Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Chính phủ ban hành Nghị định số 193/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Địa chất và khoáng sản. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 2/7/2025.

Chính phủ ban hành Nghị định số 193/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Địa chất và khoáng sản.
Chính phủ ban hành Nghị định số 193/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Địa chất và khoáng sản.

Nghị định số 193/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Địa chất và khoáng sản gồm 11 chương, 155 điều; trong đó, quy định rõ về các nội dung: Điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản; Khu vực khoáng sản; Hoạt động khoáng sản, thu hồi khoáng sản, chế biến khoáng sản; Đóng cửa mỏ khoáng sản nhóm I,II và III; Quản lý khoáng sản chiến lược, quan trọng; Quản lý cát, sỏi lòng sông, lòng hồ và khu vực biển; Thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản; Tài chính về địa chất, khoáng sản và đấu giá quyền khai thác khoáng sản; Kiểm tra chuyên ngành địa chất, khoáng sản;...

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản, thu hồi khoáng sản và các hoạt động khác có liên quan đến địa chất và khoáng sản trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khoáng sản nhóm IV theo Nghị định 193/2025/NĐ-CP bao gồm: khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường chỉ phù hợp với mục đích làm vật liệu san lấp, đắp nền móng công trình, xây dựng công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai, gồm: đất sét, đất đồi, đất có tên gọi khác; đất lẫn đá, cát, cuội hoặc sỏi; cát các loại (trừ cát, sỏi lòng sông, lòng hồ và khu vực biển; cát trắng silic).

Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, Nghị định quy định:

Giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cấp cho tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản có thời hạn tối đa 10 năm, bao gồm thời gian xây dựng cơ bản, thời gian khai thác được xác định theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản. Thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV có thể được gia hạn nhiều lần theo quy định tại Điều 90 của Nghị định này, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 5 năm.

Giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cấp cho tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản có thời hạn tối đa bằng với thời hạn thi công của các dự án, công trình, hạng mục công trình, biện pháp huy động khẩn cấp được quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản sử dụng khoáng sản nhóm IV và được quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV (dưới đây gọi tắt là dự án, công trình sử dụng khoáng sản). Thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV có thể được gia hạn nhiều lần theo quy định tại Điều 90 của Nghị định này, nhưng tổng thời gian cấp và gia hạn không vượt quá thời hạn thi công (kể cả thời hạn được gia hạn, điều chỉnh) của dự án, công trình sử dụng khoáng sản ghi trong giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV.

Về việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, Nghị định nêu rõ:

Điều kiện cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản như sau:

- Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản đối với trường hợp thuộc đối tượng phải có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;

- Đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư khai thác khoáng sản đối với trường hợp thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Phù hợp với nguyên tắc khai thác khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật Địa chất và khoáng sản;

- Khu vực đề nghị cấp giấy phép khai thác đã có kết quả khảo sát, đánh giá thông tin chung đối với khoáng sản nhóm IV hoặc kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, công nhận hoặc phê duyệt.

Tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản được xem xét, cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV khi đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này.

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản được thực hiện như sau:

Trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, rà soát các tài liệu, hồ sơ và các nội dung có liên quan đến việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; kiểm tra tại thực địa; trường hợp cần thiết, gửi văn bản lấy ý kiến cơ quan có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và các nội dung liên quan đến việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV.

Thời điểm kiểm tra tại thực địa do cơ quan thẩm định hồ sơ quyết định nhưng phải hoàn thành trước khi trình hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan thẩm định hồ sơ có văn bản lấy ý kiến quy định tại điểm a khoản này, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề có liên quan. Sau thời hạn quy định tại khoản này, cơ quan được lấy ý kiến không có văn bản trả lời được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về các nội dung có liên quan trong hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV;

Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ quan thẩm định hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các nội dung: tọa độ, diện tích, chiều sâu, khối lượng khoáng sản, công suất, thời hạn khai thác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV và các nội dung khác có liên quan đến việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; trình hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV. Trong trường hợp không cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp hoặc không cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV để nhận kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định;

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ văn bản, tài liệu chứng minh việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính có liên quan, cơ quan tiếp nhận hồ sơ bàn giao giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho tổ chức, cá nhân.

baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá trị mới từ phụ phẩm lâm nghiệp

Giá trị mới từ phụ phẩm lâm nghiệp

Tại huyện Bảo Yên, những phụ phẩm lâm nghiệp như vỏ cây, cành, ngọn, mùn cưa, ván vụn… vốn bị xem là rác thải, nay đang được “hồi sinh” thành viên nén sinh học, một sản phẩm có giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường. Mô hình này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xử lý chất thải trong ngành chế biến lâm sản mà còn tạo việc làm cho người dân địa phương.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Sau 10 năm vận hành vẫn thiếu đường gom dân sinh

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Sau 10 năm vận hành vẫn thiếu đường gom dân sinh

Sau hơn một thập niên đưa vào vận hành, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai vẫn còn những “khoảng trống” về hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường gom dân sinh. Vì thiếu đường gom dân sinh nên nhiều hộ dân sống ven tuyến đường đoạn qua tỉnh Lào Cai hằng ngày đang phải bất đắc dĩ vượt qua các lối mở tạm, đi chung với xe tải, xe container chạy tốc độ cao. Những kiến nghị kéo dài nhiều năm của người dân và chính quyền địa phương vẫn chưa nhận được hồi đáp thỏa đáng từ phía chủ đầu tư. 

Họp bàn Kế hoạch tổng thể tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 25

Họp bàn Kế hoạch tổng thể tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 25

Sáng 04/6, UBND tỉnh tổ chức họp bàn Kế hoạch tổng thể tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 25 năm 2025. Đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan.

[Ảnh] Cuộc họp trong đêm và lời hứa giúp người dân có cuộc sống tốt hơn

[Ảnh] Cuộc họp trong đêm và lời hứa giúp người dân có cuộc sống tốt hơn

Mặc dù không nằm trên hướng tuyến dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đi qua, huyện Bát Xát vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các khu tái định cư phục vụ cho việc di chuyển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm trong hành lang tuyến dự án trọng điểm này. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo sự thành công của dự án, đồng thời ổn định đời sống cho người dân bị ảnh hưởng.

[Ảnh] Mỗi ngày - nghìn tấn phôi thép ra lò

[Ảnh] Mỗi ngày - nghìn tấn phôi thép ra lò

Sau thời gian dài dừng hoạt động, đến nay Nhà máy Gang thép Lào Cai đang vận hành ổn định, mỗi ngày cho ra lò khoảng 1.200 tấn phôi thép, đảm bảo việc làm, thu nhập cho hơn 1.000 lao động.

Dưới đây là một số hình ảnh sản xuất tại Nhà máy Gang thép Lào Cai.

fb yt zl tw