Khởi chiếu "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" - bộ phim hào hùng bi tráng về địa đạo Củ Chi

Bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên về những ngày hào hùng và bi tráng nơi địa đạo Củ Chi - căn cứ địa cách mạng trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chính thức chiếu rạp trên toàn quốc từ ngày 4-4.

Đây là bộ phim được thực hiện hướng tới kỷ niệm 50 năm đất nước hòa bình thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025), do HK Film sản xuất, Galaxy Studio phát hành. Trước khi chiếu chính thức, phim có các suất chiếu đặc biệt vào 19h ngày 2 và 3-4.

Theo ghi nhận của nhà phát hành, hiện phim đã bán được 60.000 vé và gây sốt khắp các hệ thống đặt vé trên ứng dụng. Bởi mỗi chỗ ngồi được đặt vé đều hiện lên biểu tượng cờ đỏ sao vàng rực rỡ.

Bộ phim đang gây "sốt" tại hệ thống đặt vé. Ảnh: Galaxy Studio
Bộ phim đang gây "sốt" tại hệ thống đặt vé. Ảnh: Galaxy Studio

Tối 2-4, phim đã có suất chiếu ra mắt đầu tiên tại Hà Nội.

“Địa Đạo: Mặt trời trong bóng tối” mang đến những thước phim hào hùng và bi tráng về địa đạo Củ Chi anh hùng, khắc họa chân thực cuộc đấu trí căng thẳng, chiến đấu kiên cường để giữ vững trận địa, những hy sinh thầm lặng và tinh thần bất khuất của du kích Củ Chi. Đây là giai đoạn bi thương nhưng hào hùng trước chiến thắng lịch sử ngày 30-4-1975.

NSƯT Cao Minh vai chú Sáu. Ảnh: Galaxy Studio
NSƯT Cao Minh vai chú Sáu. Ảnh: Galaxy Studio
Diễn viên Thái Hòa vai Bảy Theo. Ảnh: Galaxy Studio
Diễn viên Thái Hòa vai Bảy Theo. Ảnh: Galaxy Studio

Lấy cảm hứng từ những sự kiện có thật sau năm 1967, bộ phim kể về cuộc sống và chiến đấu của đội du kích 21 người do Bảy Theo chỉ huy tại căn cứ Bình An Đông (Củ Chi). Là một trong những tiểu đội bám trụ địa đạo, đội của Bảy Theo được giao nhiệm vụ hỗ trợ Hai Thưng “bảo vệ các thiết bị quân y và thuốc men cho bệnh viện dã chiến”. Nhưng thực chất, nhiệm vụ của họ còn nặng nề hơn nhiều. Đó là bảo vệ địa bàn an toàn để nhóm tình báo chiến lược của Hai Thưng truyền đi những tài liệu mật quan trọng bằng sóng vô tuyến.

Các cuộc liên lạc bằng vô tuyến điện từ bị quân đội Mỹ phát hiện và định vị. Từ đây, Bảy Theo, Ba Hương, Tư Đạp cùng các chiến sĩ du kích phải đối diện với các cuộc càn quét địa đạo ngày càng khốc liệt, tinh vi hơn…

Diễn viên Hồ Thu Anh. Ảnh: Galaxy Studio
Diễn viên Hồ Thu Anh. Ảnh: Galaxy Studio
Diễn viên Quang Tuấn. Ảnh: Galaxy Studio
Diễn viên Quang Tuấn. Ảnh: Galaxy Studio
Diễn viên Diễm Hằng. Ảnh: Galaxy Studio
Diễn viên Diễm Hằng. Ảnh: Galaxy Studio

“Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” có sự góp mặt của diễn viên Thái Hòa, NSƯT Cao Minh và các diễn viên điện ảnh trẻ thực lực như Quang Tuấn, Hồ Thu Anh, Diễm Hằng Lamoon…

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên chia sẻ, ông đã theo đuổi dự án này 11 năm, kể từ ngày làm một bộ phim ngắn 3D về địa đạo Củ Chi năm 2014. Đây là bộ phim truyện điện ảnh về đề tài chiến tranh cách mạng không sản xuất từ ngân sách nhà nước, được đầu tư kinh phí lớn.

Bộ phim được chuẩn bị trong 12 tháng và hoàn thành sau 12 tháng khởi quay. Phim cũng huy động nhiều vũ khí hạng nặng mà Mỹ đã dùng trong cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam thời đó để tái hiện chân thật, thuyết phục và lôi cuốn người xem. Ngoài ra, tác phẩm còn có sự góp mặt của các chuyên gia nước ngoài đến từ Pháp, Thái Lan, Hoa Kỳ cho các mảng âm nhạc, hiệu ứng khói lửa, hóa trang, dựng phim…

Bộ phim đem đến cho người xem thêm lời giải cho ý nghĩa của cụm từ “ Củ Chi – Đất thép anh hùng”, đồng thời như lời hồi đáp cho câu hỏi: “Hòa bình có đẹp không?”.

Theo hanoimoi.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong hành trình khám phá di sản văn hóa phi vật thể dọc sông Hồng, chúng tôi có dịp đến thăm nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại các tỉnh và tìm hiểu nhiều nét văn hóa đẹp của các địa phương, các dân tộc. Dọc dài đôi bờ dòng sông, tín ngưỡng thờ Mẫu sâu đậm trong đời sống văn hóa tâm linh của các cộng đồng.

Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Sông Hồng là dòng sông lớn nhất miền Bắc, được coi là dòng sông mẹ, bồi đắp phù sa cho các khu vườn ven sông trải dài từ nơi chảy vào đất Việt là Lào Cai đến hạ lưu là cửa biển Ba Lạt (tỉnh Thái Bình). Từ những bãi bồi phì nhiêu, cư dân khắp nơi đã cùng tụ họp về đây từ buổi dựng nước Văn Lang (theo các dấu tích khảo cổ, nhiều hiện vật được tìm thấy là minh chứng người Việt cổ đã cư trú ở đây từ thời kỳ dựng nước Văn Lang), tạo nên những ngôi làng cổ hàng nghìn năm.

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Chứa đựng tinh hoa văn hóa, phản ánh sự tiếp nối trí tuệ, cảm xúc và bản sắc dân tộc qua nhiều thế hệ, nghệ thuật truyền thống giúp gắn kết với cội nguồn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển tư duy sáng tạo. Bảo tồn, kế thừa, phát huy mạnh mẽ hơn nữa những giá trị của nghệ thuật truyền thống, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển và khẳng định dấu ấn văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đang là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

fb yt zl tw