Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

Xu hướng thị trường logistics toàn cầu và thử thách dành cho Việt Nam

Báo cáo gần đây của công ty theo dõi thị trường Precedence Research chỉ ra, quy mô thị trường logistics toàn cầu đạt 7,98 nghìn tỷ USD vào năm 2022, dự báo sẽ đạt 18,23 nghìn tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 10,7% từ năm 2023 đến năm 2030. Sự bùng nổ của thương mại điện tử, sự yêu thích mua sắm hàng trực tuyến và khả năng kết nối mạng internet tốc độ cao đã đang thúc đẩy các dịch vụ logistics tăng trưởng.

Trong số các xu hướng toàn cầu của ngành, việc tăng cường số hóa và tự động hóa, phát triển các phần mềm quản lý logistic tích hợp và quản lý kho dựa trên điện toán đám mây là những điểm nhấn quan trọng mà hầu hết các doanh nghiệp, quốc gia đều đang triển khai, áp dụng.

Nếu như trước đây, công nghệ số hóa trong lĩnh vực logistics mới chỉ dừng lại với “track & trace” (kiểm soát và theo dõi) thì hiện nay việc áp dụng trong toàn trình đang dần trở nên phổ biến, đa dạng hơn nhiều. Theo báo cáo thường niên năm 2023 của MHI (một công ty kỹ thuật, thiết bị điện và điện tử đa quốc gia có trụ sở chính tại Tokyo, Nhật Bản) thì trong vòng 5 năm tới, xu hướng công nghệ được ưu tiên ứng dụng trong lĩnh vực logistic gồm: Tối ưu hàng hóa tồn kho và mạng lưới; điện toán đám mây và lưu trữ, cảm biến và nhận diện tự động, phân tích nâng cao, công nghệ không dây và di động, robots và tự động hóa, in 3D, trí tuệ nhân tạo, IoT, Blockchain, xe không người lái và máy bay không người lái…

Đáng lưu ý, theo một khảo sát của Alloy Technologies, có tới 92% giám đốc điều hành doanh nghiệp logistics đều cho rằng khả năng quản trị chuỗi cung ứng là yếu tố quan trọng trong việc quyết định thành công. Mặc dù vậy, chỉ có 72% trong số đó tìm ra cách chuyển đổi số thành công cho doanh nghiệp của mình.

Số hóa là một xu hướng đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia và ngành logistics thế giới, đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp trong ngành. Điều này có thể thấy qua mức đầu tư vào lĩnh vực của các công ty công nghệ, thương mại điện tử toàn cầu. Có thể kể tới, Google đã đầu tư tới 500 triệu USD vào hậu cần tự động của JD, Alibaba cũng đã đầu tư tới 15 tỷ USD vào hạ tầng hậu cần của robot…

Ngành logistic Việt Nam đang đứng trước loạt cơ hội và thách thức để chuyển đổi số thành công.
Ngành logistic Việt Nam đang đứng trước loạt cơ hội và thách thức để chuyển đổi số thành công.

Ngành logistics tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Theo bảng xếp hạng của Agility năm 2023, Việt Nam thuộc top 10 thị trường logistics mới nổi trên thế giới và đứng thứ 4 Đông Nam Á. Về cơ hội logistics trong nước, Việt Nam đứng thứ 16 và về cơ hội logistics quốc tế, chúng ta đang đứng vị trí thứ 4. Điều kiện kinh doanh và chỉ số sẵn sàng công nghệ, chúng ta đang được đánh giá lần lượt ở vị trí thứ 19 và 15 của bảng xếp hạng.

Cùng với sự bùng nổ của ngành thương mại điện tử, kéo theo nhu cầu gia tăng trong giao hàng B2C cũng như sự phát triển của các dịch vụ thương mại quốc tế đang tạo ra những cơ hội tốt thúc đẩy thị trường logistics của Việt Nam. Google dự báo quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt mức 57 tỷ USD (CAGR là 51,5%) vào năm 2025.

Bên cạnh các chủ trương chính sách của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành logistics thì sự tự cường vươn lên làm chủ công nghệ, cung cấp các giải pháp số hóa từ phía các doanh nghiệp công nghệ Việt cũng đang là điều kiện “vàng” cho chuyển đổi số ngành này.

Việt Nam hiện có khoảng 46% doanh nghiệp đang ứng dụng các loại hình công nghệ khác nhau trong hoạt động, vận hành của mình. Các dịch vụ số hóa nổi bật bao gồm hải quan điện tử, thuế điện tử, quản lý khai thác cảng biển, quản lý hành trình xe, vận chuyển và kho bãi… Nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp là rất lớn, tuy nhiên với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đầu tư cho công nghệ số cũng là một vấn đề khó khăn.

Việt Nam cũng đang có các nhà cung cấp giải pháp, phần mềm trong lĩnh vực logistics, như: Viettel Solutions, Phaata.com, SmartLog, Logivan, Abivin, NetLoading… Một số giải pháp có thể kể đến là: Hệ thống quản lý vận tải, quản lý đơn hàng (TMS/OMS); Hệ thống chia chọn/thực hiện đơn hàng (Sorting/Fulfillment); Hệ thống quản lý giao nhận vận tải quốc tế (FMS), quản lý chuyển phát; Hệ thống quản lý kho hàng (WMS); Ứng dụng Gọi xe tải - Xe container - Hàng ghép; Hệ thống tích hợp với các sàn TMĐT, sàn giao dịch vận tải… Đây là điều kiện quan trọng, là cơ sở để các doanh nghiệp logistics có thể lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp với điều kiện thực tiễn của mình.

Tuy nhiên, ngành logistics Việt cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc chuyển đổi số như: chi phí đầu tư về công nghệ cao, nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Theo phân tích của chuyên gia Lê Thanh Phương, Khoa Kinh tế và Quản lý, trường Đại học Thủy lợi thì Việt Nam hiện có khoảng 4.000 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics quốc tế và nội địa (trong đó, khoảng 1.300 DN hoạt động tích cực). Tuy nhiên, đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ có 1% là doanh nghiệp lớn. Vì vậy, chi phí đầu tư của các doanh nghiệp này cho số hóa cũng là một thử thách không nhỏ.

Tiếp đến là những hạn chế về nguồn nhân lực. Theo Bộ Công Thương, tính đến năm 2022, số lao động được đào tạo bài bản về logistics chỉ chiếm khoảng 5-7% số lao động hiện đang làm việc trong lĩnh vực này; khả năng đáp ứng nhu cầu nhân lực logistics chỉ khoảng 10%. Nguồn nhân lực logistics của Việt Nam không chỉ thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng. Điều này sẽ là một trở ngại lớn trong quá trình thực hiện chuyển đổi số để phát triển của ngành.

Theo các chuyên gia, để khắc phục những trở ngại kể trên, các doanh nghiệp Việt cần chủ động xây dựng chiến lược chuyển đổi số phù hợp với quy mô và nhu cầu của mình; lựa chọn kỹ mô hình ứng dụng công nghệ; đảm bảo quá trình chuyển đổi hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ số… Ở tầm vĩ mô, để thúc đẩy chuyển đổi số ngành logistics Việt, các doanh nghiệp cần có sự hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức, chính phủ liên quan. Song song với đó, việc nâng cao nhận thức và khả năng của người lao động để sử dụng và điều hành các hệ thống AI trong logistics cũng là một yếu tố quan trọng của doanh nghiệp chuyển đổi số.

Những “trái ngọt” của doanh nghiệp logistics Việt chuyển đổi số thành công

Là một trong những doanh nghiệp logistics tiên phong thực hiện chuyển đổi số, đáp ứng chuyển đổi xanh trong ngành, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn hiện đã gặt hái được những thành tựu ấn tượng trong phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực vận hành của mình.

Theo ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc Marketing của Tổng công ty thì thời gian qua, Tân Cảng Sài Gòn đã triển khai đồng loạt cảng điện tử ePort, lệnh giao hàng và hệ thống kho hàng điện tử cùng với ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào chăm sóc khách hàng. Trong đó, chỉ tính riêng việc ứng dụng cảng điện tử đã cho phép khách hàng khai báo trực tuyến thông tin container, thông tin hàng hóa, khai báo tờ khai, thanh toán, cho đến khai báo lệnh giao hàng điện tử…

Với các tính năng như check-in online, áp dụng tại cảng Cát Lái cũng giúp giảm thời gian chờ của phương tiện trước cổng cảng, tiến đến phát triển cảng tự động. Kết quả, thời gian xe chờ tại cổng cảng giảm từ 13 phút xuống còn 6 phút; thời gian thông quan hải quan điện tử giảm 2 phút/container.

Nhờ áp dụng các giải pháp công nghệ chuyển đổi số, Tân Cảng Sài Gòn - đơn vị đang chiếm 90% thị phần sản lượng container tại khu vực TP HCM đã tiết kiệm khoảng 30.000 - 50.000 tờ giấy/ngày, giảm 3000 - 5000 xe/ngày ra vào cảng làm thủ tục hành chính, cắt giảm được 45% nhân sự trong khi vẫn duy trì sản lượng như cũ.

Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn là một trong những doanh nghiệp logistics đi đầu về chuyển đổi số và đang gặt hái được những “trái ngọt lành” trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn là một trong những doanh nghiệp logistics đi đầu về chuyển đổi số và đang gặt hái được những “trái ngọt lành” trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Tân cảng Sài Gòn hiện đã và đang triển khai rất nhiều giải pháp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh tại 16 cơ sở cảng trải dài tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam cùng hệ thống 7 ICD hỗ trợ kết nối. Tân Cảng - Cát Lái và Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (TCIT) là một trong những cảng đầu tiên tại Việt Nam đạt danh hiệu Cảng xanh của Hội đồng mạng lưới dịch vụ cảng APEC. Trong năm 2023, Tân cảng Sài Gòn cũng đã vinh dự đón nhận giải thưởng Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam - giải thưởng vinh danh các doanh nghiệp tiêu biểu trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số hướng đến phát triển kinh tế số tại Việt Nam.

Một doanh nghiệp logistics khác cũng đã đạt được nhiều thành tựu về chuyển đổi số là Cảng Hải Phòng. Tính đến tháng 10/2023, tỷ lệ khách hàng thực hiện dịch vụ cổng điện tử ePort tại đây đã đạt 91,78%, tỷ lệ khách hàng sử dụng cổng thông minh Smart gate là 94,5%, tương tác với gần 12.500 lái xe, 1.423 doanh nghiệp vận tải sử dụng và bỏ toàn bộ chứng từ giao nhận,...

Các chuyên gia nhận định, việc ứng dụng các công nghệ như Trí tuệ nhân tạo, Blockchain, Internet of Things (IoT), và Big data có thể tối ưu hóa quy trình vận chuyển hàng hóa, giảm thiểu thời gian xếp dỡ, và nâng cao khả năng theo dõi và quản lý hàng hóa. Điều này không chỉ mang lại lợi ích về chi phí mà còn tăng cường uy tín và hình ảnh của cảng, thu hút đầu tư và tạo nên một môi trường kinh doanh thuận lợi.

Theo ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết ngành logistics Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng ngành bình quân hằng năm 14-16%, số lượng doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, nhất là hoạt động xuất, nhập khẩu. Thành tựu đó có một phần quan trọng của việc thực hiện, triển khai thành công các giải pháp số hóa của ngành.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp nhà nước phải cùng đất nước tăng trưởng cao, bền vững

Doanh nghiệp nhà nước phải cùng đất nước tăng trưởng cao, bền vững

Kết luận Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước với chủ đề tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng vào sáng 15/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ luôn đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất và sẵn sàng giải quyết các đề xuất, kiến nghị, tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp nhà nước phát triển nhanh, bền vững.

Bài cuối: Nền tảng dùng chung còn bất cập

Những rào cản trong chuyển đổi số ở cơ sở Bài cuối: Nền tảng dùng chung còn bất cập

Trong quá trình chuyển đổi số, nền tảng số đóng vai trò quan trọng tương tự như hạ tầng xây dựng cơ bản trong thế giới thực. Một nền tảng số thống nhất, kết nối toàn bộ hệ thống quản lý sẽ giúp chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Tuy nhiên, hiện nay, một trong những thách thức lớn trong chuyển đổi số cấp xã tại Lào Cai là chưa có một nền tảng dùng chung, khiến dữ liệu bị phân mảnh, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.

Chủ động khắc phục suy hao cáp quang, đảm bảo đường truyền ổn định

Xí nghiệp Lưới điện cao thế Lào Cai: Chủ động khắc phục suy hao cáp quang, đảm bảo đường truyền ổn định

Trong thời kỳ chuyển đổi số mạnh mẽ, hạ tầng truyền dẫn ổn định là yếu tố then chốt giúp ngành điện vận hành hiệu quả và nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhận thức rõ điều đó, Xí nghiệp Lưới điện cao thế (LĐCT) Lào Cai - Công ty Điện lực Lào Cai đã và đang chủ động thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm duy trì và nâng cao chất lượng hệ thống truyền dẫn cáp quang, đảm bảo kết nối thông suốt phục vụ sản xuất - kinh doanh và điều hành lưới điện.

Ứng dụng AI trong giảng dạy

Ứng dụng AI trong giảng dạy

Những năm gần đây, giáo dục Lào Cai đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy. Tại nhiều trường học, AI không chỉ giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học mà còn giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách trực quan, sinh động hơn. Nhờ các nền tảng học liệu số, công cụ tương tác thông minh và phần mềm hỗ trợ giảng dạy, nhiều tiết học đã trở nên hấp dẫn, kích thích sự sáng tạo và khả năng tự học của học sinh.

Bài 2: Kỹ năng của người dân và vấn đề đặt ra

Những rào cản trong chuyển đổi số ở cơ sở: Bài 2: Kỹ năng của người dân và vấn đề đặt ra

Chuyển đổi số không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền hay doanh nghiệp mà còn cần sự tham gia của tất cả người dân. Tuy nhiên, đối với các địa phương vùng cao, vùng dân tộc thiểu số nơi có điều kiện kinh tế - xã hội, hạ tầng viễn thông còn nhiều khó khăn, việc nâng cao kiến thức, kỹ năng số cho người dân, giúp họ thích nghi với môi trường số, tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến và kinh tế số vẫn đang là một thách thức lớn.

Bài 1: Nhân lực số - “nút thắt” ở cấp xã

Những rào cản trong chuyển đổi số ở cơ sở Bài 1: Nhân lực số - “nút thắt” ở cấp xã

Chuyển đổi số đang là nhiệm vụ cấp bách trong xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Trung ương đang chủ trương sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn đối với các địa phương, đặc biệt là cấp xã tại Lào Cai, chính là nhân lực phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số.

Lượng hóa một số khái niệm mới trong Nghị quyết số 57-NQ/TW

Lượng hóa một số khái niệm mới trong Nghị quyết số 57-NQ/TW

Nhằm đảm bảo việc thống nhất nhận thức và tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành công văn số 562/BKHCN-VCL hướng dẫn làm rõ định nghĩa, nội hàm, lượng hóa một số khái niệm mới trong Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Ra mắt kênh chính thức tiếp nhận các sản phẩm đổi mới sáng tạo

Ra mắt kênh chính thức tiếp nhận các sản phẩm đổi mới sáng tạo

Là kênh chính thức để tiếp nhận đề xuất các sản phẩm, giải pháp mới về công nghệ, chuyển đổi số, Cổng thông tin tiếp nhận và công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số được triển khai với kỳ vọng mang lại hiệu quả thiết thực cho các cơ quan, doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp khẳng định năng lực công nghệ, tạo niềm tin với khách hàng và đối tác.

Ngăn "nhạc rác" trên nền tảng số

Ngăn "nhạc rác" trên nền tảng số

Những năm gần đây, sự bùng nổ của các nền tảng nhạc số như YouTube, TikTok… đã mở ra cơ hội lớn cho người sáng tác và phát hành nhạc. Tuy nhiên, song song với những sản phẩm âm nhạc chất lượng, nhạc "rác" cũng đang tràn lan, gây ra nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn và người nghe nhạc.

Ứng dụng AI trong quản lý du lịch

Ứng dụng AI trong quản lý du lịch

Ngày 4/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức hội nghị “Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng AI trong xử lý công việc chuyên môn” nhằm nâng cao năng lực số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Sở Du lịch thành phố Hà Nội trong sử dụng công nghệ, đặc biệt là ứng dụng AI trong công tác quản lý.

fb yt zl tw