Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ 14/1

Với những cam kết mang tính toàn diện, tiêu chuẩn cao và cân bằng, Hiệp định CPTPP sẽ giúp tăng cường mối liên kết cùng có lợi giữa các nền kinh tế thành viên và thúc đẩy thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

CPTPP được kỳ vọng tạo cú hích cho nhiều ngành hàng của Việt Nam, trong đó có ngành dệt may. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
CPTPP được kỳ vọng tạo cú hích cho nhiều ngành hàng của Việt Nam, trong đó có ngành dệt may. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Hiệp định CPTPP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia.

Đối với Việt Nam, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP và các văn kiện có liên quan vào ngày 12/11/2018. Theo đó, Hiệp định sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019.

Nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể hiểu rõ và hiểu đúng các cam kết của Hiệp định CPTPP để từ đó tận dụng được hiệu quả những cơ hội và lợi ích mà Hiệp định này mang lại, Bộ Công Thương đang phối hợp với Đại Sứ quán Australia tại Việt Nam và Ngân hàng Thế giới xây dựng một cổng thông tin thương mại điện tử giới thiệu về các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đang tham gia (trong đó có Hiệp định CPTPP) với những công cụ tra cứu về các cam kết và quy định cụ thể trong từng lĩnh vực, ngành hàng đối với từng đối tác tham gia hiệp định.

Dự kiến cổng thông tin này sớm được giới thiệu và vận hành chính thức trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để kịp thời giúp doanh nghiệp nắm rõ những thông tin cơ bản về Hiệp định CPTPP, tại Cổng thông tin thương mại điện tử giới thiệu về các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đang tham gia (trong đó có CPTPP), Bộ Công Thương sẽ mở ra các chuyên mục nhỏ như giới thiệu chung về Hiệp định CPTPP; các cam kết trong các lĩnh vực chính của Hiệp định CPTPP; cơ hội và thách thức của Hiệp định CPTPP; một số câu hỏi thường gặp về Hiệp định CPTPP; toàn văn Hiệp định CPTPP.

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Các đại biểu dự hội nghị.

Tập huấn nâng cao năng lực đấu thầu, đấu thầu qua mạng

Sáng 24/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp (Sở Tài chính) tổ chức hội nghị bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đấu thầu, đấu thầu qua mạng; cập nhật Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15, Luật số 57/2024/QH15 và các văn bản hướng dẫn hiện hành trong lĩnh vực đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.

Yêu cầu thực hiện đúng phương án vận chuyển quặng sắt để đảm bảo an toàn giao thông

Yêu cầu thực hiện đúng phương án vận chuyển quặng sắt để đảm bảo an toàn giao thông

Sau khi Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung lập phương án vận chuyển 194.678 tấn quặng Limonit từ mỏ sắt Quý Xa về Nhà máy Gang thép Lào Cai tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, Sở Xây dựng đã có ý kiến yêu cầu đơn vị này chấp hành nghiêm các quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Doanh nghiệp Việt đang tái cơ cấu nhân sự

Doanh nghiệp Việt đang tái cơ cấu nhân sự

Đó là nhận định của đại diện Anphabe (đơn vị tư vấn giải pháp Thương hiệu nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc) khi nói về xu hướng nhân sự và thị trường lao động Việt Nam những tháng đầu năm 2025, chiều 22/4.

Nhộn nhịp thi công cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bản Vược, Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc)

Nhộn nhịp thi công cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bản Vược, Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc)

Mới khởi công nhưng những ngày qua trên công trường xây dựng Dự án cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bản Vược, Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc) khá nhộn nhịp bởi nhà thầu đẩy nhanh các hướng thi công để đảm bảo công trình hoàn thành vào tháng 9/2026, tức sau 18 tháng thi công.

fb yt zl tw