Nhân ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2/4):

Tăng cường truyền thông nhận thức đúng về trẻ tự kỷ và công tác xã hội

Chú trọng truyền thông nhằm nhận thức đúng về tự kỷ trong cộng đồng sẽ giúp người thân của trẻ tự kỷ thấy được sự quan trọng, cần thiết trong việc can thiệp sớm, giúp trẻ tiến bộ và tăng khả năng hòa nhập cộng đồng.

Theo Luật Người khuyết tật Việt Nam, hiện có 6 dạng khuyết tật được phân loại, đó là: khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác. Theo Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Người khuyết tật của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (tháng 1/2019), tự kỷ được xếp vào dạng khuyết tật khác.

Theo nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính trên thế giới cứ 100 trẻ em thì có 1 trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Tự kỷ là rối loạn phát triển thần kinh làm khiếm khuyết các kỹ năng giao tiếp, lời nói và phát triển các mối quan hệ xã hội; ngoài ra, trẻ còn có các rối loạn khác đi kèm như rối loạn giấc ngủ, tiêu hóa. Tuy nhiên, dạng tật này lại không có trong Luật Người khuyết tật, dẫn đến việc các rối loạn phát triển, trong đó có tự kỷ, dường như đang bị bỏ ngỏ.

Nhiều năm trước đây, phần lớn các gia đình trên địa bàn tỉnh Lào Cai chưa hiểu gì về chứng tự kỷ. Hiện nay, phần lớn bố mẹ biết tới hiện tượng trẻ phát triển không bình thường, có những biểu hiện của trẻ khuyết tật được hiểu là tự kỷ. Có được điều này là do những năm gần đây, hoạt động truyền thông ở nước ta được tăng cường nhằm nâng cao nhận thức về người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu để tìm ra những phương pháp mới cải thiện sức khỏe và khả năng hòa nhập của những người mắc phải hội chứng này.

kham-te-tu-ky-1.jpg
Khám sàng lọc cho trẻ khuyết tật (tự kỷ) tại Trung tâm Y tế huyện Mường Khương.

Thực tế cho thấy, truyền thông có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về hội chứng phổ tự kỷ và công tác chăm sóc, can thiệp sớm, toàn diện đối với trẻ tự kỷ. Việc đẩy mạnh truyền thông sâu rộng tới từng gia đình sẽ giúp người thân của trẻ tự kỷ nhận thức sớm được sự cần thiết trong việc can thiệp sớm, đưa trẻ tự kỷ đi chữa trị càng sớm càng tốt, từ đó giúp trẻ sớm tiến bộ và nhanh chóng hòa nhập cộng đồng.

Theo bác sỹ Khoa Nội - Nhi (Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh), trẻ tự kỷ được can thiệp sớm rất quan trọng, bởi đó là bước đầu tiên và chất lượng quyết định tương lai người tự kỷ. Can thiệp sớm lý tưởng nhất là ngay khi mới phát hiện rối loạn phổ tự kỷ, tức là tầm 2 - 3 tuổi hoặc sớm hơn, nhưng nếu trẻ đã lớn hơn mà chưa đạt được các tiến bộ cần thiết và các kỹ năng hòa nhập cơ bản, thì phải thực hiện các nội dung trong chương trình can thiệp sớm. Nếu quá trình can thiệp sớm không được thực hiện tốt, trẻ có thể bỏ lỡ thời gian và cơ hội tiến bộ. Các bước tiếp theo như đi học hòa nhập, hướng nghiệp, việc làm, sống độc lập sẽ vô cùng khó khăn.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của ngành chức năng, năm 2024, Khoa Nội - Nhi (Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh) đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 2.300 lượt trẻ, trong đó có hơn 1.700 lượt trẻ tự kỷ và hơn 1.500 lượt trẻ điều trị chậm nói, rối loạn ngôn ngữ. Trong số này, khoảng 80% ca đang điều trị sống ở khu vực thành phố, thị xã. Nguyên nhân chính gây chứng tự kỷ là do rối loạn hệ thần kinh, biến đổi gen, rối loạn nhiễm sắc thể… ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Ngoài ra, môi trường sống và phương pháp giáo dục trẻ cũng là một trong những tác nhân khiến chứng tự kỷ trở nên nghiêm trọng hơn, trong đó có nguyên nhân là do bố mẹ chưa thực sự quan tâm đến các con, để trẻ tiếp xúc với công nghệ từ sớm...

Bác sỹ Trịnh Thị Nga, Khoa Nội - Nhi (Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh) khuyến cáo, gia đình cần quan tâm nhiều hơn đến con em mình, chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ để sớm phát hiện căn bệnh này và đưa đến bác sỹ, nhà tâm lý học... chữa trị đúng cách. Thông qua việc trị liệu nhằm khống chế và làm giảm các triệu chứng, giúp trẻ cải thiện các chức năng.

Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai Nguyễn Thị Ngọc Hà cho biết, những năm qua, Trung tâm đã đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ tại cộng đồng; xây dựng, thử nghiệm và tiến tới hoàn thiện mô hình phát hiện, can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại đơn vị.

Bên cạnh đó, đơn nguyên Tâm bệnh, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai (hoạt động từ cuối năm 2021) hiện đang thực hiện khám, điều trị cho nhiều trẻ em trên địa bàn tỉnh mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn phát triển ngôn ngữ (chậm nói, nói ngọng…). Với đội ngũ bác sỹ chuyên khoa sâu, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống phòng can thiệp ngôn ngữ, hoạt động trị liệu, đây là nơi gửi gắm niềm tin của nhiều gia đình có trẻ mắc tự kỷ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw