“Không lơ là, chủ quan vì nguy cơ xâm nhập dịch COVID-19 vào Việt Nam rất cao”

Theo Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, nhiều dự báo dịch COVID-19 có thể kéo dài tới cuối năm 2021. Chúng ta luôn phải ở trong tâm thế sẵn sàng đương đầu chiến đấu với dịch.

Sáng 13/10, Bộ Y tế đã tổ chức giao ban trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19 với các địa phương trong cả nước. Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì buổi giao ban.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì buổi giao ban.

Dự báo dịch có thể kéo dài tới cuối năm 2021

Về công tác phòng chống dịch COVID-19, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ: Cho đến nay chưa có bất cứ đánh giá nào đầy đủ của các nước trên thế giới về dịch COVID-19. Nhiều dự báo cho thấy dịch có thể kéo dài tới cuối năm 2021 mới hết, do vậy, chúng ta luôn phải ở trong tâm thế sẵn sàng đương đầu chiến đấu với dịch.

Hiện chưa có vaccine nào được đăng ký chính thức lưu hành trên thế giới, nên việc tiếp cận vaccine phòng chống dịch của các nước là thách thức rất lớn dù Bộ Y tế đã và đang nỗ lực để tiếp cận với vaccine, nhưng vẫn còn khó khăn.

“Chúng ta nhận định được tình hình dịch, đánh giá được những nguy cơ như vậy để có những chủ động trong phòng chống dịch. Chúng ta tuyệt đối không được lơ là, chủ quan vì nguy cơ xâm nhập dịch vào Việt Nam rất cao”- Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, hiện trong cộng đồng đã 41 ngày không ghi nhận ca nhiễm COVID-19 mới, nhưng nguy cơ xâm nhập luôn thường trực và là yếu tố để có thể gây bùng nổ dịch bất cứ lúc nào, bất cứ thời điểm nào. Chúng ta phải luôn sẵn sàng tâm thế chuẩn bị chống dịch.

“Đây là thời điểm quan trọng để chúng ta chuẩn bị và triển khai tất cả các biện pháp quan trọng cần thiết để chống dịch. Mùa đông năm nay dự báo là rất khốc liệt trong chống dịch COVID-19. Nhiều quốc gia đã phát hiện ca bệnh xâm nhập trở lại và lây nhiễm ra cộng đồng” – ông Nguyễn Thanh Long cho biết.

Rà soát lại tất cả các kịch bản phòng chống dịch

Tại buổi giao ban trực tuyến, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng nêu rõ, về nguyên tắc phòng chống dịch, Việt Nam vẫn giữ 5 nguyên tắc là ngăn chặn; phát hiện; cách ly; khoanh vùng dập dịch và điều trị hiệu quả, nhưng “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, trong giai đoạn hiện nay có thể nói nguyên tắc quan trọng nhất là phát hiện, ngăn không cho dịch từ bên ngoài xâm nhập vào Việt Nam; vấn đề tiếp theo là giám sát phát hiện các ca bệnh.

Quyền Bộ trưởng cũng cho rằng, trong giai đoạn hiện nay cần phải chuẩn bị kịch bản ứng phó với tình huống xấu nhất trong mùa đông xuân năm nay, nếu không chúng ta sẽ rơi vào tình trạng hoang mang, “cuống” trong chống dịch.

Quyền Bộ trưởng đề nghị các địa phương rà soát lại tất cả các kịch bản phòng chống dịch. Trong đó, kịch bản phải đề cập đến tình huống nếu dịch xảy ra tại bệnh viện, đặc biệt là ở địa phương của miền núi thì sẽ có phương án xử lý như thế nào?

Quyền Bộ trưởng yêu cầu Sở Y tế các địa phương phải đưa ra phương án ứng phó với các tình huống như dịch Covid-19 xảy ra tại một nhà máy với mấy chục nghìn công nhân hay tại cộng đồng dân cư? Phương án ứng phó phải bao gồm các biện pháp khoanh vùng ngay, truy vết lập tức, cách ly nhanh chóng triệt để...

“Bộ Y tế sẽ lo máy thở, nhưng Bộ Y tế không thể lo từng cán bộ sử dụng máy thở cho địa phương, do đó các địa phương phải tổ chức tập huấn chuyên môn ngay về sử dụng máy thở cho cán bộ. Các địa phương cũng phải chuẩn bị ngay cơ sở điều trị” - Quyền Bộ trưởng yêu cầu.

Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các địa phương, nhất là các địa phương có cửa khẩu cần phối hợp với biên phòng giám sát, quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, người nào cách ly tại cơ sở tập trung, người nào cách ly tại cơ sở lưu trú. Trong đó, phải giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương, giao trách nhiệm cho chính quyền cơ sở, y tế cơ sở trong công tác giám sát, lấy mẫu xét nghiệm kịp thời và theo dõi sau cách ly.

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương chủ động tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực xét nghiệm. Đồng thời yêu cầu cầu các cơ sở y tế phải thực hiện nghiêm việc xét nghiệm, đặc biệt xét nghiệm các đối tượng nguy cơ để tránh bỏ lọt, nếu cơ sở nào không có đủ năng lực xét nghiệm thì lấy mẫu, gửi nơi đủ điều kiện thực hiện.

Các địa phương phải tiến hành đấu thầu mua sắm ngay trang thiết bị, vật tư chống dịch để không bị động khi dịch xảy ra trên địa bàn. Phải nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế trong vấn đề này./.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai vẫn còn 1.002 khách hàng bị mất điện lưới

Lào Cai vẫn còn 1.002 khách hàng bị mất điện lưới

Tính đến 7 giờ ngày 20/9, trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn 22 trạm biến áp bị mất điện, ảnh hưởng 1.002 khách hàng. Sau nhiều ngày nỗ lực, Công ty Điện lực Lào Cai đã khôi phục cấp điện trở lại cho 100% khách hàng ở các huyện Bảo Thắng, Sa Pa, Mường Khương.

Nỗ lực bảo đảm quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp

Nỗ lực bảo đảm quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp

Với tinh thần "trong mọi trường hợp phải bảo đảm quyền lợi của người dân, người lao động, doanh nghiệp", Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã yêu cầu Bảo hiểm xã hội các địa phương trong vùng ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) chủ động, tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, bảo đảm tốt nhất quyền lợi của người tham gia theo quy định…

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm đàn có chất lượng, làm đàn đẹp, âm sắc tốt.

Đề xuất người dân thi giấy phép lái xe có thể tự học lý thuyết ở nhà

Đề xuất người dân thi giấy phép lái xe có thể tự học lý thuyết ở nhà

Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Trong đó, đề xuất từ năm 2025 người dân thi giấy phép lái (GPLX) có thể tự học lý thuyết ở nhà.

Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế cải thiện dịch vụ y tế cho lao động di cư

Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế cải thiện dịch vụ y tế cho lao động di cư

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) ký Biên bản ghi nhớ tăng cường hợp tác, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người di cư, đồng thời hỗ trợ người di cư tiếp cận các hệ thống, chính sách y tế quốc gia. Biên bản ghi nhớ đánh dấu gần 40 năm (1980-2024) quan hệ hợp tác giữa Tổ chức Di cư Quốc tế và Bộ Y tế.

Các đơn vị, doanh nghiệp giúp đỡ người dân vùng thiên tai

Các đơn vị, doanh nghiệp giúp đỡ người dân vùng thiên tai

Những ngày này, các địa phương trong tỉnh bị thiệt hại do mưa lũ, sạt lở đất tiếp tục nhận được sự sẻ chia, hỗ trợ từ nhiều cơ quan, đơn vị, người có lòng hảo tâm trong cả nước nhằm giúp người dân vùng thiên tai vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Cấp điện Làng Nủ: Chuyện bây giờ mới kể

Cấp điện Làng Nủ: Chuyện bây giờ mới kể

Trời vẫn mưa, nước lũ vẫn cuồn cuộn nhưng cán bộ, công nhân Điện lực Bảo Yên (Công ty Điện lực Lào Cai) vẫn không quản ngại hiểm nguy, chạy đua với thời gian để cấp điện trở lại cho Làng Nủ trong thời gian sớm nhất có thể, phục vụ công tác tìm kiếm người mất tích trong trận lũ quét kinh hoàng.

[Ảnh] Tiếp tục tìm kiếm người mất tích tại Nậm Tông

[Ảnh] Tiếp tục tìm kiếm người mất tích tại Nậm Tông

Hôm nay đã bước sang ngày thứ 10 xảy ra sạt lở đất tại xóm Bản Cái (thôn Nậm Tông), hiện trường khu vực tìm kiếm nắng gắt từ sớm, hơi nước bốc lên mạnh, các lực lượng chức năng tổ chức làm hai hướng hy vọng sớm tìm thấy nạn nhân xấu số.

fbytzltw