Nhịp sống dưới chân núi Đá Đinh

Tháng Tư về gọi mùa nắng mới, điểm những sợi vàng mỏng manh lên cánh đồng ngát xanh đương thì con gái và tô thêm quầng sáng dịu nhẹ trên những mái núi điệp trùng xô về chân trời xa. Ít ai nghĩ rằng, bức tranh thanh bình ấy đến từ một miền quê có cái tên thoạt nghe gợi đầy trắc trở - Đá Đinh, nơi quần cư của số đông đồng bào Giáy ở xã vùng cao Tả Phời (thành phố Lào Cai).

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ns1.jpg

Sự tích “Đản Đăm, Đản Đinh”

"Ở miền đất này có hai ngọn núi được đặt tên. Theo những câu chuyện truyền đời từ xa xưa, một ngọn núi được đồng bào Giáy đặt tên là Đản Đăm (nghĩa là núi Bố), ngọn núi còn lại có tên là Đản Đinh (tức núi Mẹ)", ông Hoàng Ngọc Bình, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Tả Phời, cũng là người cao niên ở địa phương nhớ về sự tích được người Giáy truyền bao đời nay về mảnh đất quê hương.

ns2.jpg

Thoạt nhìn từ xa, núi Bố sừng sững như bức tường thành che sương, chắn gió cho những bản làng người Giáy từ bao đời nay. Còn núi Mẹ cách xa, nhỏ hơn, độc lập và trống trải. Tên vùng đất xuất phát từ tên núi Mẹ (Đản Đinh), trong tiếng Giáy, Đản còn có nghĩa là đồi đá, Đinh là màu đỏ, ý chỉ ngọn núi Mẹ có một phiến đá màu đỏ tựa hình mặt người.

Người xưa kể rằng, trong một lần núi Bố, núi Mẹ cãi nhau, núi Mẹ giận nên ngoảnh mặt đi, để núi Bố ở phía sau luôn kiên nhẫn đợi chờ. Khác với những ngọn núi luôn có một đỉnh chóp trên cao, hình dáng núi Mẹ lại có một vòm cung ở giữa, nhìn như hình một ngọn đèn. Có lẽ bởi vậy mà người Giáy nơi đây còn ví núi Mẹ như ngọn đèn trời, luôn soi đường, chỉ lối cho cư dân chốn này khai khẩn đất đai, cấy cày, trồng trọt, vượt qua bao vất vả, gian nan.

ns3.jpg

Sự tích trong những câu chuyện truyền đời đi qua bao thế hệ đồng bào Giáy nơi đây. Sự kỳ bí, linh thiêng đã biến hai ngọn núi trở thành hình tượng quan trọng trong tâm thức và đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Giáy.

Trong những dịp lễ hội hoặc những khi thôn, xã có việc quan trọng, tên núi Bố, núi Mẹ luôn xuất hiện trong những bài cúng, để chứng giám lòng thành của con dân miền đất, phù hộ mùa màng tốt tươi, nhà nhà yên ấm. Niềm tin về hai ngọn núi thiêng, nhất là núi Mẹ (Đản Đinh) được đắp bồi qua bao thế hệ, khiến ngọn núi ấy trở nên bất khả xâm phạm ở chốn này.

Thời điểm vào những năm 2000, một số doanh nghiệp đến xin khai thác đá ở núi Mẹ đã gặp phải sự phản đối của người dân. Bà con kiến nghị lên thôn, xã phải bảo vệ ngọn núi linh thiêng này...

Hướng về ngày mai tươi sáng

Trước đây, Đá Đinh là tên của một thôn, sau này thôn được tách thành thôn Đá Đinh 1 và thôn Đá Đinh 2. Hai ngọn núi cũng chia về hai nửa, núi Bố bao bọc cho những mái nhà ở Đá Đinh 1; núi Mẹ dẫn đường cho thôn Đá Đinh 2.

ns44.png

Hiện hai thôn có 98% hộ đồng bào dân tộc Giáy. Đá Đinh 1 và Đá Đinh 2 được thiên nhiên ưu đãi, nằm trọn trong lòng thung, với núi đồi điệp trùng bao quanh, với suối mát đầu nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho gần 30 ha đất trồng lúa 2 vụ. Nét đặc trưng này vừa là lợi thế để phát triển nông nghiệp tại địa phương, nhưng cũng có những bất lợi mỗi khi thiên nhiên nổi giận.

Do nằm ở vị trí đầu nguồn nước, lại ở vùng lòng chảo nên mỗi khi mùa mưa lũ đến lại trở thành nỗi ám ảnh với đồng bào nơi đây. Dù có địa thế bằng phẳng để cấy lúa, thế nhưng ở nhiều khu vực, đất ruộng lẫn nhiều đá, cát - tồn đọng của những trận mưa lũ hằng năm đi qua và để lại, vậy nên dù có đổi giống lúa mới, năng suất vẫn không cao. Thế rồi, tại những khu vực đất sản xuất kém hiệu quả, người dân bắt đầu chuyển đổi sang đào ao nuôi thủy sản.

ns5.jpg

Hiện thôn Đá Đinh 1 và thôn Đá Đinh 2 là vùng nuôi thủy sản lớn của xã Tả Phời. Cả 2 thôn hiện có 8 ha mặt nước nuôi thủy sản, chiếm 1/3 diện tích nuôi thủy sản của xã. Phần lớn diện tích này được người dân chuyển đổi từ đất trồng cây nông nghiệp kém hiệu quả. Nhiều năm trở lại đây, thủy sản trở thành hướng đi chính của đồng bào ở Đá Đinh, đem lại nguồn thu ổn định cho các hộ. Thậm chí từ hướng đi này, nhiều hộ vươn lên trở thành hộ sản xuất, kinh doanh giỏi.

ns6.jpg

Niềm vui và sự phấn khởi sau một vụ nuôi cá thắng lợi qua chưa lâu, ông Châu Văn Phúc ở thôn Đá Đinh 2 lại tất bật cho một vụ cá mới. Hiện gia đình ông Phúc có 3 ao nuôi các giống cá chép, cá trắm, cá rô… Nhẩm tính vụ cá vừa qua, gia đình xuất bán khoảng chục tấn cá các loại, sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình thu về gần 200 triệu đồng. Hộ ông Châu Văn Phúc được biết đến là hộ đi đầu trong chuyển đổi mô hình kinh tế và đang phát huy hiệu quả. Đây cũng là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

ns7.jpg
Ông Hoàng Ngọc Bình vận động đồng bào Giáy xây dựng nếp sống mới.

Đổi thay ở thôn Đá Đinh 1, 2 không chỉ là việc biến nơi đây thành khu vực nuôi thủy sản lớn của xã, mà còn phải kể đến những chuyển biến trong đời sống xã hội. Từng một thời địa phương đau đầu về những hủ tục trong việc cưới, việc tang của cộng đồng người Giáy như diễn ra dài ngày, linh đình, tốn kém. Hôm nay, hủ tục đã lùi xa, nhường chỗ cho nhịp sống mới.

Trưởng thôn Đá Đinh 1 - Ngô Văn Sỳ mừng vui: Nhiều năm trở lại đây, việc cưới, việc tang ở thôn được thực hiện theo quy định, đủ nghi lễ, trang trọng nhưng tiết kiệm. Cả thôn có 102 hộ, hết năm 2022, có 98% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Thôn hiện có 16 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; số hộ nghèo giảm qua từng năm, chỉ còn 2 hộ.

Còn tại thôn Đá Đinh 2, theo Trưởng thôn Hoàng Văn Sủi, sự đoàn kết của bà con đã làm nên sức mạnh, tạo đà cho những đổi thay và phát triển của quê hương. Tiếp đà đi lên, đồng bào nơi đây đang ra sức, quyết tâm xây dựng thành công thôn kiểu mẫu trong năm 2023, viết tiếp nhịp sống ấm no, đủ đầy của một miền quê thanh bình, trù phú dưới chân núi Đá Đinh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Rộn ràng không khí Giáng sinh của đồng bào công giáo Lào Cai

Rộn ràng không khí Giáng sinh của đồng bào công giáo Lào Cai

Lễ Giáng sinh còn gọi là Noel - ngày lễ lớn nhất trong năm của đồng bào công giáo đang đến gần. Những ngày này, tại các giáo xứ, giáo họ trên địa bàn tỉnh đã ngập tràn không khí Giáng sinh. Tại các nhà thờ và nhà ở của giáo dân, việc chuẩn bị đang được tiến hành khẩn trương để đón mùa Giáng sinh an lành, hạnh phúc.

Pả Chư Tỷ mùa hoa tam giác mạch

Pả Chư Tỷ mùa hoa tam giác mạch

Những ngày này, tới thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình (huyện Bắc Hà) để được ngắm nhìn và đắm mình trong cánh đồng hoa tam giác mạch và tận hưởng vẻ đẹp của loài hoa đồng nội sẽ là một trải nghiệm vô vùng thú vị cho du khách.

Phấn đấu sớm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững

Phấn đấu sớm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững

Với mong muốn cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, giữa các dân tộc, tỉnh Lào Cai đã và đang nỗ lực triển khai hiệu quả các chính sách liên quan đến giảm nghèo, tạo bước đột phá trong giảm nghèo bền vững.

Tuổi già có lương hưu

Tuổi già có lương hưu

Chế độ hưu trí là cốt lõi của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) nhằm bảo đảm an sinh xã hội lâu dài cho người lao động khi hết tuổi lao động. Lương hưu giúp người lao động khi về già vơi đi nhiều nỗi lo về tiền bạc. Đây được coi là nguồn thu nhập ổn định nhất giúp người lao động yên tâm dưỡng già, bảo đảm cuộc sống tốt hơn mà không phụ thuộc vào con cháu.

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài cuối)

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài cuối)

Lào Cai là tỉnh miền núi, có hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Theo tập quán, người dân thường sống ven suối, triền đồi, là nhưng nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, đá. Vì vậy, việc tổ chức sắp xếp dân cư, di dời các hộ ở khu vực nguy hiểm có ý nghĩa rất lớn, cần được triển khai một cách đồng bộ và khẩn trương.

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 2)

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 2)

Thực tế, nguồn vốn thuộc các chương trình hỗ trợ người dân vùng đặc biệt khó khăn, nơi thường xuyên xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai đã được tỉnh cấp đến các xã nhưng không thể giải ngân vì chưa có hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra còn nhiều khó khăn khác trong quá trình sắp xếp dân cư thuộc các đối tượng kể trên khiến chính quyền các địa phương loay hoay, còn người dân thì vẫn ngày ngày sống trong lo sợ.

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 1)

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 1)

Bất an và thấp thỏm là tâm trạng chung của hàng trăm hộ đang sống trong vùng có nguy cơ sạt lở ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong khi người dân mong mỏi được chuyển đến nơi ở mới an toàn và chính quyền địa phương sẵn sàng các phương án di chuyển nhưng đành bất lực chờ đợi, bởi hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn chưa rõ ràng.

Phát triển cây dược liệu bền vững

Phát triển cây dược liệu bền vững

Tỉnh Lào Cai sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với du lịch và Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, trong đó chú trọng phát triển các loại dược liệu đặc hữu, dược liệu quý thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Những “sinh viên 5 tốt”

Những “sinh viên 5 tốt”

Như những bông hoa đẹp, “Sinh viên 5 tốt” không đơn thuần là một danh hiệu, một dấu mốc đáng nhớ trong năm tháng tuổi trẻ, mà còn là minh chứng sau hành trình dài nỗ lực phấn đấu, rèn luyện của những sinh viên, đoàn viên vượt khó, năng động, sáng tạo.

Giới trẻ Lào Cai “đu trend” bóng bay nghệ thuật

Giới trẻ Lào Cai “đu trend” bóng bay nghệ thuật

Chỉ vài quả bóng sắc màu, chiếc bơm và sự khéo léo của đôi tay, sau vài phút, quả bóng bay đơn thuần chợt hóa thành những hình thù bắt mắt, ngộ nghĩnh. Như một xu hướng trong cuộc sống hiện đại, hoa bóng bay (còn gọi là bóng bay nghệ thuật) đang được nhiều người sử dụng để trang trí và làm quà tặng.

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài cuối)

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài cuối)

Có nhiều khó khăn, vướng mắc đặt ra với công tác đoàn và phong trào thanh niên, nhưng không có nghĩa là không có giải pháp khắc phục. Trong quá trình thực hiện bài viết, phóng viên đã ghi nhận ý kiến của một số cán bộ và nguyên cán bộ đoàn về giải pháp giải quyết khó khăn đối với công tác đoàn hiện nay.

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 3)

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 3)

Thực tế cho thấy, ngoài nguyên nhân khách quan do nhiều đoàn viên, thanh niên đi học, đi làm xa thì những nguyên nhân như bất cập về cơ chế, chính sách, quy định về độ tuổi, trình độ chính trị đối với cán bộ đoàn, đặc biệt là một số đoàn viên, thanh niên chưa có nhận thức đúng về vai trò của tổ chức đoàn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động, phong trào đoàn ở cơ sở.

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 2)

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 2)

Những năm qua, sự đóng góp của các thế hệ đoàn viên, thanh niên trong sự nghiệp đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là rất to lớn. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận và thấy rằng, công tác đoàn và phong trào thanh niên đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Cói Lalin và Hành trình kết nối yêu thương

Cói Lalin và Hành trình kết nối yêu thương

Không qua đào tạo, không lên kịch bản nội dung, kênh YouTube Cói Lalin của Chảo Mùi Cói, xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát) đã sản xuất hơn 1.000 video, nhiều video thu hút hàng triệu lượt xem. 3 năm qua, kênh YouTube của Cói đã trở thành cầu nối cho hàng trăm trường hợp có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ ở quê mình.

fb yt zl tw