Doanh nghiệp khắc phục khó khăn duy trì sản xuất

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu đầu vào nhưng các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn nỗ lực tìm cách duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm và thực hiện đầy đủ các chế độ phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
2.png

Từ cuối năm 2022, hoạt động sản xuất của Công ty TNHH Một thành viên Supe lân Apromaco Lào Cai gặp khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, các dây chuyền sản xuất của công ty chỉ duy trì 50% công suất.

Ông Trần Văn Vĩ, Giám đốc Công ty TNHH MTV Supe lân Apromaco Lào Cai cho biết: Nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất của đơn vị phần lớn do Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam cung cấp. Tuy nhiên, một số khai trường khai thác quặng apatit chưa đưa vào khai khác nên đối tác không đủ nguồn nguyên liệu quặng cung cấp cho sản xuất. Trước khó khăn đó, công ty cố gắng tìm mua nguyên liệu từ các doanh nghiệp khác với giá cao nhưng cũng chỉ đảm bảo được khoảng 40% nhu cầu sản xuất. Dù khó khăn là vậy nhưng công ty vẫn duy trì việc làm ổn định cho 300 lao động với thu nhập đạt khoảng 7 triệu đồng/người/tháng để giữ chân họ. Khi nguồn quặng của đối tác chính cung cấp đủ, công ty sẽ tăng tốc sản xuất.

4.png

Sản xuất DAP là chế biến sâu quặng apatit để ra phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cao phục vụ thị trường nhưng Công ty Cổ phần DAP số 2 - VINACHEM gặp những khó khăn như nhu cầu phân bón trong nước không ổn định, nguồn cung lớn và đặc biệt nguồn cung cấp quặng tuyển apatit thiếu, chất lượng giảm sâu, không đồng đều làm tăng định mức tiêu hao, vận hành thiếu ổn định, giảm sản lượng sản xuất, hàm lượng dinh dưỡng sản phẩm không đạt xuất khẩu.

3.png

Theo ông Vũ Việt Tiến, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần DAP số 2 - VINACHEM, để đảm bảo việc làm cho gần 600 lao động cũng như kế hoạch sản xuất, kinh doanh, công ty đã tìm các giải pháp ổn định công nghệ, nâng cao hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm, giảm chi phí sản xuất. Hiện nay, dây chuyền sản xuất của công ty đang vận hành ổn định, đáp ứng yêu cầu về công nghệ, an toàn, môi trường và đặc biệt là chất lượng sản phẩm. Công ty vẫn duy trì việc làm ổn định và thực hiện tốt các chế độ phúc lợi cho người lao động. Mục tiêu đề ra của năm 2024 là sản xuất và tiêu thụ đạt 220 nghìn tấn DAP, tăng 15,8% so với năm 2023; giá trị sản xuất đạt 3.080 tỷ đồng, tăng 46% so với thực hiện năm 2023; doanh thu đạt 3.080 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2023; lợi nhuận đạt 25 tỷ đồng; thu nhập bình quân người lao động đạt 11,84 triệu đồng/người/tháng.

Tương tự, hoạt động sản xuất của các đơn vị thuộc Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam cũng gặp khó khăn bởi một số khai trường đã được cấp giấy phép khai thác và sản xuất theo kế hoạch còn chậm so với mục tiêu, kế hoạch. Nguyên nhân là do vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng; các khai trường đang sản xuất chưa giải phóng được bãi thải; chất lượng nguồn quặng 3 kho lưu có hàm lượng thấp, tính khả tuyển giảm mạnh... Công ty đã tập trung tháo gỡ những khó khăn để duy trì sản xuất tại các khai trường, nhà máy tuyển và đảm bảo tối đa số lượng, chất lượng các loại sản phẩm cho khách hàng, đồng thời bảo đảm đời sống, việc làm cho người lao động.

Ông Nguyễn Thanh Hà, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam cho biết: Năm nay, nhu cầu tiêu thụ quặng apatit dự báo vẫn duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của đơn vị là công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc, trong khi hồ thải Nhà máy tuyển Cam Đường đã đầy, nguồn quặng apatit loại 3 hiện có tại khai trường và kho lưu cấp cho các nhà máy tuyển giảm về hàm lượng P2O5, chi phí sản xuất tăng.

Công ty đang tích cực phối hợp với các đơn vị, ngành chức năng của tỉnh và chính quyền địa phương sớm hoàn thành công tác thi công, đền bù giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hồ sơ pháp lý... để đưa vào sản xuất các khai trường 19, 10, Mỏ Cóc, Ngòi Đum - Đông Hồ; hoàn thành bãi thải số 3 Nhà máy tuyển Tằng Loỏng. Đặc biệt, để tránh dừng sản xuất tại Chi nhánh tuyển Cam Đường do hồ thải đã đầy, công ty chỉ đạo chi nhánh cải tạo thiết bị và đã chính thức thực hiện nghiền quặng 2 bột từ ngày 15/2/2024.

Tại Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai, nguồn tinh quặng đồng phục vụ sản xuất bị thiếu hụt do Công ty Cổ phần Đồng Tả Phời gặp sự cố phải dừng hoạt động một thời gian. Do đó, ban lãnh đạo chi nhánh xây dựng phương án điều hành công nghệ sản xuất, trong đó tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý tinh quặng đồng mua ngoài, xử lý tối đa bán thành phẩm, giảm hàm lượng đồng trong xỉ các lò luyện, xỉ đuôi tuyển, nâng cao tỷ lệ thu hồi kim loại. Chỉ đạo các phòng chức năng, phân xưởng bám sát sản xuất, kịp thời giải quyết các vướng mắc, duy trì sản xuất ổn định; thực hiện đầy đủ các chế độ, quyền lợi cũng như đảm bảo an ninh, an sinh và thu nhập cho người lao động…

7.png

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 442/QĐ-BGTVT, điều chỉnh một số đoạn tuyến cũ trên các Quốc lộ (QL)37, QL37B, QL39 qua tỉnh Thái Bình thành đường địa phương và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định pháp luật, do đã có các đoạn tuyến QL mới thay thế.

Khép kín bậc thang thủy điện trên sông Chảy

Khép kín bậc thang thủy điện trên sông Chảy

Sông Chảy - 1 trong 3 dòng sông lớn của vùng Tây Bắc bắt nguồn từ vùng núi tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), dài hơn 300 km, trong đó phần lớn chảy qua địa bàn tỉnh Lào Cai từ huyện Si Ma Cai đến Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên.

Xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất - nhập khẩu

Xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất - nhập khẩu

Tại hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất - nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Lào Cai phối hợp tổ chức, các đại biểu đã sôi nổi chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và bàn thảo những giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại, xuất - nhập khẩu.

Tập trung thiết bị phục vụ thi công cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược

Tập trung thiết bị phục vụ thi công cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược

Để chuẩn bị thi công cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (Việt Nam) – Bá Sái, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chủ đầu tư và nhà thầu phía Việt Nam đã chuẩn bị các điều kiện về thiết bị, nhân lực, giải pháp kỹ thuật, sẵn sàng khi dự án có lệnh khởi công.

Gia tăng tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp

Gia tăng tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp

Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Thống nhất sử dụng ngân sách tỉnh Lào Cai để thực hiện dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên

Thống nhất sử dụng ngân sách tỉnh Lào Cai để thực hiện dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên

Ngày 29/3/2024, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết số 17/NQ - HĐND về việc thống nhất sử dụng ngân sách tỉnh Lào Cai để thực hiện dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai với huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu do UBND tỉnh Lai Châu làm cơ quan chủ quản.

Tuyến cao tốc có hầm đường bộ lớn thứ tư cả nước chuẩn bị đưa vào khai thác

Tuyến cao tốc có hầm đường bộ lớn thứ tư cả nước chuẩn bị đưa vào khai thác

Sáng tạo trong mô hình huy động vốn, vượt nhiều khó khăn từ dịch bệnh Covid-19, nguyên vật liệu, địa chất phức tạp… khối lượng công việc "khổng lồ" tại dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã được hoàn thành 99% để sẵn sàng hoà mình vào huyết mạch giao thông Bắc - Nam.

fb yt zl tw