New York Times: Doanh nghiệp CNTT Việt Nam "tăng trưởng chóng mặt"

Tờ The New York Times (NYT) cho rằng, thị trường công nghệ thông tin Việt Nam đang bùng nổ và được cho là hứa hẹn nhất Đông Nam Á nhưng chưa thực sự được "cởi trói" về chính sách.

Theo NYT, thực trạng chung của nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam là tăng trưởng với tốc độ chóng mặt nhưng chưa đang bị "làm khó" trong một số chính sách.

Bùng nổ công nghệ

Các doanh nghiệp công nghệ thông tin đang là điểm sáng trong nền kinh tế Việt Nam. Báo cáo năm 2013 của Bộ Công thương Việt Nam cho thấy, doanh số bán hàng trực tuyến của các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam cho người tiêu dùng đã lên tới 2,2 tỷ USD vào năm 2013, và con số này dự đoán sẽ lên tới 4 tỷ USD vào năm 2015.

Việt Nam đang là một trong những thị trường công nghệ thông tin hứa hẹn nhất Đông Nam Á.
Việt Nam đang là một trong những thị trường công nghệ thông tin hứa hẹn nhất Đông Nam Á.

Sở dĩ ngành công nghệ thông tin Việt Nam có được sự bùng nổ như trên là nhờ có cơ sở hạ tầng Internet mạnh mẽ, doanh số bán điện thoại thông minh (smartphone) khổng lồ, sự bùng nổ của mua sắm trực tuyến và sự xuất hiện của vô số các lập trình viên và các nhà thiết kế game có tay nghề cao, sẵn sàng làm việc với mức lương thấp hơn so với các nước khác trong khu vực.

Hiện có nhiều công ty công nghệ lớn của thế giới như Intel, Samsung và Microsoft đã có nhà máy ở Việt Nam. Nhiều công ty gia công phần mềm quốc tế cũng bị thu hút bởi mức thuế thấp và các ưu đãi khác của chính phủ.

Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Giám đốc Quỹ CyberAgent Ventures (Nhật Bản) tại Việt Nam nhận định, Việt Nam hiện là một trong những thị trường công nghệ thông tin hứa hẹn nhất của Đông Nam Á. Ông cho rằng thương mại điện tử, dịch vụ âm nhạc trực tuyến và trò chơi trên điện thoại thông minh là những khu vực tăng trưởng nóng nhất hiện nay.

Bùng nổ quy định

Cùng với sự phát triển trên, chính phủ Việt Nam cũng đang tăng cường bổ sung các chính sách công nghệ thông tin. Ngày càng có nhiều quy định đối với các doanh nghiệp công nghệ thông tin cả về mặt nội dung và thậm chí là cả yêu cầu bằng cấp đối với chủ các doanh nghiệp.

Môi trường làm việc tại Glass Egg Digital Media,một công ty chuyên gia công đồ họa cho lĩnh vực game.
Môi trường làm việc tại Glass Egg Digital Media,một công ty chuyên gia công đồ họa cho lĩnh vực game.

Một số người lo sợ, mức độ chặt chẽ của các quy định mới sẽ “bóp nghẹt” sự đổi mới và đầu tư trong lĩnh vực đang bùng nổ này.

Nhiều doanh nghiệp Internet và tập đoàn công nghệ đa quốc gia ở Việt Nam cho rằng, nhiều quy định mới không phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ.

Một số chuyên gia công nghệ cho hay, một dự thảo luật có thể sẽ yêu cầu các công ty công nghệ nước ngoài đang cung cấp dịch vụ tại Việt Nam phải có đại diện trong nước. Quy định này nếu được đưa ra sẽ được áp dụng cho các công ty đang kinh doanh ở thị trường Việt Nam nhưng không có văn phòng chính thức tại Việt Nam.

Liên minh Internet mới ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (AIC), đại diện cho hàng loạt công ty nước ngoài như Google, Apple, Facebook, Yahoo, eBay, LinkedIn và Salesforce.com, bày tỏ lo ngại nếu quy định trên bị áp dụng.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hạnh, đại diện của Bộ Công Thương về các vấn đề thương mại điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh, khẳng định, các chính sách Internet của chính phủ từ lâu đã nhắm đến cả hai mục tiêu là quản lý và hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ cao. Bà nói thêm rằng Bộ Công thương rất ủng hộ thương mại điện tử.

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, cho rằng môi trường kinh doanh pháp lý cho các doanh nghiệp Internet cho đến nay rất thuận lợi và rằng chính phủ đang rất ưu tiên cho lĩnh vực công nghệ thông tin.

infonet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw