Mưa lũ làm 7 nhà dân ảnh hưởng, 4 tuyến quốc lộ bị sạt lở gây ách tắc giao thông

Từ ngày 27/7 đến 1/8/2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa dông diện rộng. Mưa lũ đã gây nhiều thiệt hại về nhà ở và hệ thống hạ tầng giao thông ở các huyện Bát Xát, Si Ma Cai, Mường Khương, Bảo Yên và thị xã Sa Pa.

B1.jpg
Sạt lở trên Tỉnh lộ 158 gây hỏng hệ thống cột hộ lan.

Theo thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tại và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, tính từ ngày 27/7 đến cuối ngày 1/8, mưa lũ trên địa bàn toàn tỉnh đã làm 10 nhà dân bị ảnh hưởng (thị xã Sa Pa 5 nhà; huyện Bát Xát 1 nhà, huyện Mường Khương 2 nhà, huyện Bảo Yên 2 nhà).

B2.jpg
Một nhà dân ở xã Pha Long, huyện Mường Khương bị ảnh hưởng do mưa lũ.

Về sản xuất nông, lâm nghiệp: tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng, thiệt hại là 23,25. Trong đó, có 18,25 ha lúa bị vùi lấp, gãy đổ (15,5 ha tại huyện Bảo Yên và 2,75 ha tại huyện Mường Khương), 1ha ngô bị gãy đổ (huyện Mường Khương); 5 ha cây ăn quả, cây hoa màu (huyện Bảo Yên, Mường Khương) bị gãy đổ; lũ cuốn trôi 2 con trâu của người dân xã Minh Tân, huyện Bảo Yên.

B3.jpg
Một cột cáp quang viễn thông ở huyện Mường Khương bị đổ do mưa lũ.

Thiệt hại về hệ thống hạ tầng giao thông và viễn thông: mưa lũ đã làm sạt lở nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ qua địa bàn các huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Bát Xát và thị xã Sa Pa.

Cụ thể, mưa lũ đã làm sạt lở 10 vị trí trên Quốc lộ 4 với khối lượng trên 800 m3, trong đó điểm sạt lở lớn nhất tại Km209+380, đoạn qua xã Pha Long, huyện Mường Khương gây tắc đường; Quốc lộ 4D có 3 vị trí bị sạt lở taluy dương với khối lượng khoảng 240 m3 (tại km187+350, đoạn qua địa phận xã Thanh Bình, huyện Mường Khương); Quốc lộ 4E sạt taluy dương 3 vị trí, khối lượng khoảng gần 50 m3 và có 14 vị trí cây đổ. Quốc lộ 279 sạt lở 3 vị trí, khối lượng khoảng 40 m3.

Cùng với đó, Tỉnh lộ 158 (đoạn qua xã A Lù, Y Tý) có 5 điểm sạt lở cả taluy âm và taluy dương, với khối lượng đất đá trên 300 m3, gây chia cắt giao thông từ xã Trịnh Tường lên xã Y Tý; Tỉnh lộ 152 sạt lở taluy dương 5 vị trí, khối lượng khoảng 875 m3; Tỉnh lộ 151 và 151B, qua địa phận huyện Văn Bàn sạt lở 4 vị trí với khối lượng gần 100 m3.

Ngoài ra, mưa lũ cũng làm 7 tuyến đường liên huyện, liên xã của huyện Si Ma Cai, Bát Xát, thị xã Sa Pa bị sạt lở với khối lượng gần 1.000 m3, ảnh hưởng đến việc đi lại của Nhân dân.

B4.jpg
Hơn 10 ha lúa của xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên bị vùi lấp, ngập úng.

Ngay sau khi xảy ra sạt lở, Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý bảo trì đường bộ, Công ty Cổ phần đường bộ Lào Cai, chính quyền huyện Mường Khương, Bát Xát, Si Ma Cai và thị xã Sa Pa triển khai máy móc, nhân lực đến các điểm sạt lở cắm biển cảnh báo, phân luồng giao thông, tập trung dọn đất, đá khắc phục mặt đường để thông tuyến.

Tính đến chiều 1/8, hầu hết điểm sạt lở đã cơ bản được khắc phục, giao thông trên các tuyến đường đã được thông suốt, đảm bảo việc đi lại của người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế phục hồi, trở lại đà tăng trưởng cao

Kinh tế phục hồi, trở lại đà tăng trưởng cao

Nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà phục hồi bền bỉ với tốc độ phục hồi tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều thuận lợi nhưng cũng biến động khó lường.

Những bài học kinh nghiệm phục hồi sau bão Yagi

Những bài học kinh nghiệm phục hồi sau bão Yagi

Bão Yagi đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh phía Bắc, nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Sau bão với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp và sự góp sức của nhiều tổ chức quốc tế, đến nay cơ bản cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của người dân vùng bị ảnh hưởng bão, lũ đã dần ổn định.

[Ảnh] Sông Hồng và những nhịp cầu nối đôi bờ (Phần 2)

[Ảnh] Sông Hồng và những nhịp cầu nối đôi bờ (Phần 2)

Sông Hồng (hay Hồng Hà, còn có các tên gọi khác là sông Cái, sông Cả, sông Thao, Nhị Hà, Nhĩ Hà) là con sông có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ, trên đất Việt Nam dài 556 km. Ngược sông Hồng từ cửa Ba Lạt (Thái Bình) - nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả lên Lào Cai - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt có hơn 30 cây cầu đã bắc qua sông.

[Ảnh] Sông Hồng và những nhịp cầu nối đôi bờ (phần 1)

[Ảnh] Sông Hồng và những nhịp cầu nối đôi bờ (phần 1)

Sông Hồng (hay Hồng Hà, còn có các tên gọi khác là sông Cái, sông Cả, sông Thao, Nhị Hà, Nhĩ Hà) có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ, trên đất Việt Nam dài 556 km. Ngược sông Hồng từ cửa Ba Lạt (Thái Bình) - nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả lên Lào Cai - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt có hơn 30 cây cầu đã bắc qua sông.

Lào Cai coi trọng phát triển nhà ở xã hội

Lào Cai coi trọng phát triển nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là một trong những tiêu chí, thước đo quan trọng đánh giá mức độ phát triển, tốc độ đô thị hóa, chính sách an sinh xã hội của mỗi địa phương. Những năm qua, tỉnh Lào Cai có nhiều chính sách tích cực nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội, trong đó tỉnh bố trí mặt bằng, doanh nghiệp đầu tư hạ tầng.

fb yt zl tw