Giải mã cú nhảy dù vượt vận tốc âm thanh của vận động viên Áo

Các nhà khoa học Đức phát hiện yếu tố giúp vận động viên nhảy dù người Áo đạt tốc độ rơi gần 1.400 km/h là nhờ trang phục.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học công nghệ Munich, Đức, kết luận 

Vận động viên nhảy dù người Áo Felix Baumgartner phá vỡ bức tường âm thanh trong màn biểu diễn rơi tự do từ độ cao 39 km hôm 14/10/2012 và tiếp đất an toàn gần Roswell, New Mexico, Mỹ, sau 9 phút. Trong cú nhảy này, Baumgartner đạt tốc độ rơi lên đến 1.357,6 km/h, nhanh hơn tốc độ âm thanh (1.235 km/h), trở thành người đầu tiên phá vỡ vận tốc âm thanh sau 34 giây rơi tự do.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học công nghệ Munich, Đức (TUM) đã phân tích đặc điểm thủy động lực học từ cú nhảy của ông. Họ phát hiện hình dạng kém trơn nhẵn của bộ trang phục Baumgartner mặc lúc nhảy giúp giảm lực cản khí động học để tăng tốc độ rơi. Thông thường, lực cản này tăng lên khi vật thể gần đạt tới hàng rào âm thanh, theo Science Daily.

Nhờ trang phục bảo vệ và balô tạo hình dạng không đều, Baumgartner đạt tốc độ rơi lên đến 1.357,6 km/h, cao hơn dự đoán của các nhà khoa học ngay cả với vật thể nhẵn rơi tự do.

Giải mã cú nhảy dù vượt vận tốc âm thanh của vận động viên Áo ảnh 1
Felix Baumgartner chuẩn bị nhảy.

Giáo sư Ulrich Walter, trưởng khoa Du hành vũ trụ của của TUM, coi kỷ lục nhảy dù của Baumgartner như một cơ hội độc đáo để nghiên cứu cách rơi của vật thể có hình dạng kém trơn nhẵn. "Trước đây, không ai biết những bề mặt gồ ghề như nếp gấp trên trang phục bảo vệ và balô Baumgartner đeo sẽ ảnh hưởng tới thủy động lực học", giáo sư Walter nói.

Theo giáo sư Walter, cố vấn khoa học của đội nhảy dù, bất ngờ đầu tiên xảy đến gần như ngay sau lúc tiếp đất. "Những tính toán của chúng tôi, dựa trên thủy động lực học của vật thể trơn nhẵn, chỉ ra Baumgartner cần nhảy từ độ cao khoảng 37 km để vượt qua rào cản âm thanh, tức đạt tốc độ nhanh 1.200 km/h hay Mach 1. Nhưng trong thực tế, Baumgartner đã đạt tốc độ cao hơn hẳn là Mach 1.25", giáo sư Walter cho biết.

Sử dụng dữ liệu thu thập về áp suất khí quyển, nhiệt độ, vận tốc rơi và tư thế của Baumgartner trong không trung ở mỗi mốc thời gian, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu khí động học của các vật thể hình dáng kém trơn nhẵn ở tốc độ cực cao.

Tính toán thủy động lực ở gần tốc độ âm thanh không phải công việc dễ dàng do có nhiều hiện tượng vật lý chồng chéo. Ở tốc độ từ Mach 0,7 đến Mach 1,3 (864 - 1.605 km/h), luồng không khí quanh một vật thể đang di chuyển không còn co giãn mà phản ứng một cách kém linh hoạt. Sóng xung kích hình thành, dẫn đến nhiễu loạn. Khối nhiễu loạn này hấp thụ năng lượng, làm tăng lực cản khí động ở tốc độ gần với vận tốc âm thanh. Trong một số điều kiện, bề mặt kém trơn nhẵn có thể giảm lực cản khí động, tương tự một quả bóng golf sẽ bay nhanh hơn nếu có những vệt lõm nhỏ trên mặt bóng.

Trong phân tích, giáo sư Walter lúc đầu xây dựng cơ sở toán học để trực tiếp tính toán lực cản không khí của những vật thể có hình dáng tùy ý từ dữ liệu đo được, từ đó ông xác định hệ số cản và khí động học tương ứng.

"Chúng tôi thực sự bất ngờ trước kết quả. Trong khi hệ số cản của một hình lập phương trơn tăng liên tục từ Mach 0,6 đến Mach 1,1 (740 - 1.358 km/h), hệ số cản gần như không thay đổi trong suốt quá trình rơi của Baumgartner. Điều đó có nghĩa rào cản âm thanh gần như không sản sinh thêm lực cản. Nghiên cứu chỉ ra các loại vệt lõm, nếp nhăn và bề mặt gồ ghề làm giảm đáng kể lực cản khí động ở tốc độ cận âm", Markus Gürster, một thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích.

VnExpress

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw