Khẩn trương triển khai các bước cụ thể xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân

Sáng 4/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến chỉ đạo Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến chỉ đạo Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển xanh, phát triển bền vững là mục tiêu của Đảng, Nhà nước đã đề ra; tình hình biến đổi khí hậu những năm gần đây rất cực đoan; nước ta là một trong những nước chịu tác động rất lớn của tình trạng biến đổi khí hậu này, thể hiện qua cơn bão số 3 (Yagi), ngoài ra là các tình trạng sụt lún, sạt lở, khô hạn, ngập mặn, thiếu nước… Đây là những yêu cầu cấp bách của yêu cầu phát triển, đòi hỏi chúng ta phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để giảm tác động của biến đổi khí hậu đối với nước ta nói riêng và thế giới nói chung.

Năm 2025, Trung ương quyết định phải đạt mức tăng trưởng ít nhất 8%, tạo tiền đề, khí thế, động lực cho giai đoạn 2026-2030 đạt tăng trưởng 2 con số, do đó yêu cầu tăng trưởng điện phải bảo đảm đạt ít nhất 12-16%. Năm 2024, tăng trưởng đạt hơn 7% nhưng tăng trưởng điện đã đạt 12-13%. Tăng trưởng điện là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)
Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Chúng ta đang triển khai trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, Internet vạn vật dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu… rất cần sự ổn định về tăng trưởng năng lượng. Do đó, việc phát triển năng lượng nhanh và bền vững là yêu cầu cấp bách đặt ra cho đất nước ta hiện nay. Vì vậy, phát triển điện hạt nhân là một trong những giải pháp phải làm; thế giới hiện nay cũng đang đi theo xu thế này. Do đó Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân đã được thành lập, đã họp phiên thứ nhất.

Tại phiên họp này, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương rà soát, lập kế hoạch chi tiết triển khai: cần làm rõ ai làm, tiến độ như thế nào, sản phẩm là gì? Bộ Công thương tổng hợp trình Ban Chỉ đạo tại phiên họp thứ hai này. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ dự án điện hạt nhân, khẩn trương triển khai công tác giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư bảo đảm tiến độ chung của dự án.

Đại diện các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo tham dự phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)
Đại diện các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo tham dự phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thủ tướng chỉ đạo phải xây dựng kế hoạch hằng năm, kế hoạch 5 năm để hoàn thành xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân. Phiên họp này cần bàn thêm về đề xuất của các bộ, ngành, chỉ rõ vướng mắc gì? Vấn đề gì cần chỉ đạo để tháo gỡ? Đưa ra lộ trình trong bao nhiêu năm để xây dựng xong một hay hai nhà máy? Trong quá trình đó cũng đặt ra vấn đề chuyển giao công nghệ, phải có nguồn nhân lực, tính toán cần phải đào tạo tập trung thêm theo ngành, sản phẩm; nguồn nhân lực bao gồm cả kỹ sư, công trình sư, công nhân lành nghề… Thủ tướng cũng nêu vấn đề về vốn, ai làm...?

Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành tại phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)
Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành tại phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Theo Thủ tướng, không chỉ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mà cả Tập đoàn Petrovietnam, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng đang làm nhiều công trình năng lượng…, trong đó Petrovietnam là tập đoàn năng lượng quốc gia nên cần tham gia quá trình này. Hiện nay, chúng ta chỉ bàn làm, làm như thế nào, ai làm, làm bao lâu thì xong, cần tiền, cần cơ chế gì, lộ trình đưa ra như thế nào… để bám sát lộ trình, hằng tháng họp kiểm điểm từng nhiệm vụ cụ thể, từ đó đôn đốc thực hiện.

Thủ tướng nhấn mạnh lại kinh nghiệm thực hiện dự án Đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, bám sát tiến độ, chất lượng thì mới hoàn thành công trình theo mục tiêu đề ra; việc nữa là cần có Tổ giúp việc chuyên trách (không kiêm nhiệm) giúp việc cho Ban Chỉ đạo; phân công 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ sản phẩm”; xây dựng kế hoạch phải ra được sản phẩm là lò phản ứng hạt nhân trong bao nhiêu năm, từ đó tính ngược thời gian, từng mốc thời gian phải hoàn thành những công việc cụ thể chứ không phải chung chung nữa.

Nhân dịp Xuân mới, Thủ tướng mong Ban Chỉ đạo có những kết quả mới, sản phẩm mới; phải có cách ứng xử mới, khẩn trương, phải có tư tưởng tấn công bằng các chương trình, kế hoạch cụ thể, huy động tiền vốn, nhân lực, chuyển giao công nghệ, làm với ai, làm như thế nào… để triển khai; vượt quá thẩm quyền thì báo cáo cấp trên có thẩm quyền; vướng ở đâu phải giải quyết ở đó; đặc biệt là phải chấm dứt tình trạng các bộ, ngành trả lời “vòng vo”, trả lời chung chung mà phải trả lời rõ ràng, có thời hạn cụ thể. Phó Thủ tướng – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo và Bộ trưởng Công thương phải chịu trách nhiệm làm việc với các bộ, ngành; yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình làm việc của Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng khẳng định, xây dựng nhà máy điện hạt nhân là vấn đề lớn, vấn đề khó, nhạy cảm, mang tính quốc gia đại sự, do đó, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể ở đây là rất cao, phải đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết. Thủ tướng mong Ban Chỉ đạo làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm, có sản phẩm. Bộ Công Thương cần rà soát lại, ổn định cơ cấu của Ban Chỉ đạo, cần có các chuyên gia giỏi để tham mưu, giúp việc; từng phiên họp của Ban Chỉ đạo phải đạt mục tiêu cụ thể thì mới có thể đạt được mục tiêu chung.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thành giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu, không để "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Hoàn thành giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu, không để "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 168/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ về kết quả kiểm tra, đôn đốc của các Đoàn kiểm tra rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án giao thông trọng điểm có kế hoạch hoàn thành năm 2025 để đạt mục tiêu 3.000 km đường bộ cao tốc.

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng thu hẹp, nhiều đô thị trong nước và trên thế giới đang chuyển mình theo hướng phát triển các “đô thị nén” với trọng tâm là xây dựng các khu nhà cao tầng. Thành phố Lào Cai với định hướng trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của vùng, cửa ngõ giao thương quốc tế cũng không ngoài xu thế này.

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Dự án hoàn thành sẽ tạo không gian xanh - sạch - đẹp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí của Nhân dân, đồng thời tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách khi đến ga Lào Cai, bắt đầu hành trình du lịch tới các điểm đến trên địa bàn tỉnh.

Bàn giải pháp sắp xếp các khu, cụm công nghiệp khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Bàn giải pháp sắp xếp các khu, cụm công nghiệp khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Chiều 5/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chủ trì buổi làm việc với các ngành, địa phương về phương án di chuyển các khu, cụm công nghiệp bị ảnh hưởng, phải thu hồi mặt bằng khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) làm việc với tỉnh Lào Cai về triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) làm việc với tỉnh Lào Cai về triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Chiều 5/4, Đoàn công tác Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) do đồng chí Nguyễn Khánh Tùng, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Lào Cai về việc triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

fb yt zl tw