“Làng cổ” Nặm Cằm giữ gìn văn hóa để phát triển du lịch

Nặm Cằm là một trong những ngôi “làng cổ” còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống của người Tày ở Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên).

Bản Nặm Cằm có 76 hộ, 413 nhân khẩu, 100% là người Tày. Nơi đây có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những ngôi nhà sàn truyền thống dựa lưng vào đồi hoặc dưới tán cọ xanh mướt, bao quanh là ruộng lúa đem tới cảm giác bình yên, thư thái. Đây là nơi lý tưởng cho những ai muốn tận hưởng cảm giác trở về với thiên nhiên, với văn hóa truyền thống, tránh ồn ào, tấp nập của phố thị.

2.png

Nặm Cằm hiện có 72 hộ vẫn sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống đã có từ nhiều đời. Những ngôi nhà sàn gỗ có 3 - 5 gian rộng rãi, thoáng đãng, mái lợp cọ là “chốn đi về” của biết bao thế hệ người Tày nơi đây.

4.png

Là người sinh ra và lớn lên ở bản Nặm Cằm, ông Cổ Kim Vệ, 61 tuổi, đã có hơn 20 năm làm Trưởng bản. Ông là người có uy tín của địa phương, dòng họ, đồng thời là người chứng kiến những đổi thay của bản.

Ông Vệ tâm sự: Trước đây, người dân Nặm Cằm gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, nhưng nay đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và một số đang chuyển hướng làm dịch vụ homestay đáp ứng nhu cầu khám phá, trải nghiệm của khách du lịch.

3.png

Chị Nguyễn Thu Phương, ở phường Bắc Cường (thành phố Lào Cai) cho biết đã đi du lịch ở nhiều nơi nhưng chuyến đi tới bản Nặm Cằm mang lại nhiều trải nghiệm thú vị khác biệt, trong đó chị đặc biệt ấn tượng với không gian xanh, gần gũi thiên nhiên, đậm chất văn hóa Tày và những món ăn truyền thống.

5.png

Dịp 30/4 và 1/5 vừa qua, mỗi nhà làm dịch vụ homestay ở bản Nậm Cằm đón 7 - 10 khách sử dụng dịch vụ lưu trú, ăn uống, trải nghiệm văn hóa… Mặc dù mới khởi đầu nhưng đây là hướng đi có nhiều tiềm năng phát triển. Hiện nhiều hộ ở Nậm Cằm đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa nhà ở trên cơ sở giữ nét đẹp truyền thống, thân thiện môi trường, hướng đến nâng cao thu nhập từ du lịch cộng đồng.

6.png

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw