Ngành da giày Việt Nam trước thách thức hội nhập

Việc Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại tự do khác (đang trong giai đoạn sắp hoàn tất), cũng như việc Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ được thành lập vào cuối năm 2015, đang mở ra nhiều cơ hội cho ngành da giày Việt Nam phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi về ưu đãi thuế quan khi tham gia các FTA, ngành da giày đang đứng trước khó khăn về tự chủ nguyên phụ liệu trong sản xuất, mà lâu nay vẫn chủ yếu nhập khẩu.

Cơ hội "vàng" cho ngành da giày

Nếu đầu năm 2015, TPP được ký kết, lợi thế lớn nhất đối với hàng giày dép Việt Nam là được hưởng ưu đãi thuế quan bằng 0%, từ đó giúp các doanh nghiệp da giày tăng trưởng xuất khẩu. Đây không chỉ là cú hích mà còn là cơ hội "vàng" cho ngành da giày phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay các sản phẩm giày da của Việt Nam đang xuất khẩu ở các thị trường chính là EU, Bắc Mỹ, các nước châu Á, Nam Mỹ… chiếm khoảng 10% thị phần thế giới. Với 20 năm hình thành và phát triển, ngành da giày của Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, với đội ngũ đông đảo các doanh nghiệp tham gia làm hàng xuất khẩu.

Ngành da giày của Việt Nam đang có nhiều lợi thế. Với lợi thế “thời kỳ dân số vàng,” Việt Nam đang có đội ngũ lao động trẻ, có tay nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành da giày phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Đặc biệt, Việt Nam đang có lợi thế khi đón xu hướng dịch chuyển đầu tư của các tập đoàn sản xuất da giày lớn trên thế giới từ Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay.

Còn theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, thế mạnh lớn nhất của Việt Nam hiện nay là giá nhân công và tay nghề có thể cạnh tranh với các nước khác trong khu vực.

Bên cạnh đó, Việt Nam luôn ổn định về chính trị và có một xã hội an toàn. Thị trường nội địa với hơn 90 triệu dân cũng đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước; không những thế thị trường còn được mở rộng ra các nước ASEAN trong năm 2015 khi khối này hình thành thị trường chung.

Theo Hiệp hội Bán lẻ giày Hoa Kỳ, tiềm năng của Việt Nam đối với ngành da giày rất khả quan dựa vào các yếu tố như tiền đồng ổn định so với đô la Mỹ, dân số trên 90 triệu người nhưng có đến 42,1% lao động dưới 25 tuổi, phí thuê nhân công có thể chấp nhận được, thời gian làm việc 48 giờ/tuần, trong khi Trung Quốc là 40 giờ/tuần… Vì vậy, các tập đoàn lớn sẽ chọn Việt Nam để dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang.

Theo ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương), thị trường Hoa Kỳ vẫn còn rất tiềm năng, với 98% giày thể thao họ phải nhập từ các nước trên thế giới, chủ yếu là Trung Quốc, Việt Nam.

Khó tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Bên cạnh những cơ hội, ngành da giày cũng đang phải đối mặt với nhiều thác thức. Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp da giày của Việt Nam chủ yếu chỉ tham gia một vài khâu trong chuỗi giá trị của sản phẩm giày dép toàn cầu, nên rất ít các doanh nghiệp chủ động xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu da giày.

Theo ông Diệp Thành Kiệt, điểm yếu của ngành da giày Việt Nam hiện nay là thiếu hụt về vật tư chủ chốt như da, nhựa PVC, sơn PU, vải, vật tư phụ kiện; thiếu hụt kỹ thuật viên, kỹ sư công nghệ có tay nghề; thiếu hụt khả năng phát triển sản phẩm, marketing.

Cùng quan điểm trên, đại diện của Tập đoàn Đỉnh Vàng, đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm từ da, cho biết, phần lớn các đơn hàng xuất khẩu của tập đoàn đều do chủ hàng yêu cầu từ nguồn nguyên phụ liệu cho đến mẫu mã. Họ đặt hàng với doanh nghiệp Việt Nam , chỉ định nguồn nguyên phụ liệu và các doanh nghiệp Việt Nam chỉ sản xuất, tức là làm gia công, ăn phần trăm chênh lệch.

Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam khó có thể phát triển các sản phẩm thuộc da, nhựa, keo… trong nước được. Nếu doanh nghiệp có làm được cũng không thể đủ khả năng cung cấp được cho các doanh nghiệp lớn, nên rất khó xây dựng được thương hiệu riêng.

Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, thách thức lớn nhất với ngành da giày hiện nay là sự cạnh tranh của các sản phẩm từ ASEAN và Trung Quốc.

Khi tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh và tăng giá nhân công, khiến thị trường Việt Nam sẽ kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Thuấn băn khoăn: "Doanh nghiệp Việt Nam liệu có tận dụng được cơ hội do TPP mang lại; năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước liệu đáp ứng được nhu cầu sản xuất hay không? Đặc biệt, các doanh nghiệp có cạnh tranh để tham gia được vào chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu toàn cầu…"

Không chỉ thế, vấn đề thiếu lao động lành nghề, lao động có tay nghề cao cũng đang là vấn đề bức xúc đối với ngành da giày hiện nay.

Ông Nguyễn Hải Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Da giày cho biết, ngành da giày hiện chưa có trường đào tạo nhân lực, các doanh nghiệp vừa kinh doanh vừa mày mò nghiên cứu các sản phẩm riêng của mình. Vấn đề hiện nay là cần thành lập các trường cao đẳng đào tạo lao động, công nhân kỹ thuật, kỹ sư cho ngành da giày đáp ứng nhu cầu phát triển.

Để giải quyết những khó khăn của ngành da giày, nhất là vấn đề thu hút đầu tư các sản phẩm nguyên phụ liệu hỗ trợ, theo Bộ Công Thương, Chính phủ sẽ ban hành một nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ giúp cho ngành da giày.

Theo dự thảo, nghị định này sẽ hỗ trợ tối đa về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, hạ tầng cơ sở, tín dụng nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, trong đó đặc biệt hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

Ông Phan Chí Dũng chia sẻ: "Vấn đề ở chỗ ta chưa quy hoạch được một khu công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp sản xuất da giày, nên rất khó phát triển. Chính vì vậy, để phát triển sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành da giày, các doanh nghiệp trong ngành phải ngồi lại với nhau để chọn ra một địa điểm thích hợp quy hoạch thành một khu công nghiệp tập trung rồi gửi về Bộ Công Thương để trình Chính phủ phê duyệt." Tuy nhiên, ông Dũng cũng cho biết, việc này sẽ hết sức khó khăn vì các doanh nghiệp phải di dời gây thiệt hại kinh tế cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Đức Thuấn cho biết, chiến lược phát triển của ngành da giày đã được Bộ Công Thương phê duyệt.

Theo đó, mục tiêu của ngành da giày đến 2020 sẽ sản xuất khoảng 1,698 tỷ đôi giày dép, 311 triệu cái balô, túi xách, 63 triệu tấn da cứng…, trong đó sẽ thu hút khoảng hơn 1 triệu lao động. Doanh thu xuất khẩu của ngành sẽ đạt 24,5 tỷ USD./.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

fbytzltw