Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Tri thức may, mặc áo dài Huế"

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức may, mặc áo dài Huế” với sự tham dự của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và du khách, công chúng yêu mến áo dài Huế.

Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Tri thức May và Mặc áo dài Huế".
Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Tri thức May và Mặc áo dài Huế".

Tại Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL ngày 9/8/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tri thức dân gian "Tri thức may, mặc áo dài Huế, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế" được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo đó, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại quyết định này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Trình diễn các bộ sưu tập áo dài tại buổi lễ đón nhận danh hiệu.
Trình diễn các bộ sưu tập áo dài tại buổi lễ đón nhận danh hiệu.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 1744, sau khi lên ngôi xưng vương ở phủ chính Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã ban hành nhiều chính sách, tổ chức lại bộ máy và đề cập đến việc cải cách triều phục. Chiếc áo dài được chú trọng, trân quý và trở thành trang phục chính của người dân ở vùng đất Đàng Trong, khẳng định tính tự chủ trong văn hóa.

Năm 1802 vua Gia Long đã có ý định phải thay đổi phục trang trên toàn đất nước nhưng không thực hiện được. Từ năm 1826 đến năm 1837, chính vua Minh Mạng đã quyết liệt thay đổi trang phục trong cả nước; từ đó, chiếc áo dài được áp dụng rộng rãi và thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Ở Huế, chiếc áo dài đã trở thành hình ảnh quen thuộc, thân thương, đi vào cuộc sống, gắn liền với nếp văn hóa, tập quán, xuất hiện trong mọi hoạt động lễ nghi, hội hè và cả trong đời thường ở vùng đất Cố đô. Đó còn là nguồn cảm hứng bất tận đi vào thơ, ca, nhạc, họa, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Huế.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Thanh Hải phát biểu tại Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Tri thức may, mặc áo dài Huế".
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Thanh Hải phát biểu tại Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Tri thức may, mặc áo dài Huế".

Các hiệu may đo áo dài Huế chủ yếu phân bố tập trung tại các vùng Gia Hội - Chợ Dinh, Kim Long, Vĩ Dạ, Phủ Cam... Đây là những vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, dân cư tập trung đông đúc và nơi sinh sống của các gia đình, dòng họ có truyền thống may đo áo dài Huế.

Ngày nay, truyền thống may, mặc áo dài được nâng lên, tô điểm thêm bởi những nhà thiết kế, nhà may áo dài Huế nổi tiếng. Các khâu kỹ thuật cắt, may, làm tà, làm nút đều được các nghệ nhân, người thợ may áo dài chăm chút thận trọng. Vì vậy, chiếc áo dài không đơn thuần là sản phẩm may mặc mà là cả một tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng giá trị bản sắc văn hóa Huế.

Sự khác biệt lớn nhất của áo dài Huế là được nuôi dưỡng trên nền của một vùng văn hóa từng là Kinh đô của triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam.
Sự khác biệt lớn nhất của áo dài Huế là được nuôi dưỡng trên nền của một vùng văn hóa từng là Kinh đô của triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam.

Những năm trở lại đây, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát động và đẩy mạnh việc gìn giữ và phục hưng áo dài truyền thống không chỉ trong cộng đồng nhân dân mà còn cả ở khối cơ quan nhà nước.

Ngày 29/3/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định phê duyệt đề án "Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam", tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai có hiệu quả hoạt động quảng bá, tôn vinh áo dài Huế, thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển, khẳng định áo dài Huế trong cộng đồng quốc tế.

Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế đã phát động và đẩy mạnh việc gìn giữ và phục hưng áo dài truyền thống không chỉ trong cộng đồng nhân dân mà còn cả ở khối cơ quan nhà nước.
Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế đã phát động và đẩy mạnh việc gìn giữ và phục hưng áo dài truyền thống không chỉ trong cộng đồng nhân dân mà còn cả ở khối cơ quan nhà nước.

Cùng với việc triển khai đề án "Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam", tỉnh đã tập trung khảo sát, nghiên cứu xây dựng hồ sơ về nghề may đo và tập quán sử dụng áo dài đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đến ngày 9/8/2024, Bộ trưởng Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL chính thức ghi danh di sản này với tên gọi "Tri thức may và mặc áo dài Huế".

Phát biểu tại lễ đón nhận, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Tiến sĩ Phan Thanh Hải cho biết: Đây là di sản chung của cộng đồng, do cộng đồng nắm giữ và chung tay bảo vệ, phát huy giá trị. Hiện nay, Thừa Thiên Huế đang thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa một cách bền vững. Thiết kế, may đo áo dài vừa là một ngành nghề thủ công lại vừa là một ngành thiết kế sáng tạo đặc biệt, tạo nên những sản phẩm ấn tượng và có tính phổ biến rất cao. Đó là chưa kể rất nhiều các loại phụ kiện, trang sức kèm theo chiếc áo dài.

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế khen thưởng các điển hình trong tổ chức Tuần lễ Áo dài cộng đồng 2024.
Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế khen thưởng các điển hình trong tổ chức Tuần lễ Áo dài cộng đồng 2024.

Ngoài ra, công nghiệp văn hóa áo dài còn tạo điều kiện phát triển các ngành khác như sản xuất hàng lưu niệm, đồ chơi, phụ kiện, điện ảnh, mỹ thuật… Đây chính là hướng phát triển công nghiệp văn hóa, phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, vừa bảo tồn, lan tỏa giá trị mang đậm bản sắc văn hóa Huế.

Thời gian tới, Thừa Thiên Huế tiếp tục nỗ lực, quyết tâm bảo tồn, phát huy và lan tỏa hơn nữa giá trị của áo dài trong cuộc sống đương đại. Đồng thời, sẽ đề xuất lãnh đạo tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép tiến hành việc xây dựng bộ hồ sơ khoa học “Tri thức may, mặc áo dài Huế” đệ trình UNESCO xem xét ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Người dân Thừa Thiên Huế tham dự sự kiện đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Tri thức may và mặc áo dài Huế".
Người dân Thừa Thiên Huế tham dự sự kiện đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Tri thức may và mặc áo dài Huế".
Khen thưởng các cá nhân, tổ chức điển hình trong việc thiết kế, may và mặc áo dài, tổ chức các chương trình lễ hội áo dài...
Khen thưởng các cá nhân, tổ chức điển hình trong việc thiết kế, may và mặc áo dài, tổ chức các chương trình lễ hội áo dài...
Lãnh đạo tỉnh và các ban, ngành trải nghiệm về "Tri thức may và mặc áo dài Huế".
Lãnh đạo tỉnh và các ban, ngành trải nghiệm về "Tri thức may và mặc áo dài Huế".
Huế cũng là địa phương đầu tiên của Việt Nam tổ chức Lễ hội áo dài trong trong các kỳ Festival Huế.
Huế cũng là địa phương đầu tiên của Việt Nam tổ chức Lễ hội áo dài trong trong các kỳ Festival Huế.
Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giao lưu tình thơ - nhạc

Giao lưu tình thơ - nhạc

Sáng 1/12/2024, Chi hội Thơ và Chi hội Âm nhạc (Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai) tổ chức chương trình giao lưu Tình thơ - nhạc.

Khám phá không gian văn hoá Tây Bắc tại thủ đô

Khám phá không gian văn hoá Tây Bắc tại thủ đô

Chiêm ngưỡng 100 bức chân dung của người dân vùng cao trên giấy Dó, khám phá tập tục, văn hoá của người Thái qua các thiết kế sắp đặt cùng show trình diễn thị giác là những trải nghiệm thú vị khi người dân đến với triển lãm thị giác Tây Park - Ngàn tổ chức tại Area 75 Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong những ngày này.

Hà Nội khẳng định vị thế là một 'kinh đô ẩm thực'

Hà Nội khẳng định vị thế là một 'kinh đô ẩm thực'

Hà Nội có nền ẩm thực nổi tiếng lâu đời, nơi có nhiều món ăn độc đáo. Lễ hội Ẩm thực Hà Nội 2024 với sự tham gia của hơn 80 gian hàng, với những món đặc sản của Hà Nội, các vùng miền, món ăn quốc tế hấp dẫn, Hà Nội khẳng định vị thế là một “kinh đô ẩm thực”.

Chương trình truyền hình thực tế: Cuốn hút từ điểm nhấn văn hóa Việt

Chương trình truyền hình thực tế: Cuốn hút từ điểm nhấn văn hóa Việt

Thời gian gần đây, các chương trình truyền hình được “làm mới” bởi dàn nghệ sĩ nổi tiếng và đặc biệt là sự phô diễn độc đáo của một số loại hình âm nhạc truyền thống. Hay giới thiệu các điểm đến lịch sử, danh lam thắng cảnh… đã lan tỏa mạnh mẽ văn hóa Việt đến với cộng đồng.

Hệ giá trị quốc gia, văn hóa và gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới

Hệ giá trị quốc gia, văn hóa và gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới

Ngày 28/11, tại thành phố Việt Trì, Tỉnh ủy Phú Thọ phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới gắn với thực tiễn vùng Trung du và miền núi phía bắc”.

Tranh dân gian Việt: Hồn xưa, sắc mới

Tranh dân gian Việt: Hồn xưa, sắc mới

Tranh dân gian Việt Nam, từ lâu đã gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần người dân. Những dòng tranh như Đông Hồ, Hàng Trống, Làng Sình, Kim Hoàng không chỉ là sản phẩm nghệ thuật mà còn chứa đựng những thông điệp về nhân sinh quan, tín ngưỡng và phong tục. Trong dòng chảy hiện đại, tranh dân gian đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi sự đổi mới để tồn tại và tiếp tục khẳng định giá trị trong đời sống đương đại.

Trăn trở giữ nghề truyền thống

Trăn trở giữ nghề truyền thống

Ở một góc nhỏ trong thôn người Nùng Dín ở xã Nấm Lư, huyện Mường Khương vẫn có đôi tay miệt mài, chăm chỉ cầm kim khâu và chỉ thêu, may vá mỗi ngày với trái tim yêu văn hóa truyền thống, đam mê nghề thủ công của dân tộc mình.

Khai mạc Ngày hội Sách và Tuổi trẻ Lào Cai năm 2024

Khai mạc Ngày hội Sách và Tuổi trẻ Lào Cai năm 2024

Ngày 26/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Lào Cai, Thư viện tỉnh Lào Cai phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông thành phố Lào Cai, Thành đoàn Lào Cai và Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ KBS Việt Nam (viết tắt là Công ty KBS Việt Nam) tổ chức Ngày hội Sách và Tuổi trẻ Lào Cai năm 2024.

22 tác phẩm đoạt giải ảnh nghệ thuật "Tự hào một dải biên cương"

22 tác phẩm đoạt giải ảnh nghệ thuật "Tự hào một dải biên cương"

Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia “Tự hào một dải biên cương” nhằm quảng bá vẻ đẹp tự nhiên nên thơ, hùng vĩ cũng như những nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng biên, khắc họa cuộc sống, lao động, sinh hoạt, rèn luyện chiến đấu của quân và dân khu vực biên cương Tổ quốc, góp phần khơi dậy, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc…

fbytzltw