Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Căn cứ vào những chi tiết như đinh thuyền được làm bằng gỗ, nối ván bằng móc và thanh gỗ bằng nhau, các nhà khảo cổ cho rằng có thể niên đại của thuyền từ khoảng từ thế kỷ XI - XIV, thuộc vào thời nhà Lý.
Căn cứ vào những chi tiết như đinh thuyền được làm bằng gỗ, nối ván bằng móc và thanh gỗ bằng nhau, các nhà khảo cổ cho rằng có thể niên đại của thuyền từ khoảng từ thế kỷ XI - XIV, thuộc vào thời nhà Lý.

Phát hiện vô cùng quý hiếm

Mặc dù chưa có kết luận chính thức, song qua nghiên cứu hiện trường và đối chiếu so sánh nhiều nguồn tư liệu, các nhà khoa học đánh giá đây là phát hiện vô cùng quý hiếm, độc đáo nhất trong lịch sử khảo cổ học Việt Nam. Các nhà khảo cổ học đều nhận định đây là lần đầu tiên tại Việt Nam phát hiện ra hai chiếc thuyền có kết cấu liên kết với nhau rất kiên cố bằng 1 thanh gỗ ở đầu thuyền.

Tiến sĩ Phạm Văn Triệu, Phó Trưởng phòng Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Trưởng đoàn khảo cổ cho biết, thuyền cổ phát hiện có kích thước chiều dài 16,2m, rộng 2,25m, sâu khoảng 2,15m, chia thành 6 khoang, đáy độc mộc, trên ghép ván bằng mộng và chốt gỗ. Hai lòng thuyền được kết nối chắc chắn với nhau ở phần mũi. Kết cấu thuyền rất đặc biệt với liên kết kiên cố, kỹ thuật ghép mộng trình độ cao, toàn bộ đinh đóng thuyền bằng gỗ, hoàn toàn không có sự tham gia của kim loại.

Các nhà khảo cổ học đều nhận định đây là lần đầu tiên tại Việt Nam phát hiện ra hai chiếc thuyền có kết cấu liên kết với nhau rất kiên cố bằng 1 thanh gỗ ở đầu thuyền.
Các nhà khảo cổ học đều nhận định đây là lần đầu tiên tại Việt Nam phát hiện ra hai chiếc thuyền có kết cấu liên kết với nhau rất kiên cố bằng 1 thanh gỗ ở đầu thuyền.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam nhận định, dù hiện nay chưa có kết luận tổng thể về 2 con thuyền nhưng theo quan sát cho thấy cấu trúc khác lạ của con thuyền. Hai chiếc thuyền có giá trị khảo cổ độc đáo và rất lớn với không chỉ với ngành khảo cổ học Việt Nam mà còn là ở tầm thế giới. Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, so sánh chúng với các phương tiện đường thủy được tìm thấy ở khu vực và trên thế giới, cũng như tìm hiểu dòng chảy thương mại trong lịch sử để làm rõ thêm về nguồn gốc hai chiếc thuyền.

Quan sát thực tế, nhiều chuyên gia cho rằng loại gỗ đóng thuyền là gỗ Táu mật. Hiện chưa xác định chính xác niên đại vì còn chờ kết quả phân tích mẫu Carbon - C14 (sau khoảng 20-25 ngày) và các nghiên cứu liên quan.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Minh Trí, Viện Khảo Cổ học nhận định, đây là 1 loại hình thuyền mang tính quốc tế, ảnh hưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, được gọi là thuyền song thân. Căn cứ vào những chi tiết như đinh thuyền được làm bằng gỗ, nối ván bằng móc và thanh gỗ bằng nhau, có thể niên đại của thuyền từ khoảng từ thế kỷ XI - XIV, thuộc vào thời nhà Lý và là thuyền của Việt Nam.

Những hiện vật được tìm thấy trên thuyền cổ.
Những hiện vật được tìm thấy trên thuyền cổ.

Bảo tồn tại chỗ

Hiện tại, phương án tối ưu nhất để bảo tồn hai chiếc thuyền cổ được các nhà khoa học gợi mở là bảo tồn cấp thiết tại chỗ, đồng thời tiếp tục mở rộng nghiên cứu.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Minh Trí cho rằng, bảo tồn gỗ là vấn đề khó. Là nhà khoa học được đào tạo chuyên ngành bảo tồn ở Nhật Bản, ông cho biết, bảo tồn gỗ khó nhất thế giới. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Minh Trí đề xuất, trước mắt nên bảo tồn tại chỗ với một trong hai phương án. Thứ nhất, lấp lại khu vực khảo cổ, đóng lại di tích để bảo tồn nguyên trạng dưới lòng đất, đưa hình ảnh 3D tái hiện ở bên trên để phục vụ du khách, người dân. Phương án 2 là xây dựng hệ thống bể, ngâm con thuyền dưới nước, du khách có thể đến xem trực tiếp, đây là giải pháp hiệu quả, bền vững.

"Còn nếu đưa về bảo tàng tỉnh sẽ là một thách thức, không chỉ liên quan đến vấn đề tài chính mà còn là cách thức bảo tồn. Chúng ta đều biết, nếu đưa được con thuyền lên sẽ không bảo toàn được nguyên trạng, bởi thuyền đã ngập lâu trong nước, sẽ khó giữ được gỗ như ban đầu", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Minh Trí cho hay.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Minh Trí, Viện Khảo Cổ học nhận định, đây là loại hình thuyền mang tính quốc tế, ảnh hưởng của khu vực châu Á Thái Bình Dương, được gọi là thuyền song thân.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Minh Trí, Viện Khảo Cổ học nhận định, đây là loại hình thuyền mang tính quốc tế, ảnh hưởng của khu vực châu Á Thái Bình Dương, được gọi là thuyền song thân.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng nhận định, con thuyền này dù thuộc niên đại nào thì cũng là một di sản vô cùng quý giá và ý nghĩa. Do đó, cần có sự đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng để bảo tồn. Nếu không có cách thức bảo tồn phù hợp sẽ khó giữ được hiện trạng, đặc biệt điều kiện khí hậu hiện nay, việc bảo tồn gỗ rất khó nếu không nghiên cứu kỹ. Phương án tháo dỡ, đưa về bảo tàng cũng không khả thi bởi nếu đưa được con thuyền lên sẽ khó giữ được hình dạng ban đầu. Do đó, bảo tồn tại chỗ là phương án hợp lý hơn cả.

Còn theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội khảo cổ học, cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu, toàn diện và mở rộng để đánh giá thật sâu sắc, nhận diện giá trị của nó, đồng thời đưa ra giải pháp bảo tồn. Thông tin cần công bố rộng rãi để các chuyên gia nước ngoài có thể cùng tham gia nghiên cứu, biết được giá trị của lịch sử văn hóa Việt Nam nói chung và lịch sử văn hóa Bắc Ninh nói riêng.

Thuyền cổ phát hiện có kích thước chiều dài 16,2m, rộng 2,25m, sâu khoảng 2,15m, chia thành 6 khoang, đáy độc mộc, trên ghép ván bằng mộng và chốt gỗ.
Thuyền cổ phát hiện có kích thước chiều dài 16,2m, rộng 2,25m, sâu khoảng 2,15m, chia thành 6 khoang, đáy độc mộc, trên ghép ván bằng mộng và chốt gỗ.

Quá trình khai quật thuyền cổ được tiến hành từ ngày 3/3 và dự kiến kết thúc vào ngày 3/4/2025 do Tiến sĩ Phạm Văn Triệu, Phó Trưởng phòng Khảo cổ học Lịch sử (Viện Khảo cổ học) chủ trì. Vị trí xuất lộ dấu tích thuyền cổ nằm trên dòng sông Dâu, là một nhánh của sông Thiên Đức - sông Đuống, chảy sát với bờ thành phía tây của thành Luy Lâu, cách thành Luy Lâu khoảng 1 km, cách chùa Dâu khoảng 600 m về phía Đông Bắc và cách chùa Tổ (thờ Phật Mẫu Man Nương) khoảng 500 m theo đường chim bay.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Chứa đựng tinh hoa văn hóa, phản ánh sự tiếp nối trí tuệ, cảm xúc và bản sắc dân tộc qua nhiều thế hệ, nghệ thuật truyền thống giúp gắn kết với cội nguồn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển tư duy sáng tạo. Bảo tồn, kế thừa, phát huy mạnh mẽ hơn nữa những giá trị của nghệ thuật truyền thống, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển và khẳng định dấu ấn văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đang là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới, lan tỏa năm châu” để quảng bá, giới thiệu bánh mì Việt Nam đến với đông đảo du khách. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 3 năm 2025.

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Việc ra đời Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên tại Việt Nam vào giữa tháng 3 vừa qua đánh dấu một hoạt động văn hóa chuyên biệt, độc đáo trong đời sống văn hóa nước nhà. Chính thức khai trương tại Trại Da Vinci, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội, Bảo tàng mở ra một không gian sáng tạo trưng bày những tác phẩm kính màu từ khắp nơi trên thế giới.

Hoa văn phượng hoàng trên trang phục của người Nùng Dín

Hoa văn phượng hoàng trên trang phục của người Nùng Dín

Một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của người Nùng Dín ở huyện vùng cao Mường Khương chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên váy áo, khăn đội đầu, giày vải, địu và mũ của trẻ em…

Khi âm nhạc trở thành "đại sứ du lịch"

Khi âm nhạc trở thành "đại sứ du lịch"

Hiệu ứng từ MV “Bắc Bling” của Hòa Minzy lại tiếp tục gây bất ngờ. Những ngày qua, tour du lịch miễn phí tham quan các điểm du lịch tại Bắc Ninh luôn quá tải. Trước MV “Bắc Bling” cũng có nhiều sản phẩm âm nhạc quảng bá du lịch thành công khi vừa có giá trị nghệ thuật cao vừa phản ánh đúng giá trị bản sắc văn hóa của địa phương…

Xuất bản bộ sách về địa danh, địa giới đơn vị hành chính trong lịch sử Việt Nam

Xuất bản bộ sách về địa danh, địa giới đơn vị hành chính trong lịch sử Việt Nam

Bộ sách là công trình khoa học đồ sộ được khảo cứu, biên soạn công phu, nghiêm túc, được tổng hợp từ hàng nghìn tư liệu, tài liệu, văn bản pháp lý về sự phân chia các khu vực hành chính trên lãnh thổ nước Việt Nam và những thay đổi địa danh, địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước đến nay.

Ngành âm nhạc toàn cầu đạt doanh thu cao kỷ lục

Ngành âm nhạc toàn cầu đạt doanh thu cao kỷ lục

Số liệu mới được công bố ngày 19/3 cho thấy ngành âm nhạc thế giới đã thu về 29,6 tỷ USD trong năm ngoái. Đây là mức cao kỷ lục trong bối cảnh dịch vụ phát trực tuyến đem lại doanh thu cao nhất kể từ đầu những năm 1990.

Họp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” tỉnh Lào Cai

Họp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” tỉnh Lào Cai

Sáng 19/3, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch - cơ quan Thường trực Hội đồng tổ chức họp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Lào Cai lần thứ tư (gọi chung là Hội đồng) để xét các danh hiệu.

Tổ chức Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất

Tổ chức Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Triển lãm Mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

fb yt zl tw