị Lý Thu Thảo, cố vấn của Linh, nhận xét hồ sơ của em nổi bật ở thành tích học tập. Hồi cấp hai, Linh từng giành giải trong các kỳ thi học sinh giỏi Toán, Vật lý và Địa lý cấp trường, thành phố. Đặc biệt, bài luận thể hiện nguyện vọng cá nhân, những dự tính tương lai và đóng góp cho xã hội sau khi hoàn tất chương trình học là yếu tố quan trọng giúp Linh giành học bổng.

"Linh kiên trì, độc lập và tự giác. Em chịu khó tìm hiểu thông tin, hiểu mình muốn gì, cần gì và làm gì. Linh cũng luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách chỉn chu", chị Thảo nói.

Thầy Nguyễn Thế Nhất, giáo viên Địa lý, trường Phổ thông Năng khiếu, vui mừng khi biết tin bởi biết Linh rất nỗ lực và cố gắng.

"Tôi ấn tượng nhất với học trò ở ý chí và khả năng học tập tốt. Sau bao nỗ lực, Linh đã đạt được mục tiêu của mình", thầy nói.

Hiện Linh tranh thủ học thêm kiến thức về dữ liệu, marketing, thực tập tại một công ty du học, trước khi bay sang Australia vào tháng 2 năm sau. Nữ sinh dự định ở lại đây làm việc một thời gian, rồi về nước mởdoanh nghiệp.

Theo vnexpress.net

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

Từ ngày 16/9, học sinh lớp 1C, lớp 2C tại Điểm trường Làng Nủ đã chuyển đến ở bán trú và học tập tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên) để đảm bảo an toàn. Nhiều em trở lại lớp với gương mặt vẫn còn hoảng sợ vì trận lũ kinh hoàng đã vĩnh viễn cướp đi sinh mạng của người thân, bạn bè.

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Khi nghe tin dữ từ bản Làng Nủ, thầy giáo Nguyễn Xuân Khang đã không thể cầm được nước mắt. Những đứa trẻ gặp nạn chỉ bằng tuổi cháu thầy. "Phải làm gì để nguôi ngoai? Thế là nghĩ ra cách có thể làm: Nhận 'nuôi' các cháu còn sống sót, bù đắp cho các con để các con được ấm no và học hành tử tế". Nhưng thầy Khang cũng nhấn mạnh: Đó là một hành trình còn rất lâu dài và sẽ được bắt đầu bằng những việc làm cụ thể nhất.

Khởi công xây dựng khu tạm cư cho người dân Làng Nủ

Khởi công xây dựng khu tạm cư cho người dân Làng Nủ

Khu nhà ở tạm cho người dân Làng Nủ đã được triển khai từ sáng hôm qua (16/9). Sau hai ngày thi công liên tục 3 ca, mặt bằng khu tạm cư dành cho các hộ dân không còn nhà ở sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đã hiện hữu.

Sớm đưa học sinh vùng lũ trở lại trường học

Sớm đưa học sinh vùng lũ trở lại trường học

Bão Yagi cùng hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành phố phía bắc, làm gián đoạn việc học tập của học sinh. Ngành giáo dục và các địa phương đang nỗ lực hết mình, nhanh chóng ổn định về cơ sở vật chất để đón học sinh quay trở lại học tập với tinh thần nơi nào an toàn thì cho học sinh đến trường.

Trăng khuyết tỏa sáng

Trăng khuyết tỏa sáng

Vượt qua số phận bất hạnh, cậu bé Phạm Chí Dũng, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Bình Minh (thành phố Lào Cai) luôn lạc quan, yêu đời và không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập.

Giáo dục Mường Khương hướng đến mục tiêu mới

Giáo dục Mường Khương hướng đến mục tiêu mới

Đến năm 2025, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 98,9% trở lên; duy trì 100% học sinh mầm non, tiểu học học 2 buổi/ngày; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt trên 73%; duy trì 16/16 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; tỷ lệ học sinh giỏi các cấp đạt 4,8% trở lên.

Ấm tình thầy - trò trong những ngày mưa lũ

Ấm tình thầy - trò trong những ngày mưa lũ

Hoàn lưu bão số 3 gây thiệt hại lớn về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, nhiều trường học bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều học sinh đang học tập tại các trường không thể về nhà do đường xa, nhiều điểm bị sạt lở, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Trong bối cảnh đó, các trường học đã quan tâm bố trí chỗ ăn, ở cho các em đảm bảo an toàn trong đợt mưa lũ.

Để học sinh không "nghiện" công nghệ

Để học sinh không "nghiện" công nghệ

Lâu nay, những ứng dụng số hóa đã mang lại sự chuyển dịch công nghệ mạnh mẽ và được hỗ trợ rất tiện ích trong các hoạt động nhà trường. Tất nhiên, mọi sự chuyển dịch ứng dụng trong khoa học, nhất là về công nghệ đều có mặt tích cực và tiêu cực.

fbytzltw