Tết Hàn thực - nét đẹp truyền thống của người Việt Nam

Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hằng năm, còn được gọi là Tết bánh trôi bánh chay, vì đây là hai loại bánh truyền thống được làm và dâng lên tổ tiên vào ngày này.

3.jpg
Nặn bánh trôi, bánh chay ngày Tết Hàn thực.

Tết Hàn thực, hay còn gọi là Tết bánh trôi bánh chay, diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hằng năm.

Đây là ngày lễ truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa của người Việt Nam, là dịp để con cháu hướng về cội nguồn thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Vào ngày này, các gia đình Việt thường làm bánh trôi, bánh chay để dâng cúng tổ tiên.

Tết Hàn thực năm 2025 rơi vào ngày Thứ Hai (31/3 dương lịch).

Nguồn gốc Tết Hàn thực

Theo nghĩa chữ Hán, "hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc với điển tích Giới Tử Thôi chết cháy.

Chuyện kể rằng vào đời Xuân Thu (770-221), vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Trên đường lánh nạn, vua Tấn được hiền sĩ Giới Tử Thôi hết lòng phò trợ. Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng 19 năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Thậm chí, lúc lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi còn lén cắt một miếng thịt đùi của mình nấu dâng lên vua.

Sau khi biết sự việc, vua Tấn đem lòng cảm kích vô cùng. Thế nhưng, khi đoạt lại ngôi báu, lúc phong thần cho những người có công, vua Tấn lại quên mất sự giúp đỡ của Giới Tử Thôi.

Tuy vậy, Giới Tử Thôi vẫn không hề oán giận, ông trở về đưa mẹ già vào trong núi ở ẩn. Một thời gian sau, khi vua nhớ ra bèn cho người đi tìm nhưng Giới Tử Thôi không chịu về lĩnh thưởng. Vua thấy vậy hạ lệnh đốt rừng để ép ông phải ra mặt nhưng lại khiến mẹ con ông bỏ mạng chốn núi rừng vào đúng ngày 3/3 âm lịch.

Cái chết của Giới Tử Thôi khiến vua đau lòng và ân hận. Vua Tấn cho lập miếu thờ, hạ lệnh kiêng dùng lửa suốt 3 ngày và chỉ ăn thức ăn nguội lạnh nấu sẵn. Hàng năm, cứ đến 3/3 âm lịch, người dân bị cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước.

Theo phong tục cổ truyền, ngày 3/3 âm lịch hàng năm là ngày tết Hàn thực, tưởng nhớ Giới Tử Thôi.

Bản sắc văn hóa Việt

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn Thực đã được người Việt Nam sáng tạo và biến đổi theo bản sắc văn hóa riêng.

Tết Hàn Thực của người Việt còn được gọi là Tết bánh trôi bánh chay vì đây là hai loại bánh truyền thống được làm và dâng lên tổ tiên vào ngày này.

Bánh trôi được làm từ bột gạo nếp, nặn thành viên nhỏ, bên trong có nhân đường đỏ. Khi luộc chín, bánh nổi lên mặt nước, được vớt ra và rắc thêm vừng rang lên trên. Hình dáng tròn trịa của bánh tượng trưng cho sự viên mãn và tinh khiết.

Bánh trôi, bánh chay.
Bánh trôi, bánh chay.

Tương tự như bánh trôi, bánh chay cũng được làm từ bột gạo nếp nhưng có nhân đậu xanh. Bánh được nặn hình tròn dẹt, sau khi luộc chín được đặt trong bát và chan thêm nước đường gừng thơm ngọt.

Tết Hàn Thực ở Việt Nam chính là dịp để người Việt dâng lễ tổ tiên và Phật, thể hiện sự kính trọng và biết ơn về nguồn gốc của mình. Tết Hàn Thực cũng là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại giúp mỗi người nhận thức được bản sắc và gốc rễ của mình.

Trong ngày này, mọi người chuẩn bị mâm cúng ông bà tổ tiên và dâng lên Phật. Nhiều nơi còn có phong tục cúng thần hoàng để cầu mong an lành, bình yên cho quốc gia và dân tộc. Việc này không chỉ là sự tri ân đơn thuần mà còn là dịp để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những giá trị văn hóa, truyền thống đã được truyền đồng thời qua thế hệ.

Dâng cúng bánh trôi, bánh chay lên tổ tiên trong ngày Tết Hàn thực.
Dâng cúng bánh trôi, bánh chay lên tổ tiên trong ngày Tết Hàn thực.

Một trong những nét đẹp của văn hóa của ngày Tết Hàn Thực chính là đoàn viên. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng tham gia làm bánh trôi, bánh chay, cùng thắp hương cúng tổ tiên. Sau đó, cả gia đình sẽ cùng thưởng thức mâm cỗ Hàn Thực và chia sẻ những câu chuyện với nhau.

Trong văn hóa Việt Nam, bánh trôi, bánh chay không chỉ là món ăn ngon mà còn gợi nhớ đến một truyền thuyết lâu đời. Đó là câu chuyện về mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm người con. Khi các con lớn khôn, Âu Cơ và Lạc Long Quân từ biệt nhau, trăm người con chia nhau đến các nơi cai quản. Một trăm người đó chính là tổ tiên của người Việt sau này.

Bánh trôi vừa nhỏ vừa tròn, bên trong có nhân đường hoặc đậu xanh, tượng trưng cho 50 người con theo mẹ lên rừng. Bánh chay là những chiếc bánh to, hơi dẹt, có vỏ bột gạo nếp và nhân đậu xanh, tượng trưng cho 50 người con theo cha xuống biển.

Một nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam được thể hiện qua hai loại bánh truyền thống là bánh trôi và bánh chay. Cả hai loại bánh đều được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo nếp, cho thấy sự phát triển của nền văn minh lúa nước từ hàng ngàn năm nay.

Đồng thời, đây cũng là cách để tôn vinh công sức lao động của người nông dân, một truyền thống tốt đẹp được duy trì qua các đời. Bánh trôi và bánh chay là những món ăn không những ngon mà còn mang ý nghĩa tâm linh trong các dịp lễ tết của người Việt.

Một nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam được thể hiện qua hai loại bánh truyền thống là bánh trôi và bánh chay. Cả hai loại bánh đều được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo nếp, cho thấy sự phát triển của nền văn minh lúa nước từ hàng ngàn năm nay. Đồng thời, đây cũng là cách để tôn vinh công sức lao động của người nông dân, một truyền thống tốt đẹp được duy trì qua các đời.

Bánh chay có vỏ làm từ bột gạo tẻ, bên trong có nhân làm từ đậu xanh. Bánh có vỏ màu trắng, phần nhân màu vàng tươi sáng. Bánh chay mang tính âm, tương phản với bánh trôi mang tính dương. Âm dương giao hòa, thể hiện sự cân bằng và hài hòa của thiên nhiên và con người. Bánh trôi và bánh chay được dùng trong Tết Hàn Thực để cầu mong mùa hè không còn oi bức, thời tiết thuận hòa.

Một trong những nét đẹp của ẩm thực Việt Nam là sự phong phú và đa dạng, phù hợp với từng mùa và từng dịp. Bánh trôi, bánh chay không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn phản ánh sự sáng tạo và khéo léo của người Việt trong việc chế biến thực phẩm theo thời tiết.

Bởi lẽ, tháng 3 là tháng chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hè, khi nắng nóng bắt đầu xuất hiện. Người ta đã nghĩ ra cách làm những món bánh nguội, có vị ngọt thanh mát giúp giải nhiệt và bổ dưỡng.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

fb yt zl tw