Để cho đáy biển mỗi ngày đẹp hơn

Rác thải nhựa đại dương hiện giờ được cho là nguyên nhân hàng đầu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái biển, trong đó tác động mạnh đến rạn san hô. Tuy nhiên, những năm qua để đáy biển đẹp hơn mỗi ngày không rác thải, đặc biệt hút khách khám phá về sản phẩm du lịch bằng dịch vụ lặn ngắm san hô ở các bãi rạn, các tổ bảo vệ san hô ở Bình Định âm thầm, lặng lẽ ra quân thường xuyên thu dọn rác thải dưới đáy biển.

Ở khu vực biển phía Tây Hòn Khô nhỏ xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, những năm gần đây, hoạt động du lịch biển đảo, làng chài phát triển mạnh, vì thế hằng năm đã thu ngàn nghìn lượt đến đây tham quan, nghỉ dưỡng. Để hình ảnh bãi biển, làng chài đẹp mỗi ngày, trong đó có rạn san hô, thời gian qua Tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hải đã thường xuyên ra quân thu dọn rác thải dưới đáy biển và bắt sao biển gai (một loài động vật ăn san hô).

Để cho đáy biển mỗi ngày đẹp hơn ảnh 1

Thu gom rác thải dưới đáy biển phía Tây Hòn Khô

Theo anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, Tổ trưởng bảo vệ san hô xã Nhơn Hải, thành viên anh em trong tổ gồm 7 người. Để thu gom, dọn rác thải dưới các rạn san hô, các anh sử dụng thiết bị lặn sâu Scuba diving để lặn xuống biển và dùng vợt lưới để vớt rác. Trong quá trình thực hiện các hoạt động, một thành viên trong Tổ sẽ thực hiện việc chụp hình và quay phim lại để làm tư liệu truyền thông. “Mỗi ngày thu gom, dọn rác dưới đáy biển ở các bãi rạn san khô như vậy, chúng tôi thu về hàng chục ký rác thải các loại bao gồm ngư lưới cụ, vỏ lon, bao thuốc lá, các loại rác khác và bắt các con sao biển gai. Hi vọng hoạt động trên sẽ lan tỏa rộng rãi giúp cộng đồng cũng như du khách và người dân địa phương nâng cao nhận thức cùng chung tay trong việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển”, anh Tôn Xuân Sáng chia sẻ.

Hiện nay, Bình Định được biết đến, thu hút du rộng rãi du khách bằng hoạt động phát triển du lịch khám phá biển đảo, trong đó tập trung ở TP Quy Nhơn các với các làng chài biển có bãi biển và rạn san hô đẹp hoang sơ. Để thu hút du khách, việc thu gom, dọn rác làm sạch đáy biển là việc cần thiết và cần được đẩy mạnh thường xuyên.

Để cho đáy biển mỗi ngày đẹp hơn ảnh 2

Tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hả bắt sao biển gai (một loài động vật ăn san hô)

Trao đổi chúng tôi, ông Nguyễn Công Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định cho biết: Hoạt động thu gom, dọn rác dưới đáy biển nằm trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Luật Thủy sản 2017 với các sáng kiến từ trung ương đến địa phương” do Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định và Tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản các xã ven biển thực hiện. Mục tiêu của hoạt động trên nhằm thu gom rác thải, làm sạch đáy biển, tạo môi trường thuận lợi cho san hô và các loài thủy sản sinh trưởng và phát triển, đồng thời hưởng ứng ngày Đại dương thế giới hằng năm.

Theo ông Nguyễn Công Bình, làm sạch đáy biển bằng hoạt động thu gom, dọn rác được các tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản các xã ven biển thực hiện thường xuyên. Chúng tôi tin rằng, dự án “Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Luật Thủy sản 2017 với các sáng kiến từ trung ương đến địa phương” sẽ một phần quan trọng cung cấp các bài học kinh nghiệm thực tế và tăng cường năng lực để các tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản và người dân cùng chung tay bảo vệ biển đảo, làm đẹp đại dương.

Báo Văn Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Trong thời đại số hóa, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang lại tiện ích vượt bậc mà còn tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Deepfake - công nghệ tạo ra hình ảnh và video giả mạo với độ chân thực đáng kinh ngạc - đang trở thành công cụ nguy hiểm cho tội phạm mạng.

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Chiều 26/3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số".

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), chiều 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên. Cuộc đối thoại với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Nhịp sống ở Pờ Hồ - thôn xa và khó khăn nhất xã Trung Lèng Hồ (Bát Xát) cứ chầm chậm như kéo chúng tôi trở lại với khung cảnh ở nhiều thôn vùng cao Bát Xát cách đây 15, 20 năm. Sóng viễn thông yếu, chập chờn nên nơi đây nằm trong danh sách “vùng lõm sóng”, câu chuyện chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 với bà con xem ra còn xa vời.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Quang cảnh hội nghị.

Tỉnh đoàn triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị

Chiều 20/3, tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai tổ chức hội nghị triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào “Bình dân học vụ số”.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Chiều 19/3, tại TP Hồ Chí Minh, diễn đàn “Đổi mới ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc - Việt Nam” đã diễn ra với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu từ hai quốc gia. Sự kiện tập trung thảo luận về việc ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) trong chăn nuôi lợn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi tại cả Việt Nam và Trung Quốc.

Chia sẻ kinh nghiệm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong quản trị quốc gia

Chia sẻ kinh nghiệm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong quản trị quốc gia

Chiều 18/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam, gồm Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, tổ chức tọa đàm khoa học quốc tế thường niên Bắc Âu lần thứ 8 với chủ đề “Lãnh đạo và quản trị công hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kinh nghiệm Bắc Âu và Việt Nam”.

fb yt zl tw