Tăng cường quản lý, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản số 1682/UBND-VX chỉ đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

z6454949102009-4019b1e63c5d3fd4824798e7a1168d0b.jpg
Đền Quan, tọa lạc ở phường Lào Cai (thành phố Lào Cai) là di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh triển khai Luật Di sản văn hoá số 45/2025/QH15 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025) bảo đảm kịp thời, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, đúng quy định.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về di sản văn hóa. Tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân để nâng cao nhận thức xã hội, các cấp chính quyền. Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Di sản văn hóa và các quy định mới của Luật, các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật.

Tăng cường quản lý nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; kiểm soát chặt chẽ quy trình kiểm kê, xếp hạng mới di tích, gắn kết chặt chẽ với chương trình, kế hoạch tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích. Tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành trong việc tham mưu, quản lý nhà nước về di sản văn hóa. Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

Tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cơ quan, địa phương, cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; kiểm soát chặt chẽ quy trình kiểm kê, xếp hạng mới di tích, gắn kết chặt chẽ với chương trình, kế hoạch tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích. Tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành trong việc tham mưu, quản lý nhà nước về di sản văn hóa.

Thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hoá, các văn bản hướng dẫn thi hành luật của trung ương, của tỉnh và các quy định về đầu tư, xây dựng khi triển khai các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (bất kể dự án được triển khai từ nguồn ngân sách nào).

Hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng quy trình, quy định, thủ tục triển khai dự án tu bổ di tích, trong đó lưu ý các dự án tu bổ thuộc diện phải lấy ý kiến của các cơ quan, bộ, ngành, các nhà khoa học có liên quan và chỉ thực hiện khi có văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền đối với các dự án; triển khai thực hiện đúng các nội dung thẩm định dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, cơ quan chức năng của Bộ thảo thuận, góp ý, để đảm bảo bảo vệ, giữ gìn được yếu tố gốc tạo nên giá trị di tích.

Tổ chức tuyên truyền rộng rãi về ý nghĩa, giá trị của di tích, lý do bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và công khai nội dung dự án tu bổ di tích trước khi triển khai để Nhân dân được biết, tham gia, đóng góp ý kiến nhằm thống nhất, nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của xã hội về việc thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, nhất là các di tích có tính chất tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng…. Khi hoàn thành dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, tổ chức giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật của di tích; ngày khởi công, ngày hoàn thành; những tổ chức, cá nhân đóng góp tài chính; đơn vị thi công…

Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở địa phương; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng trong việc triển khai các dự án tu bổ, tôn tạo di tích đúng quy trình, nội dung theo quy định của pháp luật, kiên quyết xử lý nghiêm và dứt điểm các sai phạm, vi phạm làm ảnh hưởng tới giá trị di tích (nếu có); bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển bền vững kinh tế - xã hội, phát triển du lịch của địa phương.

Danh mục di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai

I. Danh sách 22 di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia

1
Khu chạm khắc đá cổ Sa Pa
2
Khu Căn cứ Cách mạng Cam Đường
3
Di tích lịch sử văn hóa Đền Thượng
4
Di tích lịch sử văn hóa đền Bảo Hà
5
Di tích thắng cảnh động Mường Vi
6
Di tích lịch sử Chiến thắng đồn Phố Ràng
7
Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà Hoàng A Tưởng
8
Phế tích lịch sử Thành cổ Nghị Lang
9
Di tích lịch sử văn hóa Đền Cấm
10
Di tích thắng cảnh động Hàm Rồng
11
Di tích lịch sử văn hóa đền Bắc Hà
12
Di tích thắng cảnh núi Hàm Rồng
13
Di tích lịch sử văn hóa đền Trung Đô
14
Di tích lịch sử văn hóa Đền Mẫu
15
Di tích Chiến thắng đồn Phố Lu
16
Di tích danh thắng ruộng bậc thang Sa Pa
17
Di tích danh thắng động Thiên Long
18
Di tích danh thắng ruộng thang thung lũng Thề Pả
19
Di tích lịch sử văn hóa đền Cô Tân An
20
Di tích danh lam thắng cảnh động Tả Phìn
21
Di tích danh lam thắng cảnh động Na Măng
22
Di tích lịch sử Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào Cai

II. Danh sách 40 danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp tỉnh

TT
TÊN DI TÍCH - DANH THẮNG
1
Di tích lịch sử văn hóa đền Hàng Phố
2
Di tích lịch sử văn hóa đền Mẫu Sơn
3
Di tích lịch sử văn hóa đền Mẫu Thượng
4
Di tích lịch sử văn hóa đền Đôi Cô - chùa Cam Lộ
5
Di tích lịch sử văn hóa Đền Ken
6
Khu căn cứ du kích Gia Lan
7
Di tích lịch sử cách mạng Khu căn cứ Soi Cờ - Soi Giá
8
Khu căn cứ cách mạng Việt Tiến
9
Di tích Chiến thắng Nghĩa Đô
10
Khu di tích lịch sử Trung tâm Kỹ thuật nghiệp vụ C17 - Bộ Công an
11
Di tích lịch sử văn hóa Đền Quan
12
Di tích lịch sử văn hóa phế tích đền Nghĩa Đô
13
Di tích lịch sử văn hóa đền Ngòi Bo
14
Di tích lịch sử văn hóa đền Đồng Ân
15
Di tích lịch sử văn hóa Đền Mẫu
16
Di tích lịch sử văn hóa đền Vạn Hòa
17
Di tích địa điểm chiến thắng Đồn Coóc
18
Di tích chiến thắng đồn Khau Co
19
Di tích lịch sử văn hóa đền Cô Ba
20
Di tích lịch sử văn hóa phế tích đền Long Khánh
21
Di tích lịch sử văn hóa đền Si Ma Cai
22
Di tích thắng cảnh thác Đầu Nhuần, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng
23
Di tích đền Hai Cô, xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên
24
Di tích Chiến thắng đồn Dương Quỳ, xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn
25
Di tích danh thắng động Tiên Cảnh
26
Di tích phế tích đồn Trấn Hà
27
Di tích Đền Pịt, xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên.
28
Di tích đền Mẫu Sảng Chải
29
Di tích đền Làng Lúc
30
Phế tích thành cổ Lùng Thẩn
31
Đồn Bắc Hà
32
Thác Cát Cát
33
Đường đá cổ Pavie
34
Thác Bạc
35
Danh lam thắng cảnh Khu vực đỉnh Fansipan
36
Thác Ong Chúa
37
Đỉnh Nhìu Cồ San
38
Đỉnh Lảo Thẩn
39
Đỉnh Ky Quan San
40
Đỉnh Pu ta leng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Chứa đựng tinh hoa văn hóa, phản ánh sự tiếp nối trí tuệ, cảm xúc và bản sắc dân tộc qua nhiều thế hệ, nghệ thuật truyền thống giúp gắn kết với cội nguồn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển tư duy sáng tạo. Bảo tồn, kế thừa, phát huy mạnh mẽ hơn nữa những giá trị của nghệ thuật truyền thống, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển và khẳng định dấu ấn văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đang là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới, lan tỏa năm châu” để quảng bá, giới thiệu bánh mì Việt Nam đến với đông đảo du khách. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 3 năm 2025.

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Việc ra đời Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên tại Việt Nam vào giữa tháng 3 vừa qua đánh dấu một hoạt động văn hóa chuyên biệt, độc đáo trong đời sống văn hóa nước nhà. Chính thức khai trương tại Trại Da Vinci, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội, Bảo tàng mở ra một không gian sáng tạo trưng bày những tác phẩm kính màu từ khắp nơi trên thế giới.

Hoa văn phượng hoàng trên trang phục của người Nùng Dín

Hoa văn phượng hoàng trên trang phục của người Nùng Dín

Một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của người Nùng Dín ở huyện vùng cao Mường Khương chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên váy áo, khăn đội đầu, giày vải, địu và mũ của trẻ em…

fb yt zl tw