Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 49/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới.

Kiểm tra thiết bị tại TBA 500kV Đăk Nông. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Kiểm tra thiết bị tại TBA 500kV Đăk Nông. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Chủ tịch, Tổng giám đốc Tổng công ty Đông Bắc.

Công điện nêu rõ: Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện là một trong những yếu tố nền tảng và quyết định thực hiện thành công các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, từ sớm, từ xa các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện. Ngay từ ngày đầu năm 2025 (3/1/2025), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về việc chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân trong thời gian cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026-2030; đồng thời, ngày 15/4/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), với nhiều giải pháp quan trọng về bảo đảm cung ứng điện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong kỷ nguyên mới.

Dự báo phụ tải điện năm 2025 tăng trưởng lên đến 12,2% (năm 2024 tăng 10,1% so với năm 2023) cho cả năm, công suất cực đại toàn quốc đạt 54.510 MW (tăng 11,3% so với năm 2024 là 48.950 MW). Do đó, để kịp thời đáp ứng nhu cầu điện trong những tháng cao điểm năm 2025 (các tháng 5, 6, 7) và thời gian tới, đảm bảo không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch và Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam (EVN), Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (PVN), Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc quán triệt, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các Nghị quyết của Chính phủ, các Chỉ thị, Công điện, văn bản chỉ đạo điều hành của Thủ tướng Chính phủ, nhất là Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2025 và Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025 được phê duyệt. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát về quản lý, đôn đốc, khuyến khích vận hành các công trình điện thuộc phạm vi quản lý bảo đảm cung ứng đủ điện trong các tháng cao điểm năm 2025 và thời gian tới.

Khẩn trương tổ chức triển khai Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương khẩn trương tổ chức triển khai Quy hoạch điện VIII điều chỉnh, kịp thời ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh, để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong quy hoạch, hoàn thành trước ngày 10/5/2025. Chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận hành và đôn đốc triển khai các dự án nguồn điện, chuẩn bị tốt nhất phục vụ phát điện những tháng cao điểm như: Đối với các nhà máy thủy điện, bảo đảm tích nước tối đa theo quy trình vận hành liên hồ chứa, phù hợp với tình hình dự báo khí tượng thủy văn để bảo đảm dự phòng và khả năng phát điện tối đa trong các tháng cao điểm. Đối với các nhà máy nhiệt điện than, chủ động nguồn nguyên liệu than để cung ứng đủ cho vận hành; chủ động duy tu, bảo dưỡng máy móc, dự phòng vật tư thiết bị thay thế để bảo đảm vận hành tốt nhất, tối đa công suất, hạn chế thấp nhất sự cố trong thời gian cao điểm. Đối với các nhà máy nhiệt điện khí, chủ động nguồn, bảo đảm cung ứng đủ khí cung cấp cho vận hành các nhà máy. Đối với các nhà máy điện gió, điện mặt trời, tăng cường khả năng khai thác lưu trữ, tích điện để nâng cao hiệu quả và khả năng cung ứng điện.

Về các dự án nguồn điện, Bộ trưởng Công Thương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, công trình dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã có trong quy hoạch, trong đó, khẩn trương đưa Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 vào vận hành trong tháng 6/2025, Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 vào vận hành trong tháng 8/2025; hòa lưới Tổ máy số 1 dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 trước ngày 2/9/2025; đưa Tổ máy số 1 dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng vào vận hành trong tháng 8/2025, Tổ máy 2 vận hành vào tháng 10/2025.

Về các dự án truyền tải điện, Bộ Công Thương tập trung đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án truyền tải, thực hiện các giải pháp cấp bách về truyền tải, mua điện từ nước ngoài, như dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, các công trình đường dây 500kV Hải Phòng - Thái Bình, Than Uyên - Lào Cai đảm bảo hoàn thành trước ngày 2/9/2025. Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết kiệm điện tại Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo; hướng dẫn, khuyến khích sáng tạo trong thực hiện công tác tiết kiệm điện đạt hiệu quả cao nhất.

Cùng với đó, khẩn trương triển khai khuyến khích hiệu quả cơ chế mua bán điện trực tiếp theo quy định tại Nghị định số 57/2025/NĐ-CP của Chính phủ, bảo đảm minh bạch, cạnh tranh, phù hợp lộ trình thị trường điện lực cạnh tranh. Hướng dẫn, theo dõi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân để thực hiện có hiệu quả phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo Nghị định số 58/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan và địa phương liên quan, chỉ đạo chủ các hồ chứa thủy điện tính toán, lập kế hoạch lấy nước cụ thể từ các hồ chứa thủy điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó ưu tiên dành nguồn nước dự phòng tối đa để phát điện trong thời gian cao điểm, tăng cường các giải pháp sử dụng nước tiết kiệm. Tăng cường giám sát, dự báo tình hình thời tiết, thiên tai, theo dõi sát tình hình khí tượng, thủy văn để kịp thời cung cấp thông tin chính xác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo, giám sát EVN, TKV, PVN tăng cường phối hợp hiệu quả, tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng mua bán điện, cung cấp than, cung cấp khí, tất cả vì mục tiêu chung, vì lợi ích quốc gia dân tộc, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; chịu trách nhiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc vận hành ổn định và khắc phục nhanh các sự cố (nếu có) đối với các nguồn điện của EVN, PVN và TKV.

Tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng mặt trời trong chiếu sáng công cộng

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương, EVN và chủ đầu tư các nhà máy thủy điện, trung tâm điện gió, mặt trời…; lập kế hoạch sử dụng nước hợp lý, cụ thể cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, ưu tiên tối đa nguồn nước dự phòng, tận dụng tối đa các nguồn gió, mặt trời phục vụ phát điện trong thời gian cao điểm, tăng cường các giải pháp sử dụng nước, gió, mặt trời tiết kiệm, hiệu quả.

Chỉ đạo thực hiện tiết kiệm điện hiệu quả trên địa bàn, nhất là trong chiếu sáng công cộng, chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời. Áp dụng các giải pháp quản lý tối ưu, thay thế chiếu sáng bằng các đèn tiết kiệm điện, ứng dụng công nghệ điều khiển tự động, đẩy mạnh triển khai áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời trong chiếu sáng công cộng, chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời.

Phát huy tối đa, khai thác hiệu quả, khuyến khích phát triển các nguồn điện tại chỗ về điện gió và mặt trời theo Nghị định số 57/2025/NĐ-CP và Nghị định số 58/2025/NĐ-CP.

Triển khai nhanh, quyết liệt các dự án nguồn và lưới điện

Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc tập trung triển khai nhanh, quyết liệt các dự án nguồn và lưới điện được giao làm chủ đầu tư bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng, đấu nối, đầu tư nguồn và lưới điện.

Chỉ đạo các nhà máy điện thuộc phạm vi quản lý của Tập đoàn làm tốt công tác chuẩn bị sản xuất, kịp thời khắc phục các sự cố, bảo đảm hiệu quả vận hành và có thể huy động tối đa công suất phát điện trong những tháng cao điểm năm 2025, tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng thiếu nhiên liệu (than, khí, dầu) đối với các nhà máy nhiệt điện và thiếu hụt nước các hồ thủy điện theo quy trình vận hành hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Phối hợp, chỉ đạo tập trung tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong triển khai hiệu quả cơ chế mua bán điện trực tiếp theo quy định tại Nghị định số 57/2025/NĐ-CP và phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo Nghị định số 58/2025/NĐ-CP.

Chủ động các giải pháp bảo dưỡng và chuẩn bị vật tư, thiết bị dự phòng thay thế đối với hệ thống lưới điện phân phối, hạn chế tối đa sự cố, sửa chữa, ngừng, giảm cung cấp điện trong quá trình vận hành.

Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động, thường xuyên theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Công điện này.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Trong bước tiến mới hướng đến du hành không gian bền vững, các nhà khoa học thuộc dự án Moon-Rice đang phát triển giống lúa siêu nhỏ, giàu protein, có khả năng sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực. Đây là nỗ lực hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ Italy và ba trường đại học nước này nhằm tạo ra nguồn lương thực tươi giàu dưỡng chất cho các phi hành gia.

Một phiên giao dịch của Ngân hàng CSXH tại xã Tân Lĩnh (mới).

Tăng cường "làm hồ sơ tại nhà, giải ngân tại xã"

Ngay sau khi sáp nhập, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Lào Cai đảm bảo duy trì 319 điểm giao dịch trên toàn tỉnh, với phương châm “gần dân, sát cơ sở” nhằm tạo thuận lợi để các hộ dân tiếp cận với tín dụng chính sách thuận lợi, hiệu quả.

Khẩn trương thi công Trạm biến áp 500kV Lào Cai

Khẩn trương thi công Trạm biến áp 500kV Lào Cai

Để đảm bảo hoàn thiện toàn bộ dự án đồng bộ với đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đơn vị thi công gói thầu Trạm biến áp 500kV Lào Cai đang tập trung nhân lực, phương tiện thi công đồng loạt các hạng mục.

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 11/7, tại Nhà văn hóa thôn Hòa Lạc, xã Gia Phú đã tổ chức công bố Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; triển khai thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án san gạt mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật Khu Thống Nhất phục vụ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng đang mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông thôn tại nhiều địa phương trong tỉnh bởi không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt tại những nơi có diện tích rừng tự nhiên lớn trên địa bàn tỉnh.

Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Lào Cai: Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Từ đầu năm đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai đã tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 71 hợp tác xã (HTX) (trong đó tỉnh Lào Cai (cũ) hỗ trợ thành lập 14 HTX; tỉnh Yên Bái (cũ) hỗ trợ thành lập 57 HTX), nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên trên 1.400 với khoảng 41.600 thành viên; 3 liên hiệp HTX, trên 8.400 tổ hợp tác với gần 64 nghìn thành viên.

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

fb yt zl tw