Gỡ điểm nghẽn cho vật liệu xây dựng thông thường

Trước thực tế nhiều địa phương trong tỉnh đang thiếu vật liệu xây dựng, trong đó chủ yếu là cát và đá phục vụ cho xây dựng các công trình, các cấp, ngành trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, tuy nhiên vẫn cần gỡ khó về cơ chế để có thể ổn định nguồn cung.

z6384243609118-d47a8918b73e14442c60ff67df5ba6e1.jpg
Khai thác đá vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng.

Địa phương có điểm mỏ nhưng vẫn thiếu vật liệu

Trên địa bàn thị xã Sa Pa có hàng trăm công trình đang thi công, xây dựng nhưng thị xã hiện nay không có mỏ vật liệu xây dựng (cát, đá) nào còn hoạt động. Ông Hoàng Ngọc Định, Trưởng Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị thị xã Sa Pa cho biết: Theo rà soát, thị xã có 10 điểm mỏ đã được phê duyệt trong Quy hoạch 316 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có 3 mỏ cát, 7 mỏ đá nhưng hiện không có mỏ nào được khai thác. Theo số liệu rà soát của Sở Tài nguyên và Môi trường (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường), trên địa bàn thị xã có 5 mỏ đá tiềm năng, tuy vậy kết quả rà soát chi tiết cho thấy các mỏ này không đủ điều kiện đưa vào kế hoạch đấu giá khai thác của tỉnh với lý do có 2 mỏ thuộc phạm vi bảo tồn hoặc ảnh hưởng lớn đến khu vực di tích văn hóa, 3 mỏ thuộc khu du lịch quốc gia đã được công nhận, thuộc phạm vi đất rừng tự nhiên sản xuất. Do đó, hoạt động xây dựng trên địa bàn đều phải vận chuyển cát, đá từ nơi khác đến, gây khó khăn và khan hiếm vật liệu trong xây dựng.

187.jpg

Huyện Bát Xát cũng là địa phương thiếu vật liệu cát, đá phục vụ xây dựng và toàn huyện chỉ có 1 mỏ cát đang hoạt động tại xã Quang Kim, tuy nhiên cũng không đảm bảo cung cấp đủ cho việc xây dựng trên địa bàn. Ông Tô Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết địa phương đang rất khó khăn về cát, đá phục vụ xây dựng cơ bản, trong đó có việc xóa nhà tạm. Huyện đã phối hợp với các sở để nhanh chóng rà soát điểm mỏ phù hợp nhằm sớm có giải pháp khai thác vật liệu cung ứng cho xây dựng.

Bát Xát có 22 điểm mỏ đã được phê duyệt trong Quy hoạch 316 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có 16 điểm mỏ cát, 6 điểm mỏ đá. Theo số liệu rà soát mới nhất của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, huyện có 9 điểm mỏ tiềm năng có thể đưa vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản, trong đó có 8 điểm mỏ cát, 1 điểm mỏ đá. Kết quả rà soát chi tiết có 5/9 mỏ (1 mỏ đá, 4 mỏ cát) chưa đủ điều kiện đưa vào kế hoạch đấu giá khai thác với lý do là chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; 4 mỏ cát chưa đủ điều kiện đưa vào kế hoạch đấu giá khai thác do thuộc vành đai biên giới, 2 mỏ chưa đủ dữ liệu để đánh giá.

z5349952428956-266f48818fde6aed10f00131e584a8e9.jpg
Triển khai xóa nhà tạm tại huyện Bát Xát đang được thực hiện nhanh chóng.

Mỏ cấp phép thực tế không đủ nguồn cung

Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 316/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 (gọi tắt là Quy hoạch 316). Trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã quy hoạch 238 mỏ khoáng sản làm vật liệu thông thường (cát, đá), trong đó có 139 mỏ cát, sỏi và 99 mỏ đá. Về trữ lượng, công suất các mỏ đã cấp phép khai thác, tính đến hết năm 2024, trên địa bàn tỉnh có 35/238 mỏ vật liệu xây dựng thông thường được cấp phép khai thác, trong đó có 16 mỏ cát, 19 mỏ đá.

baolaocai-br_z6384243594247-dd3c617744fc9d92dad60de7a1079072.jpg
Mỏ khai thác đá của Công ty Cổ phần Khai thác vật liệu xây dựng Miền Bắc.

So sánh số liệu cụ thể về công suất đã cấp phép khai thác với số liệu nhu cầu về vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn toàn tỉnh của Sở Xây dựng đầu năm 2025 cho thấy: Lượng đá xây dựng đang khai thác là 1,476 triệu m3 trong khi tổng nhu cầu của tỉnh là hơn 1,598 m3, như vậy với các mỏ đá đang hoạt động hiện nay nếu đảm bảo công suất chỉ đáp ứng được 92,36% nhu cầu sử dụng thực tế. Về cát xây dựng, toàn tỉnh hiện đang cấp phép khai thác 419.583 m3 trong khi nhu cầu thực tế cần là 769.030 m3, như vậy mới chỉ đạt 54,56% nhu cầu. Do đó, lượng vật liệu đang thiếu rất lớn, chủ yếu là tại các huyện như Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà và thị xã Sa Pa…

Tại huyện Bảo Thắng, nơi có 10 điểm mỏ đang hoạt động (5 mỏ đá, 5 mỏ cát), theo thực tế nếu các mỏ hoạt động đủ công suất khai thác cũng chỉ có thể cung ứng cho việc xây dựng trên địa bàn và một số khu vực huyện, thành phố lân cận. Ông Nguyễn Đình Chừ, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Khai thác vật liệu xây dựng Miền Bắc - đơn vị đang khai thác mỏ đá tại thị trấn Nông trường Phong Hải cho biết: Theo cấp phép, mỏ đá của công ty đang khai thác 200 nghìn m3/năm nhưng nhiều yếu tố tác động khiến việc khai thác chưa thể đạt 100% công suất. Hiện công ty chủ yếu cung cấp sản phẩm bê tông cho thị trường.

Trên địa bàn huyện Bảo Thắng có tới 33 điểm mỏ được cấp phép nhưng thực tế chỉ có 10 mỏ hoạt động, còn lại 2 mỏ đang thăm dò, 9 mỏ chưa hoạt động, 12 điểm đang dừng hoạt động do hết thời hạn khai thác. 9 mỏ chưa hoạt động vì vẫn còn vướng mắc như: Chưa thu hồi, giải phóng được mặt bằng khu vực khai thác; chưa hoàn thiện thủ tục liên quan đến đất theo quy định của pháp luật; mỏ được điều chỉnh quy mô nhưng chưa được cập nhật dự án vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn tiếp theo…

baolaocai-br_z6384243598373-f619783bc239c675b99e11bf827964a6.jpg
Mỏ khai thác cát tại xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng.

Theo đại diện một số đơn vị mỏ cho biết, việc hoàn thiện, đi vào khai thác gặp nhiều khó khăn như: Sau khi đấu giá, doanh nghiệp phải xin ý kiến của rất nhiều sở, ngành nên mất rất nhiều thời gian của chủ đầu tư; trong quá trình làm thủ tục còn vướng mắc hoặc chồng chéo về quy hoạch, về đất đai, nhất là khu phụ trợ của bãi tập kết vật liệu…

Ông Ngô Hữu Trường, Phó Trưởng Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị huyện Bảo Thắng cho biết: Trước những vướng mắc trong quá trình triển khai các mỏ vật liệu thông thường, các ngành của huyện đã triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ. Tuy vậy, nếu liên quan tới quy định thì vẫn phải xin ý kiến và giải pháp từ cấp trên.

Giải pháp lâu dài cho vật liệu xây dựng

Trong số 238 mỏ vật liệu thông thường theo Quy hoạch 316 của Chính phủ thì hiện nay mới có 35 mỏ được cấp phép hoạt động; còn lại có 68 mỏ nằm trong khu vực cấm, tạm cấm khai thác khoáng sản; 32 mỏ cát chồng lấn với quy hoạch năng lượng (thủy điện); 103 mỏ có tiềm năng do Sở Tài nguyên và Môi trường (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) rà soát sơ bộ, trong đó 31 mỏ đủ điều kiện xem xét đưa vào đấu giá quyền khai thác khoáng sản, 10 mỏ có một phần diện tích chồng lấn quy hoạch đất quốc phòng, an ninh, quy hoạch đường giao thông, năng lượng, rừng sản xuất và quy hoạch sử dụng đất khác, 14 mỏ chưa đủ điều kiện đưa vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản do chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, 48 mỏ không đủ điều kiện đưa vào đấu giá quyền khai thác khoáng sản (do thuộc khu vực có giá trị đối với lĩnh vực quốc phòng, thuộc phạm vi bảo tồn hoặc ảnh hưởng lớn đến khu vực di tích văn hóa; thuộc phạm vi rừng tự nhiên phòng hộ, khu vực cấm hoạt động khoáng sản đối với rừng, các công trình phòng chống thiên tai…).

Theo nhận định của ngành chức năng, khó khăn, vướng mắc về nguồn cung vật liệu xây dựng thông thường (đá, cát) trên địa bàn tỉnh đang gây thất thoát, lãng phí chi phí đầu tư xây dựng công trình, ảnh hưởng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh; làm chậm xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

baolaocai-br_z6091593767873-6b7384faa4da8986a1371a1c473cd369.jpg
Nhiều công trình lớn trên địa bàn tỉnh đang được triển khai xây dựng.
baolaocai-br_z6384269314947-05cdceb110da2143c918aea2c7676266.jpg
Công trình Công viên hồ Na Cồ, huyện Bắc Hà đang được đầu tư xây dựng, sửa chữa.

Ông Trần Đức Tình, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh cho biết: Giải pháp trước mắt là cần rà soát, xem xét điều chỉnh nâng công suất khai thác đối với những mỏ vật liệu đã cấp phép khai thác (nếu đủ điều kiện) để tăng nguồn cung cấp vật liệu xây dựng thông thường. Đưa vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các mỏ vật liệu đủ điều kiện (31/103 mỏ đã rà soát) và các mỏ có phần diện tích không bị chồng lấn với các quy hoạch sử dụng đất khác. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sớm đưa các mỏ đã cấp phép vào hoạt động khai thác.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án bệnh viện

Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án bệnh viện

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, trong quý II/2025 sẽ phải hoàn thành và đưa vào sử dụng một số bệnh viện từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện. Để đảm bảo tiến độ theo yêu cầu, chủ đầu tư đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng, đồng thời đôn đốc nhà thầu tranh thủ thời tiết thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ thi công.

Thúc đẩy hàng hóa xuất - nhập khẩu liên vận quốc tế

Thúc đẩy hàng hóa xuất - nhập khẩu liên vận quốc tế

Ga Lào Cai từ lâu đã được coi là một trong những cửa ngõ quan trọng trong giao thương quốc tế của Việt Nam. Với lợi thế vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, tuyến vận tải liên vận quốc tế qua ga Lào Cai đang đóng vai trò ngày càng quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy kim ngạch xuất - nhập khẩu cũng như tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lào Cai nói riêng và khu vực nói chung.

Tạo đồng thuận trong giải phóng mặt bằng

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Tạo đồng thuận trong giải phóng mặt bằng

Với kinh nghiệm thực hiện giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trọng điểm thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các ngành, các địa phương chủ động phối hợp, vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân phải nhường đất ở, đất sản xuất cho dự án.

Khởi công công trình khẩn cấp chống sạt lở khu dân cư tổ 13, 14, 15 phường Pom Hán

Khởi công công trình khẩn cấp chống sạt lở khu dân cư tổ 13, 14, 15 phường Pom Hán

Chiều 11/4, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai tổ chức khởi công công trình khẩn cấp chống sạt lở khu dân cư tổ 13, 14, 15 dọc đường 23/9 (phường Pom Hán, thành phố Lào Cai) theo Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp chống sạt lở khu dân cư tổ 13, 14, 15 dọc đường 23/9.

Hoàn thành giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu, không để "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Hoàn thành giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu, không để "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 168/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ về kết quả kiểm tra, đôn đốc của các Đoàn kiểm tra rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án giao thông trọng điểm có kế hoạch hoàn thành năm 2025 để đạt mục tiêu 3.000 km đường bộ cao tốc.

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng thu hẹp, nhiều đô thị trong nước và trên thế giới đang chuyển mình theo hướng phát triển các “đô thị nén” với trọng tâm là xây dựng các khu nhà cao tầng. Thành phố Lào Cai với định hướng trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của vùng, cửa ngõ giao thương quốc tế cũng không ngoài xu thế này.

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Dự án hoàn thành sẽ tạo không gian xanh - sạch - đẹp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí của Nhân dân, đồng thời tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách khi đến ga Lào Cai, bắt đầu hành trình du lịch tới các điểm đến trên địa bàn tỉnh.

Bàn giải pháp sắp xếp các khu, cụm công nghiệp khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Bàn giải pháp sắp xếp các khu, cụm công nghiệp khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Chiều 5/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chủ trì buổi làm việc với các ngành, địa phương về phương án di chuyển các khu, cụm công nghiệp bị ảnh hưởng, phải thu hồi mặt bằng khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

fb yt zl tw