Lắng nghe ý kiến người dân và doanh nghiệp để điều chỉnh kịp thời trong cải cách hành chính

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang trong phiên họp thứ 2, hội nghị chuyên đề đánh giá về tình hình và kết quả triển khai các giải pháp đổi mới trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp tại các bộ, ngành, địa phương sáng 16/10 của Tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ.

Phiên họp được tổ chức trực tuyến, kết nối đầu cầu Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham dự, chủ trì hội nghị tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh.

Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lào Cai có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

LC.jpg
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Lào Cai.

Theo báo cáo tại hội nghị, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các giải pháp đổi mới trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp.

Kết quả, trong 9 tháng năm 2023, tỷ lệ hồ sơ được cấp kết quả giải quyết TTHC điện tử của các bộ, ngành, địa phương lần lượt đạt 22,48% và 38,94% (cùng kỳ 2022 đạt 8,78% và 13,14%). Việc chuyển hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử tại các bộ, ngành đạt 81,39% (cùng kỳ 2022 đạt 50,69%), các địa phương đạt 70,24% (cùng kỳ đạt 38,84%). Qua đó, góp phần xây dựng, đưa vào vận hành các cơ sở dữ liệu quốc gia chuyên ngành như dân cư, bảo hiểm xã hội, đăng ký doanh nghiệp, hộ tịch điện tử, giấy phép lái xe...

Thực hiện Đề án 06, có 15 bộ, ngành, 63 địa phương hoàn thành kết nối hệ thống trực tuyến giải quyết TTHC với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tổng cộng đã có 1,2 tỷ trường hợp tra cứu, 536 trường hợp đồng bộ thông tin công dân, 91,2 triệu thông tin nhân khẩu được làm sạch giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội và dân cư; 64,3 triệu hồ sơ cấp định danh điện tử, kích hoạt trên 42 triệu tài khoản. Bên cạnh đó, có 24 địa phương hoàn thành cấp tài khoản định danh điện tử...

Phó thủ tướng.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự, chủ trì hội nghị tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: chất lượng thực hiện TTHC, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đã được cải thiện nhưng chưa đáng kể; vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, phát sinh thêm TTHC, hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định; việc nâng cấp hệ thống trực tuyến giải quyết TTHC tại một số bộ, ngành, địa phương còn chậm; kỷ luật, kỷ cương hành chính của một số cơ quan, đơn vị chưa nghiêm.

Tại phiên họp, Tổ công tác kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp. Bộ ngành địa phương cần triển khai ngay các giải pháp để khắc phục tồn tại, hạn chế và nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công…

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chỉ đạo từng cấp, từng ngành phải xem cải cách TTHC là việc quan trọng, là xu thế của thế giới, là chìa khóa của sự phát triển; phải thay đổi thói quen xử lý TTHC, bỏ dần việc tiếp cận văn bản giấy.

Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Việc cải cách hiện nay còn rào cản là nhiều nơi “không thích sự minh bạch”, đây là điều bắt buộc phải thay đổi. Thực hiện cải cách TTHC là việc khó, không thể ứng xử với việc khó bằng cách tiếp cận cũ. Phải có sự sòng phẳng giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, người dân trong thực hiện TTHC, đây cũng là việc khó, sẽ từng bước chuẩn hóa trong thời gian tới.

Ngoài ra, các bộ ngành, địa phương cần phát huy vai trò của người đứng đầu, nơi nào người đứng đầu quan tâm, quyết liệt thì sẽ đạt kết quả cao, không có đáp số khác. Trong mỗi nội dung, cũng cần xác định rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm chính, không thể có nhiều cơ quan cùng chịu trách nhiệm chính, tránh tình trạng “đá quả bóng trách nhiệm” qua lại lẫn nhau.

PTT.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Cơ sở dữ liệu là cái gốc trong thực hiện cải cách TTHC, cần đồng bộ các hệ thống, kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu để khai thác, tái sử dụng hiệu quả. Con người thực hiện cải cách TTHC cần có đạo đức, trách nhiệm, năng lực.

Với các ngành, địa phương, cần có sự linh hoạt trong ứng xử với việc cải cách, đặc biệt là xếp thứ tự, ưu tiên cái nào trước, cái nào sau.

Chính phủ sẽ tiếp nhận thông tin để có hướng xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc nhằm thực hiện cải cách TTHC có hiệu quả thiết thực.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế

Để thu thập thông tin phục vụ việc triển khai các giải pháp nhằm tăng cường năng lực công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan thuế với người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh Lào Cai triển khai khảo sát, lấy ý kiến đánh giá về sự hài lòng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế năm 2024.

Nâng cao mức độ hài lòng của người dân

Nâng cao mức độ hài lòng của người dân

Tháng 4 vừa qua, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Từ 1/7/2024, giải quyết liên thông điện tử thủ tục Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi

Từ 1/7/2024, giải quyết liên thông điện tử thủ tục Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi

Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 quy định việc thực hiện liên thông điện tử 2 nhóm thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất.

Cần gỡ những “điểm nghẽn” trong giải quyết thủ tục hành chính

Cần gỡ những “điểm nghẽn” trong giải quyết thủ tục hành chính

Lào Cai hiện có 27 cơ quan, đơn vị thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, gồm 21 sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; bộ phận một cửa của UBND thành phố Lào Cai; 3 đơn vị ngành dọc của trung ương đóng trên địa bàn và 2 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công. Ngoài ra còn có bộ phận tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của 8 huyện, thị xã và 152 xã, phường, thị trấn.

Nâng cao hiệu quả công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5: Nâng cao hiệu quả công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tích cực đổi mới phương thức hoạt động, đặc biệt là giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đo lường, xác định đo lường chất lượng là một trong những công cụ, giải pháp góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân

Cấp xã là cấp chính quyền đầu tiên tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, việc phát huy vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền trong cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu cải cách hành chính chung của toàn tỉnh.

Xã Gia Phú: 95% hồ sơ công việc tại xã luân chuyển trên môi trường mạng

Xã Gia Phú: 95% hồ sơ công việc tại xã luân chuyển trên môi trường mạng

Theo thông tin của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Bảo Thắng, hiện Gia Phú là một trong xã đi đầu về cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng chuyển đổi số trong thực hiện hành chính công với hơn 95% hồ sơ công việc tại xã được quản lý, xử lý và luân chuyển trên môi trường mạng (số còn lại thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

fbytzltw