Kỷ niệm 30 năm thành lập Nhà máy Tuyển Tằng Loỏng

Sáng 20/9, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam tổ chức Kỷ niệm 30 năm thành lập Nhà máy Tuyển Tằng Loỏng (26/9/1994 - 26/9/2024).

Dự lễ kỷ niệm có lãnh đạo Sở Công Thương Lào Cai; lãnh đạo huyện Bảo Thắng; lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; đại diện Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam; lãnh đạo, cán bộ, Chi nhánh Tuyển Tằng Loỏng qua các thời kỳ.

_MG_1424.JPG
Đại biểu tham dự lễ kỷ niệm.

Ngày 26/9/1994, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công Thương) đã ký quyết định về việc thành lập Nhà máy Tuyển Tằng Loỏng thuộc Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Nhà máy Tuyển Tằng Loỏng đã vươn lên trở thành đơn vị sản xuất lớn trong hoạt động tuyển khoáng của Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

_MG_1427.JPG
Đại biểu và cán bộ, nhân viên Nhà máy Tuyển Tằng Loỏng ôn lại chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển.

Từ sản lượng 100 nghìn tấn/năm 1995, với giá trị sản xuất công nghiệp là 39 tỷ đồng, sau 2 lần điều chỉnh tăng công suất, từ năm 2013 đến nay, Nhà máy có thể sản xuất đạt tối đa 900 nghìn tấn/năm, tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2023 là 799 tỷ đồng và năm 2024 dự kiến thực hiện 1.050 tỷ đồng. Tổng sản lượng quặng tuyển sản xuất và tiêu thụ của nhà máy đến nay đã vượt con số 15 triệu tấn.

Sản phẩm quặng tuyển của nhà máy đạt chất lượng và đã từng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc… Hiện nay, sản phẩm chỉ đủ cung cấp thị trường trong nước, làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất phân bón và hóa chất như Nhà máy Supe và hóa chất Lâm Thao; Nhà máy Phân bón DAP Vinachem; Nhà máy phân bón Miền Nam; Nhà máy phân bón DAP số II; Tập đoàn Hóa chất Đức Giang…

Nhiều công đoạn sản xuất đã được tự động hóa, tăng năng suất và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, từ năng suất lao động 10 năm đầu (500 tấn sản phẩm/người/năm), với thu nhập 1,9 triệu đồng/người/tháng, thì nay năng suất lao động đã tăng lên gấp 5 lần (đạt 2.500 tấn sản phẩm/người/năm), với thu nhập 18 triệu đồng/người/tháng.

_MG_1452.JPG
Lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tặng hoa chúc mừng cán bộ, nhân viên Nhà máy Tuyển Tằng Loỏng.
_MG_1460.JPG
Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam tặng hoa chúc mừng cán bộ, nhân viên Nhà máy Tuyển Tằng Loỏng.

Giai đoạn (2023 - 2030), Nhà máy Tuyển Tằng Loỏng xác định tiếp tục duy trì sản xuất quặng tuyển sản lượng 2,5 - 3 triệu tấn quặng III để đạt sản lượng từ 700 - 800 nghìn tấn quặng tinh/năm. Trong đó, tiếp tục tận thu tối đa nguồn quặng III nghèo; xin cấp phép thêm các khai trường và các kho lưu; tăng cường thu mua quặng III của các đơn vị khai thác ngoài công ty để đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất. Đồng thời, nghiên cứu ứng dụng hóa chất và thuốc tuyển để tận thu quặng III nghèo; nghiên cứu ứng dụng và chuyển đổi công nghệ tuyển quặng II nghèo và quặng IV; cải tạo đổi mới thiết bị tiên tiến, hiện đại, cho hiệu quả sản xuất cao hơn; đẩy nhanh tiến độ xây dựng bãi thải số IV để phục vụ sản xuất của Nhà máy vào năm 2027.

Từ năm 2030 trở đi, nhà máy sẽ chuyển đổi công nghệ sản xuất sang tuyển quặng II nghèo và quặng IV; nghiên cứu tái sử dụng quặng thải, đầu tư công nghệ chế biến sâu… qua đó, đưa Nhà máy Tuyển Tằng Loỏng chuyển mình, bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thành giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu, không để "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Hoàn thành giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu, không để "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 168/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ về kết quả kiểm tra, đôn đốc của các Đoàn kiểm tra rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án giao thông trọng điểm có kế hoạch hoàn thành năm 2025 để đạt mục tiêu 3.000 km đường bộ cao tốc.

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng thu hẹp, nhiều đô thị trong nước và trên thế giới đang chuyển mình theo hướng phát triển các “đô thị nén” với trọng tâm là xây dựng các khu nhà cao tầng. Thành phố Lào Cai với định hướng trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của vùng, cửa ngõ giao thương quốc tế cũng không ngoài xu thế này.

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Dự án hoàn thành sẽ tạo không gian xanh - sạch - đẹp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí của Nhân dân, đồng thời tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách khi đến ga Lào Cai, bắt đầu hành trình du lịch tới các điểm đến trên địa bàn tỉnh.

Bàn giải pháp sắp xếp các khu, cụm công nghiệp khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Bàn giải pháp sắp xếp các khu, cụm công nghiệp khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Chiều 5/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chủ trì buổi làm việc với các ngành, địa phương về phương án di chuyển các khu, cụm công nghiệp bị ảnh hưởng, phải thu hồi mặt bằng khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) làm việc với tỉnh Lào Cai về triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) làm việc với tỉnh Lào Cai về triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Chiều 5/4, Đoàn công tác Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) do đồng chí Nguyễn Khánh Tùng, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Lào Cai về việc triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

fb yt zl tw