Gỡ vướng chính sách

Không chỉ Luật Đất đai mà Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và nhiều quy định pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch khác cũng cần được rà soát, điều chỉnh mới có thể giải quyết căn cơ vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ở các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ lợi ích công cộng mà cơ quan nhà nước đứng ra thực hiện.

Một cán bộ chuyên làm công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho biết đã “đứng hình” khi một người dân ở bán đảo Bình Quới - Thanh Đa (khu vực được quy hoạch là khu đô thị du lịch, nghỉ dưỡng) hỏi, nếu bị thu hồi đất, họ sẽ được đền bù như thế nào? Một câu hỏi quá khó bởi đất của người này là đất nông nghiệp do cha ông khai hoang từ mấy chục năm trước.

Người này sử dụng ổn định từ đó đến nay, không tranh chấp, không bị ai kiện cáo, bình thường đã có thể làm giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất theo các quy định về đất đai hiện hành. Thậm chí đã có thể chuyển đổi một phần thành đất xây dựng nếu không bị vướng quy hoạch. Đền bù cho họ như thế nào đây? Nếu đền bù theo giá đất nông nghiệp không có giấy tờ đầy đủ… sẽ rất thấp, chắc chắn người dân khó lòng chấp nhận.

Không chỉ TPHCM mà ở nhiều nơi khác, như Lâm Đồng chẳng hạn, đất nông nghiệp của người dân ngay khu vực trung tâm Đà Lạt bị vướng quy hoạch xây dựng khu đô thị mới từ gần 20 năm trước, đến nay bán thì không được giá, làm nông thì không hiệu quả (vì chỉ có hơn 2.000m2) mà xây nhà cũng không được. Trong khi giá đất xung quanh khu vực đó đã lên tới vài chục triệu đồng/m2.

Cách đây không lâu, Báo SGGP tiếp nhận phản ánh của một người dân ở huyện Hóc Môn (TPHCM) có miếng đất nông nghiệp rộng hơn 1.000m2 mà xây chuồng nuôi gà cũng không được. Ngành chức năng bảo chỉ có thể trồng trọt bởi đã quy hoạch nơi đây là đất cây xanh.

Các trường hợp trên đều liên quan đến Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đất đai… Vì vướng quy hoạch nên người dân không thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất xây dựng. Vì là đất nông nghiệp nên họ không thể xây dựng nhà cửa trên đó. Một vòng lẩn quẩn khiến không ít người dân dù ở đô thị cũng không thể xây nhà và kinh doanh buôn bán trên mảnh đất của chính mình.

Không chỉ có vậy, đến khi chính thức di dời họ lại nhận đền bù theo giá đất nông nghiệp. Có thể nói, mọi bức xúc đều bắt nguồn từ đây. Chưa kể, dù đền bù theo giá đất nông nghiệp nhưng giá đền bù trong các dự án phát triển hạ tầng mà cơ quan nhà nước thực hiện thường thấp hơn giá doanh nghiệp thỏa thuận đền bù với dân chứ chưa nói đến giá thị trường hiện hữu.

Đất đai, nhà cửa là tài sản lớn của người dân. Trong rất nhiều trường hợp, nó có ý nghĩa quyết định đến mức sống cả về mặt vật chất lẫn tinh thần của họ. Chính vì thế, chính sách về quy hoạch, đền bù, giải phóng mặt bằng phải được điều chỉnh theo hướng ít nhất “bảo toàn” được giá trị này cho người dân. Việc này hoàn toàn nằm trong tầm tay của cơ quan chức năng bởi đó cũng chính là điều mà Đảng và Nhà nước ta luôn theo đuổi từ nhiều năm nay với chủ trương “phải đảm bảo cho người dân di dời có cuộc sống bằng hoặc hơn nơi ở cũ”.

Nên chăng, cần thành lập ngay một cơ quan có đầy đủ năng lực, thẩm quyền làm công tác rà soát lại tất cả các quy định liên quan đến quy hoạch, xây dựng, đất đai, sau đó trình Quốc hội xem xét và điều chỉnh ngay những bất cập bởi công tác đền bù giải phóng mặt bằng chậm đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển chung của đất nước cũng như tiềm tàng những bất ổn cho xã hội. 

Báo SGGP

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

fb yt zl tw