Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bí ẩn màu lá, mê mẩn sắc xôi

Bí ẩn màu lá, mê mẩn sắc xôi

Xôi ngũ sắc là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ mỗi dịp trọng đại hay lễ tết của đồng bào Tày.

Theo lời giới thiệu của nhiều người dân trong vùng, chúng tôi tìm tới nhà chị Nguyễn Thị Chục (tên thường gọi là Hạnh Tiệp), ở bản Hốc, xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên. Chị Tiệp là người có tay nghề trong việc nấu xôi màu hay còn gọi là xôi ngũ sắc. Chị biết cách sử dụng nhiều loại lá, cây, củ tự nhiên để tạo ra các màu xôi khác nhau. Không chỉ được giao đảm nhiệm chế biến món ăn này trong mâm cỗ của gia đình mỗi khi nhà có việc mà chị Tiệp còn được nhiều người đặt mua khi có nhu cầu.

Tôi được mẹ dạy nấu xôi ngũ sắc từ khi còn nhỏ. Sau này lập gia đình, tôi cũng nấu thường xuyên hơn. Mọi người thường khen món xôi tôi làm ăn ngon, màu sắc đẹp nên hay đặt nấu giúp mỗi khi nhà có việc. Bây giờ tôi không chỉ biết làm xôi có 5 màu mà còn có thể tạo ra 7 màu hoặc nhiều hơn nếu muốn.

Chị Tiệp cho biết:

xoi-them-1.jpg

Bí quyết nằm ở công thức tạo màu của mỗi nguyên liệu tự nhiên và pha chế theo tỷ lệ chuẩn. Thông thường, ngoài gạo nếp thì nguyên liệu chính để tạo màu cho xôi chính là lá cẩm. Người Tày thường trồng cây cẩm xung quanh nhà để tiện cho việc làm xôi. Cây cẩm dễ trồng, ưa nơi ẩm ướt. Cây cẩm có 2 loại, nhìn qua thì tưởng chúng giống hệt nhau vì có cùng dáng cây và màu hoa tím nhưng theo chị Tiệp, nhìn kỹ sẽ phát hiện: một loại lá nhỏ và dài hơn gọi là cẩm đỏ. Còn loại kia lá to và gân lá dày hơn, có viền trắng gọi là cẩm tím. 2 loại lá này khi luộc hay giã lá tươi lọc lấy nước ngâm gạo đồ xôi sẽ tạo ra các màu sắc khác nhau. Câu chuyện về việc phát hiện ra sự bí ẩn trong những màu lá ấy của chị Tiệp khiến tôi không khỏi ngạc nhiên.

xoi-them-2.jpg

Chia sẻ về bí quyết tạo màu từ lá cẩm, chị Tiệp cho hay: Màu tím từ lá cẩm tím; màu đỏ từ lá cẩm đỏ tạo thành. Nhưng màu sắc đậm hay nhạt lại tùy thuộc cách chế biến. Ví dụ như, nếu luộc lá cẩm tím thì sẽ ra màu tím, nhưng nếu giã lúc lá còn tươi và trộn thêm tro của rơm nếp với tỉ lệ phù hợp thì sẽ ra màu xanh lam.

Xôi ngũ sắc thường có 5 màu: xanh, đỏ, tím, vàng, trắng. Ngoài lá cẩm, người Tày còn dùng các cây, củ, rễ tự nhiên trồng tại vườn nhà hoặc lấy trên rừng để tạo màu cho xôi, như: màu xanh lá từ lá dứa nếp; màu vàng từ củ nghệ tươi; màu đỏ từ quả gấc…

Sau khi tạo được màu từ các loại lá, cây, củ này thì sẽ đem ngâm với gạo nếp, trong khoảng 30 phút, tùy lượng gạo. Bí quyết để gạo lên màu nhanh là ngâm với nước ấm. Người Tày thường dùng phương pháp đồ xôi truyền thống là đồ cách thủy bằng chõ gỗ. Quá trình đồ xôi phải giữ lửa đều các góc, vừa lửa, không to quá, không nhỏ quá, đượm than để xôi chín dẻo, thơm nồng.

xoi-them-3.jpg

Tùy theo lượng xôi, người ta có thể đồ riêng từng loại màu hoặc đồ chung cả các màu trong một chõ xôi. Nếu lượng xôi ít, có thể đồ chung một chõ thì chị Tiệp thường dùng vỉ (mảnh nan tre đan có lỗ thủng để hơi nóng lọt qua) ngăn cách giữa các lớp xôi để màu không lẫn màu. Hoặc nếu không dùng lớp ngăn cách thì có thể đổ lần lượt gạo màu đậm xuống dưới cùng, lần lượt đến gạo màu nhạt hơn lên trên.

Mỗi chõ xôi trung bình làm được khoảng 3 kg gạo, hấp cách thủy trong thời gian 40 - 50 phút là xôi chín mềm. Theo kinh nghiệm của chị Tiệp, khi cho gạo vào chõ cần tính toán làm sao để gạo còn cách miệng chõ khoảng 10 cm thì khi xôi chín, đẩy dần lên đến miệng chõ là vừa đủ. Đó cũng là lúc xôi chín đều. Xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng không dính tay. Xôi thường được gói vào lá dong để ủ ấm, giữ được độ dẻo lâu.

xoi-them-4.jpg

Người Tày quan niệm rằng, mỗi màu xôi đều chứa đựng ý nghĩa sâu sắc cùng thông điệp về tâm linh, nhân sinh quan. Xôi màu xanh thể hiện khát vọng hòa bình, màu của núi rừng đại ngàn, trời đất bao la. Xôi màu trắng tượng trưng cho sự trong trắng, nguyên sơ, chân thành. Xôi màu đỏ là khát vọng sống, tinh thần đoàn kết. Màu vàng của sự ấm no đầy đủ phồn thịnh. Còn màu tím thể hiện tình yêu thủy chung sắt son, bền chặt, vĩnh cửu…

Mâm xôi ngũ sắc thường được bày ở trung tâm mâm cỗ vừa tạo màu sắc đẹp hơn vừa ẩn chứa tâm linh của dân tộc Tày. Hơn nữa, còn thể hiện sự trang trọng, tôn kính trong mâm cúng dâng lên ông bà tổ tiên nhân ngày lễ tết, cưới hỏi, ngày hội mùa… Xôi ngũ sắc thường ăn kèm với thịt nướng, cá nướng, gà nướng, hoặc đơn giản ăn cùng muối vừng, muối lạc sẽ làm tăng thêm hương vị đậm đà của món ăn.

Bà Hoàng Thị Mai, mẹ chị Tiệp cho hay.

Tùy vào từng nơi mà cách bày trí xôi ngũ sắc cũng có sự khác biệt. Có nơi sẽ bày xôi theo hình bông hoa 5 cánh, mỗi cánh tượng trưng cho một màu. Có nơi lại trộn lẫn các màu xôi với nhau. Thế nhưng dù bày trí theo cách nào thì xôi ngũ sắc cũng mang ý nghĩa biểu trưng cho điều may mắn, tốt lành. Nếu có dịp ghé thăm các bản làng người Tày ở Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên hay các vùng lân cận, du khách hãy dừng chân để thưởng thức món xôi ngũ sắc để cảm nhận vị dẻo thơm của hạt nếp và tấm lòng mến khách của người dân nơi đây.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

fb yt zl tw