Cần cơ chế huy động vốn linh hoạt cho Quỹ nhà ở Quốc gia

Nhiều chuyên gia kinh tế kỳ vọng, Quỹ nhà ở Quốc gia sẽ tạo nguồn cung nhà ở với mức giá hợp lý, góp phần hạn chế tốc độ tăng giá “ảo”.

Đề xuất thành lập quỹ phát triển NƠXH Quốc gia

Nhà ở xã hội (NƠXH) là loại hình sản phẩm bất động sản có sự hỗ trợ về cơ chế chính sách của Nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm soát chi phí (xác định giá bán), khống chế lợi nhuận định mức (không quá 10% tổng mức đầu tư), giới hạn đối tượng mua (đối tượng được thụ hưởng)… Vì vậy, các chính sách hỗ trợ vốn của Nhà nước đối với doanh nghiệp phát triển NƠXH có vai trò rất quan trọng.

Đề xuất thành lập quỹ phát triển NƠXH Quốc gia.
Đề xuất thành lập quỹ phát triển NƠXH Quốc gia.

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển NƠXH để Chính phủ xem xét, trình Quốc hội thông qua. Dự thảo quy định nhiều cơ chế ưu đãi, thông thoáng hơn với nhà đầu tư dự án NƠXH. Đáng chú ý, Dự thảo đề xuất thành lập Quỹ phát triển NƠXH Quốc gia, là Quỹ tài chính ngoài ngân sách Nhà nước (NSNN) do Chính phủ thành lập từ nguồn NSNN cấp và nguồn vốn hợp pháp khác, nhằm hỗ trợ lãi suất cho vay không yêu cầu thế chấp; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng NƠXH, đối tượng hưởng chính sách NƠXH.

Theo TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, trong bối cảnh giá nhà đất tăng cao, việc thành lập Quỹ Nhà ở Quốc gia được xem là “đòn bẩy” quan trọng, giúp hàng triệu người dân có cơ hội tiếp cận nhà ở phù hợp, điều tiết thị trường bất động sản, hạn chế đầu cơ.

Hiện nay, Việt Nam chưa có quỹ tài chính để hỗ trợ nguồn lực cho các địa phương và doanh nghiệp triển khai NƠXH. Mặc dù Luật Nhà ở 2023 cho phép UBND cấp tỉnh bố trí NSNN để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đầu tư hạ tầng, nhưng Luật Đầu tư công lại không có quy định bố trí NSNN để bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án NƠXH. Đây là bất cập, dẫn đến việc sử dụng ngân sách bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại các dự án NƠXH của các địa phương “đóng băng”.

Vì vậy, việc thành lập Quỹ NƠXH Quốc gia sẽ là tiền đề quan trọng giúp các địa phương bố trí kinh phí để giải phóng mặt bằng “sạch” giao cho doanh nghiệp xây dựng NƠXH; đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với các dự án NƠXH; hỗ trợ lãi suất cho vay. Nếu triển khai bài bản, mô hình này có thể trở thành giải pháp quan trọng giúp nhiều người dân tiếp cận nhà ở giá hợp lý, ổn định và phát triển thị trường bất động sản bền vững.

Vận hành mô hình trực tiếp tạo lập nhà giá rẻ

Theo ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Tập đoàn G6, Quỹ nhà ở Quốc gia nên theo mô hình trực tiếp tạo lập sản phẩm nhà giá rẻ để cung cấp cho người thu nhập thấp đô thị. Theo đó, cách làm là Nhà nước tạo lập quỹ đất sạch, đấu thầu chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Khác với NƠXH được miễn tiền sử dụng đất, dự án của Quỹ nhà ở Quốc gia vẫn thu tiền sử dụng đất ở mức độ vừa phải, thấp hơn dự án nhà ở thương mại. Nhà nước vẫn khống chế biên lợi nhuận của chủ đầu tư, nhưng cao hơn biên lợi nhuận của dự án NƠXH hiện nay là 10%.

Vận hành mô hình trực tiếp tạo lập nhà giá rẻ.
Vận hành mô hình trực tiếp tạo lập nhà giá rẻ.

Đơn cử, dự án NƠXH có quy mô 20 tầng nổi, 1 tầng hầm, tổng chi phí xây dựng là 16 triệu đồng/m2, cộng lợi nhuận chủ đầu tư là 4 triệu đồng/m2, giá bán sẽ là 20 triệu đồng/m2. Với dự án quy mô như vậy, dự án nhà ở thương mại chịu tiền sử dụng đất lớn, lợi nhuận của chủ đầu tư cao, nên giá bán có thể lên tới 70 - 80 triệu đồng/m2. Nhưng dự án nếu thuộc Quỹ nhà ở Quốc gia, với việc thu tiền sử dụng đất vừa phải, khống chế biên lợi nhuận dưới 20%, giá chỉ khoảng 30 triệu đồng/m2

Trước khi làm các dự án thuộc Quỹ nhà ở Quốc gia, đại diện Tập đoàn G6 nhấn mạnh, hiện nay, cần thống kê nhu cầu nhà ở của từng địa phương ở thời điểm hiện tại, cũng như dự báo trung dài hạn, sau đó làm tốt công tác quy hoạch, rồi đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án.

“Quỹ Nhà ở quốc gia không nên chỉ tập trung vào NƠXH (phân khúc thu nhập thấp), mà cần hỗ trợ cả phân khúc dành cho người thu nhập trung bình thấp. Để quỹ hoạt động hiệu quả và bền vững, cần có một cơ chế huy động vốn linh hoạt, minh bạch và mô hình vận hành chặt chẽ”, ông Tô Anh Hùng, chuyên gia bất động sản, Giám đốc điều hành A-City cho biết.

Thực tế, nhóm thu nhập trung bình thấp, chiếm tới 40 - 50% dân số thành thị, đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nhà ở, không đủ điều kiện để mua NƠXH, nhưng không đủ khả năng mua nhà ở thương mại. Nếu chỉ phát triển NƠXH, nhóm này sẽ bị bỏ lại phía sau.

“Nếu chỉ phát triển NƠXH, phân khúc nhà giá hợp lý sẽ vẫn thiếu hụt. Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận cao từ phân khúc trung và cao cấp. Nếu có quỹ, họ có thể cân nhắc xây dựng nhà ở có giá bán hợp lý hơn. Nhờ đó, người có nhu cầu nhà ở nhưng không đủ điều kiện mua NƠXH sẽ có thêm lựa chọn, có thể mua được nhà, không cần vay nợ quá nhiều, giảm áp lực tài chính cá nhân và hệ thống ngân hàng”, ông Tô Anh Hùng nhận định.

Các chuyên gia bất động sản đề xuất, thứ nhất, cần hỗ trợ lãi suất vay mua nhà cho phân khúc trung bình thấp. Quỹ có thể hỗ trợ lãi suất vay ưu đãi (ví dụ 4 - 6%/năm) cho người mua nhà phân khúc trung bình thấp, tương tự như các chương trình hỗ trợ NƠXH .

Thứ hai, ưu đãi cho doanh nghiệp phát triển nhà ở giá hợp lý, theo tính toán của A-City vào khoảng 35 triệu đồng/m2 ở Hà Nội, bằng cách hỗ trợ quỹ đất sạch, miễn hoặc giảm thuế cho doanh nghiệp phát triển dự án, có chính sách hỗ trợ pháp lý để giảm chi phí đầu vào, giúp doanh nghiệp có thể bán nhà giá thấp vẫn có lợi nhuận.

Để Quỹ Nhà ở Quốc gia hoạt động hiệu quả và bền vững, nhiều chuyên gia cho rằng, cần có cơ chế huy động vốn linh hoạt, minh bạch và một mô hình vận hành chặt chẽ. Về cách thức vận hành, Quỹ nên hoạt động độc lập, có sự giám sát chặt chẽ, với một cơ chế minh bạch rõ ràng. Hội đồng quản lý quỹ bao gồm đại diện Nhà nước, doanh nghiệp, chuyên gia bất động sản và ngân hàng. Ban điều hành phụ trách vận hành quỹ, xét duyệt dự án, kiểm soát tài chính. Ban giám sát độc lập sẽ kiểm toán và công khai, minh bạch hoạt động của quỹ, định kỳ công bố báo cáo tài chính được kiểm toán, tránh thất thoát, tham nhũng.

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia cho rằng, Singapore là một trong những mô hình thành công nhất trên thế giới về phát triển nhà ở công cộng, loại hình nhà ở có nhiều tương đồng với NƠXH ở Việt Nam. Quyết định quan trọng tạo nên thành công trong việc phát triển nhà ở công cộng ở Singapore là việc thành lập Hội đồng Phát triển Nhà ở (HDB- Housing & Development Board), cơ quan tập trung vào việc lập kế hoạch, xây dựng và quản lý toàn bộ nhà ở công cộng.

Về chính sách hỗ trợ tài chính và vay mua nhà, Chính phủ Singapore tạo điều kiện để người dân có thể sở hữu nhà thông qua các chương trình vay ưu đãi và trợ cấp. Cụ thể, người lao động và doanh nghiệp trích một phần thu nhập hằng tháng vào Quỹ Tiết kiệm Trung ương (CPF). Tiền từ quỹ này có thể được sử dụng để mua nhà HDB. Với chương trình vay mua nhà HDB, người dân có thể vay tiền mua nhà trực tiếp từ HDB với lãi suất thấp (khoảng 2,6%/năm, thấp hơn so với lãi suất thương mại).

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuyên truyền, đối thoại chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Tuyên truyền, đối thoại chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Sáng 1/7, tại Hội trường Công ty Cổ phần An Tiến Industries, Khu công nghiệp phía Nam, phường Văn Phú, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XVII phối hợp với Ban Quản lý Khu công nghiệp tổ chức Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) hưởng ứng ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam (1/7).

Các thủy điện trên lưu vực sông Chảy thông báo xả lũ

Các thủy điện trên lưu vực sông Chảy thông báo xả lũ

Do ảnh hưởng của mưa lớn những ngày qua, nước từ thượng nguồn liên tục đổ về khiến mực nước các hồ thủy điện dâng cao. Để đảm bảo vận hành an toàn nhà máy và an toàn vùng hạ du, các thủy điện trên lưu vực sông Chảy đã thông báo xả lũ hồ chứa.

Hành trình yêu thương không giới hạn

Hành trình yêu thương không giới hạn

Có những đứa trẻ không thể gọi mẹ bằng tiếng “mẹ” đầu đời. Có những ánh mắt ngơ ngác không phản hồi lại vòng tay yêu thương… Đó là nỗi niềm của các gia đình có con mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ - hành trình của nước mắt, hy vọng và tình yêu không điều kiện.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Công an xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn tuyên truyền, vận động nhân dân không tàng trữ trái phép chất ma túy.

Giữ bình yên bản làng

Giữa rừng xanh đại ngàn, cuộc chiến phòng, chống ma túy ở Yên Bái vẫn âm thầm diễn ra không khói lửa, không súng đạn nhưng đầy cam go và quyết liệt. Cuộc chiến ấy không chỉ để đẩy lùi tội phạm mà hơn hết là giữ gìn sự bình yên cho từng mái nhà, từng bản làng.
Thành viên Câu lạc bộ Hát dân ca, quan họ, hát chèo phường Nam Cường trình bày tiết mục hát quan họ tại không gian văn hóa hồ Nam Cường, thành phố Yên Bái.

Lan tỏa phong trào xây dựng đời sống văn hóa

Những năm qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện sâu rộng phong trào với trọng tâm là xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”. Đồng thời, BCĐ đã cụ thể hóa các nội dung: đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, thực hiện nếp sống văn minh, kỷ cương pháp luật, xây dựng môi trường văn hóa…
Hàng năm cứ vào ngày 2/9, tất cả các nhà trường ở thị xã Nghĩa Lộ tổ chức các đoàn dâng hương và báo công với Bác.

“Địa chỉ đỏ” giữa miền Tây Yên Bái

Giữa lòng thị xã Nghĩa Lộ - nơi lưu giữ hồn cốt văn hóa dân tộc Thái và vang vọng điệu xòe Tây Bắc ngàn đời có một không gian trầm mặc mà thiêng liêng, được gìn giữ bằng tất cả lòng thành kính: Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là “địa chỉ đỏ” thấm đẫm tình cảm cách mạng, nơi mỗi bước chân đều in dấu lòng biết ơn sâu nặng của đồng bào miền Tây với Bác Hồ kính yêu.
Miền Bắc tiếp tục đón mưa lớn từ hôm nay đến trưa 3/7.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Từ hôm nay đến trưa 3/7, miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác theo từng đợt, cục bộ có mưa to đến rất to. Từ ngày 4/7, ban ngày trời nắng, chiều tối có mưa rào rải rác, vùng núi có thể xuất hiện mưa to. Chiều tối nay (30/6), nhiều khu vực khác trên cả nước cũng đón mưa dông.
fb yt zl tw