Nhân cách con người, nhân cách cầm bút

Khi nghe tin nhà văn Vũ Tú Nam đã trút hơi thở cuối cùng, lòng tôi dâng lên một nỗi buồn. Nhưng trong nỗi buồn ấy là những ký ức đẹp và ấm áp về ông. Hình ảnh ông hiện lên và ngự trị trên hình ảnh ấy là ánh mắt và nụ cười hiền hậu.

Nhà văn Vũ Tú Nam. Ảnh: NGUYỄN ÐÌNH TOÁN
Nhà văn Vũ Tú Nam. Ảnh: NGUYỄN ÐÌNH TOÁN

Lúc nào đứng trước nhà văn Vũ Tú Nam, tôi cũng mang cảm giác an toàn. Và cảm giác ấy không phải chỉ của riêng tôi mà của hầu hết những người từng tiếp xúc ông, dù chỉ một lần. Nhà thơ cựu binh Mỹ Kevin Bowen, Giám đốc Trung tâm William Joiner (Mỹ), một trung tâm nghiên cứu chiến tranh Việt Nam thông qua văn chương là tổ chức đầu tiên dịch văn học cách mạng Việt Nam truyền bá cho công chúng Mỹ lúc nào cũng hỏi thăm nhà văn Vũ Tú Nam mỗi khi chúng tôi gặp nhau ở Mỹ hay ở Việt Nam. Nhà văn Vũ Tú Nam, nhà thơ Chính Hữu, nhà văn Hữu Mai, nhà thơ Hữu Thỉnh là những người đặt viên gạch đầu tiên dựng nên cây cầu hữu nghị giữa các nhà văn Việt Nam và Mỹ sau chiến tranh, tham gia tác động không nhỏ vào tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt- Mỹ. Chủ tịch danh dự của Trung tâm William Joiner hồi đó là Thượng nghị sĩ John Kerry đã thấu hiểu những mong muốn của các nhà văn cựu binh Mỹ là bạn ông và đứng về phía họ. Nhà văn Vũ Tú Nam cũng là nhà thơ Việt Nam đầu tiên xuất hiện trong thơ của Kevin Bowen. Kevin nói: "Vũ Tú Nam đã thay đổi tôi rất nhiều trong cách nhìn về những nhà văn cộng sản". Bởi thế, hình ảnh nhà văn Vũ Tú Nam hiện lên trong thơ Kevin giống như một "thiền sư" ngập tràn tinh thần văn hóa Việt: Ðêm nay, đêm trà sen/Dâng chén, dâng ngang mày/Gương mặt ông khuất khuất/Trong hương trà ngây ngất/Như dòng sông nhẹ trôi (Trà sen - tặng Vũ Tú Nam, Nguyễn Quang Thiều dịch).

Một hình ảnh hoàn toàn là Vũ Tú Nam. Ông mang một gương mặt ung dung với một nụ cười hiền từ và lặng lẽ. Lúc nào gặp ông, tôi cũng cảm nhận được bàn tay "rất lớn", dày và ấm của ông đặt lên vai tôi và hỏi thăm tôi công việc sáng tác như cách hỏi thăm của một bậc cha chú. Tôi gọi ông bằng chú, xưng cháu. Cách xưng hô này tôi chỉ dùng với một vài nhà văn lớn tuổi. Tôi có những kỷ niệm vô tình nhưng đặc biệt về ông. Tôi trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam trong nhiệm kỳ ông là Tổng Thư ký Hội Nhà văn (khóa 4). Hồi đó, cứ nộp một cái đơn, rồi đến một ngày thấy giấy mời đến nhận thẻ hội viên mà chẳng biết ai là thành viên hội đồng chuyên môn, lại cũng chẳng quen ai là Ủy viên Ban Chấp hành cả. Cũng trong nhiệm kỳ của mình, nhà văn Vũ Tú Nam cùng Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 4 đã tạo nên một đời sống văn học thật ấn tượng với các giải thưởng được trao cho Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng. Và cũng trong nhiệm kỳ đó, tôi đã được ông và Ban Chấp hành trao giải thưởng Hội Nhà văn hằng năm (1993) cho tập thơ Sự mất ngủ của lửa. Nhà thơ Hữu Thỉnh kể, nhà văn Vũ Tú Nam đã gọi ông và "bàn nhau" bằng mọi giá phải trao giải thưởng năm đó cho tập thơ này của tôi. Và hai ông cùng nhà thơ Chính Hữu đã tìm cách thuyết phục Ban Chấp hành Hội Nhà văn năm đó bỏ phiếu cho Sự mất ngủ của lửa. Ngày trao giải là ngày đầu tiên tôi tiếp xúc trực tiếp với ông. Trước đó, tôi chưa một lần tiếp xúc với ông như thế, kể cả khi tôi dự lễ kết nạp hội viên năm 1991. Trước lễ trao giải, nhà văn Vũ Tú Nam bước đến bắt tay chúc mừng tôi. Ông khen tập thơ của tôi và nói một câu làm tôi thật sự "choáng váng" vì hạnh phúc. Nhưng có lẽ khi nào viết hồi ký tôi mới viết chuyện đó ra. Rồi ông nói với tôi, hãy cứ thế mà viết và viết tự do hơn nữa, đừng phụ thuộc điều gì ngoài thơ ca. Ông bảo, rồi sẽ có những ý kiến trái ngược về tập thơ của tôi nhưng đó là điều rất bình thường. Hồi đó, tôi mới ngoài 30 tuổi, nên những lời động viên, dặn dò của ông thật sự vô cùng quan trọng. Và tôi đã im lặng để viết cho tới bây giờ, không nói lại một lời với những ý kiến phê phán tập thơ đó.

Đến một ngày tôi được phân công về Nhà xuất bản Hội Nhà văn làm Giám đốc, nơi nhà văn Vũ Tú Nam từng làm Giám đốc khi tôi còn là một chàng trai lơ ngơ và khi nhà xuất bản còn mang cái tên là Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Sau đó ông đi từ nhà xuất bản ở phố Nguyễn Du đến phố Nguyễn Ðình Chiểu trở thành người đứng đầu Hội Nhà văn Việt Nam. Những năm tháng đó, Nhà xuất bản Tác phẩm mới là nơi cho ra đời nhiều tác phẩm văn học Việt Nam đương đại quan trọng. Nếu quan sát cách sống của ông, ít ai nghĩ rằng nhà văn Vũ Tú Nam lại là người mở rộng bàn tay để đón chào những tác phẩm văn học đổi mới một cách mạnh mẽ và đột phá khi ông làm Giám đốc Nhà xuất bản và cả khi ông là người đứng đầu Hội Nhà văn. Bởi trong cuộc sống, ông luôn sống với một phong thái điềm đạm, lịch lãm và tinh tế. Văn chương của ông đã chứa đựng cốt cách, văn hóa và tình yêu con người như Sống với thời gian hai chiều, Mùa xuân tiếng chim, Văn ngan tướng công... Tôi mang cảm giác ông là người không có khả năng nổi giận và mọi sự náo động hay cực đoan khi lọt vào con người ông đều được hóa giải và trở nên yên bình. Thế nhưng có những tác phẩm của ông lại "vũ bão" hơn phong cách sống điềm đạm của ông cũng như ông là người có khả năng đón nhận những tác phẩm "gai góc" của văn học trong thời kỳ đổi mới. Ðấy là một điều đặc biệt của ông và cũng là sự đóng góp lớn của ông với văn học. Một đóng góp rất lớn nữa của ông chính là nhân cách của ông - nhân cách của một con người và nhân cách của một người cầm bút.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc thi chuyên đề mỹ thuật có chủ đề “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” năm 2024 với 3 bộ giải dành cho 3 lứa tuổi: mẫu giáo, tiểu học và trung học. Đây là cuộc thi mỹ thuật dành cho học sinh lần thứ hai được Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức.

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1 sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 30/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

fbytzltw