Tôn vinh trang phục truyền thống qua âm nhạc: Khi bản sắc trở thành "vũ khí"

Việc sử dụng kết hợp các yếu tố văn hóa truyền thống vào sản phẩm âm nhạc mới đang mang đến thành công cho nhiều nghệ sĩ trẻ.

Trong đó, việc tôn vinh cổ phục thông qua những chương trình, sản phẩm âm nhạc có sức hút mạnh mẽ góp phần tạo nên một xu hướng đầy tự hào trong làng giải trí.

MV “Bắc Bling” gây ấn tượng với trang phục truyền thống.
MV “Bắc Bling” gây ấn tượng với trang phục truyền thống.

Tôn vinh trang phục truyền thống với các “anh trai”

Ban tổ chức chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” vừa tạo ra một hiệu ứng truyền thông có tính lan tỏa cao khi kêu gọi khán giả diện trang phục truyền thống trong đêm diễn thứ 3 tại thành phố Hồ Chí Minh tối 22-3 tới, để tạo kỷ lục Guinness về sự kiện có số người tham gia mặc trang phục truyền thống Việt Nam đông nhất.

Theo ban tổ chức, "đêm diễn thứ 3 không chỉ là một sự kiện âm nhạc, mà còn là một lễ hội văn hóa, một cơ hội hiếm có để ghi dấu ấn đặc biệt về một hành trình tuyệt vời”. Lời kêu gọi của chương trình đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của công chúng trên mạng xã hội với hàng chục ngàn lượt like, hàng nghìn bình luận.

Cùng với đó, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” tối 22-3 cũng kết hợp với các đối tác để tổ chức nhiều hoạt động tôn vinh trang phục truyền thống của dân tộc.

Có thể kể đến triển lãm tranh vẽ 54 dân tộc anh em trong trang phục truyền thống trên con đường Guinness, mang đến thông điệp về sự đa dạng, phong phú trong trang phục của các dân tộc anh em trên khắp đất nước Việt Nam. Hay triển lãm "Việt phục" trên con đường Guinness trưng bày một số bộ Việt phục đặc biệt của các triều đại.

Ban tổ chức hy vọng những hình ảnh minh họa sống động cùng các hiện vật sẽ là cầu nối đưa công chúng hôm nay, đặc biệt là các bạn trẻ, đến gần hơn với văn hóa truyền thống thông qua những bộ trang phục truyền thống đa dạng, mang bản sắc của đồng bào ta ở mọi miền Tổ quốc.

Trước đó, khán giả đã không ít lần mãn nhãn với những khoảnh khắc các "anh tài” khoác lên mình trang phục truyền thống biểu diễn những tiết mục đặc sắc, tôn vinh văn hóa Việt như “Trống cơm”, “Một vòng Việt Nam”, “Mưa trên phố Huế”...

Chính vì vậy, dù là một chương trình giải trí nhưng “Anh trai vượt ngàn chông gai” được đông đảo công chúng ủng hộ, được coi như một ví dụ thành công điển hình trong việc thực hiện công nghiệp văn hóa, là lời khẳng định mạnh mẽ về giá trị văn hóa dân tộc trên con đường hội nhập.

“Vũ khí” trong lĩnh vực văn hóa

Có thể thấy, việc đưa trang phục truyền thống hay những trang phục lấy cảm hứng từ cổ phục vào những MV ca nhạc mới đang là một xu hướng được nhiều nghệ sĩ trẻ theo đuổi và đã gặt hái được thành công.

Trong thành công đáng nể mới đây của MV “Bắc Bling” không thể không kể đến phần trang phục vừa đẹp mắt vừa mang đậm chất Kinh Bắc với cảm hứng miền quan họ rõ nét.

Là người thiết kế trang phục cho ca sĩ Hòa Minzy, nhà thiết kế Cao Minh Tiến cho biết, sản phẩm âm nhạc “Bắc Bling” đúng với tinh thần anh theo đuổi trong sự nghiệp làm thời trang là tôn vinh vẻ đẹp truyền thống của dân tộc, quảng bá văn hóa dân gian, làm mới hình ảnh văn hóa truyền thống để dễ dàng tiếp cận với các bạn trẻ, nhằm lan tỏa tình yêu với văn hóa truyền thống Việt.

Bên cạnh đó, MV còn có sự tham gia của gần 300 người dân tại Lạc Xá, Quế Tân, Quế Võ (Bắc Ninh) trong trang phục truyền thống, cho thấy sự đầu tư công phu của ê kíp nhằm tạo nên một khung cảnh đậm chất làng quê Bắc Bộ xưa. Chính những chi tiết này cũng góp phần tạo nên hiệu ứng cho bài hát, giúp cho "Bắc Bling" giữ vững vị trí Top 1 YouTube với hơn 60 triệu lượt xem tính đến đầu tuần này.

Trước đó, cũng có rất nhiều ca sĩ trẻ nổi tiếng đã truyền cho trang phục truyền thống một tinh thần, nguồn cảm hứng mới khi đưa vào sử dụng trong các sản phẩm âm nhạc của mình, tạo nên những bản “hit” cả phần nghe lẫn phần nhìn.

Ca sĩ Hoàng Thùy Linh là một trong những gương mặt tiêu biểu cho trào lưu này. Trong các sản phẩm âm nhạc của mình, cô thường xuyên diện những bộ áo dài cách tân hay trang phục mang đậm nét truyền thống.

Các MV "Để Mị nói cho mà nghe", “Duyên âm”... đã mang đến sự thành công cho nghệ sĩ khi biết kết hợp những yếu tố văn hóa dân gian Việt Nam với âm nhạc hiện đại, mang đến hình ảnh đầy tự hào và đầy cảm hứng về trang phục dân tộc. Ngoài ra, trong danh sách này còn có nhiều cái tên nổi tiếng như Sơn Tùng M-TP, Phương Mỹ Chi, Erik...

Trang phục truyền thống từ lâu đã là một phần quan trọng trong văn hóa của mỗi quốc gia. Một trong những lý do lớn nhất khiến nghệ sĩ trẻ ngày nay yêu thích trang phục truyền thống chính là lòng tự hào dân tộc.

Trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, việc giữ gìn bản sắc văn hóa ngày càng trở nên quan trọng. Nhiều nghệ sĩ mong muốn truyền tải tinh thần yêu nước và khẳng định bản sắc Việt Nam thông qua thời trang. Điều này không chỉ giúp họ khẳng định phong cách riêng mà còn góp phần lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Việt Nam đến công chúng trong và ngoài nước. Đúng như nhà thiết kế Minh Hạnh từng khẳng định: Bản sắc văn hóa chính là “gươm báu”, là “vũ khí” để chúng ta ghi được dấu ấn và giành thắng lợi trong lĩnh vực văn hóa.

Theo hanoimoi.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

fb yt zl tw