Khai thác không gian kiến trúc trường học:

Để các trường không mặc “đồng phục”

LCĐT - Nhắc đến trường học, ai cũng có thể hình dung ra hình mẫu kiến trúc với những khối nhà hình hộp, mái đỏ, tường sơn vàng… Từ vùng thấp đến vùng cao, từ đô thị đến nông thôn, các ngôi trường đều hao hao giống nhau, ít công trình có sáng tác kiến trúc riêng, gắn với không gian cảnh quan, bản sắc văn hóa địa phương.

Trường Quốc tế Canada - Lào Cai đang được xây dựng trên khuôn viên rộng 10 ha, diện tích sàn sử dụng gần 50.000 m2, tại khu trung tâm hành chính mới ở phường Bình Minh (thành phố Lào Cai). Trường được xây dựng trở thành một tổ hợp trường liên cấp gồm 4 cấp học từ mầm non đến phổ thông. Các công trình được đồng bộ từng cấp, bao gồm nhà đa năng cho từng cấp, sân vận động thể chất, trung tâm khoa học, trung tâm nghệ thuật, thư viện, phòng thí nghiệm theo chuẩn Canada. Ngay từ khi phối cảnh công trình được công bố, những người khó tính nhất cũng phải trầm trồ với kiến trúc hiện đại, không gian xanh mang đậm bản sắc Tây Bắc.

Cụm liên trường Kim Tân có kiến trúc hiện đại.
Cụm liên trường Kim Tân có kiến trúc hiện đại.

Tại trung tâm thành phố Lào Cai, cụm liên trường phường Kim Tân được đưa vào sử dụng cuối năm 2020 cũng được đánh giá là công trình trường học được thiết kế đẹp. Dự án được xây dựng đồng bộ theo tiêu chuẩn với quần thể các công trình kiến trúc lớn và hiện đại, gồm các hạng mục: Trường tiểu học, trường THCS, trường THPT, nhà hội trường đa năng, nhà thực hành và bếp ăn, với tổng diện tích 6,8 ha. Mỗi khối trường gồm nhà lớp học, hiệu bộ hình chữ U, trong đó khối nhà THPT và THCS thiết kế 5 tầng, khối nhà tiểu học thiết kế 4 tầng. Công trình được thiết kế chú trọng nhiều không gian học tập mở, kích thích và nuôi dưỡng niềm đam mê học tập cho học sinh. Các khối học, khối chức năng được gắn kết chặt chẽ, kết nối cùng tầng bằng hành lang rộng…

Ông Nguyễn Giang Thi, Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Kiến trúc - quy hoạch - xây dựng Lào Cai cho biết: Cụm liên trường phường Kim Tân có mật độ xây dựng thấp, chỉ khoảng 20%, trong khi nhiều trường trên địa bàn thành phố hiện có mật độ xây dựng 50 - 60%. Hệ thống sân chơi các cấp được thiết kế phù hợp với các khối học, tạo độ thoáng, xanh mát.

Khi được nhìn hình ảnh ở điểm trường mầm non thôn Ngải Phóng Chồ, xã Cao Sơn (Mường Khương), có lẽ em nhỏ nào cũng muốn được học trong ngôi trường như thế. Không chỉ đặc biệt bởi đây là ngôi trường đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu tái chế, nơi đây còn gây ấn tượng bởi thiết kế mang đậm âm hưởng vùng cao với những khối nhà lên xuống trùng điệp; các mảng sân in dấu nếp ruộng bậc thang men theo sườn núi, hình tán cây sa mộc cách điệu bằng gạch mềm; khu sân chơi và hàng rào bao quanh sặc sỡ được lấy cảm hứng từ sắc màu thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mông.

Tuy nhiên, 3 ngôi trường được nêu trên chỉ là những điểm nhấn ít ỏi trong tổng thể không gian kiến trúc trường học. Những người trong ngành kiến trúc, xây dựng đều nhận định, kiến trúc trường học trên địa bàn tỉnh chủ yếu hướng tới tuân thủ các quy chuẩn, quy phạm, tiêu chuẩn, rất ít công trình có dấu ấn thiết kế của các kiến trúc sư, trừ một số ít trường mầm non tư thục. Lào Cai nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp riêng có, nhưng các trường ít khi khai thác được các yếu tố không gian địa hình, bản sắc văn hóa tạo điểm nhấn cho các công trình. Nguyên nhân do trong thời gian dài, việc xây dựng các trường học được áp dụng mẫu định hình do tỉnh ban hành theo chương trình kiên cố hóa trường học. Khi các trường xin chủ trương đầu tư cũng dựa vào các mẫu lớp học chứ không dựa trên nhu cầu thực tế của nhà trường. Các cấp có thẩm quyền phê duyệt cũng duyệt theo mẫu đã được đưa ra với số phòng cố định tương ứng với mức kinh phí nhất định. Vì áp dụng mẫu nên kinh phí tư vấn thiết kế cũng theo mẫu, dẫn đến việc các đơn vị tư vấn không có sự sáng tạo mà áp luôn mẫu có sẵn, vừa không mất thời gian, vừa tiết kiệm chi phí.

Những năm gần đây, khi quy mô học sinh tăng, các trường tiếp tục sửa chữa, cơi nới theo mẫu mới trong khi không có kinh phí để phá dỡ các công trình cũ, làm cho quy hoạch ban đầu bị phá vỡ, kiến trúc trường học lại càng trở nên chắp vá. Ví dụ như Trường THCS Kim Tân (thành phố Lào Cai), cách đây 20 năm được đánh giá là đã có tầm nhìn xa khi xây dựng tòa nhà 4 tầng, thừa phòng học so với lượng học sinh trên địa bàn thời điểm đó. Thế nhưng qua nhiều năm cải tạo, xây dựng thêm các hạng mục, cảnh quan trường học rộng rãi trước đây được bao bọc bởi 4 khối nhà, mỗi khối xây dựng một giai đoạn. Ngay cả Trường THPT Chuyên Lào Cai, ban đầu được thiết kế 21 lớp với đầy đủ phòng học, phòng chức năng thì nay đã lên đến 30 lớp và trong tương lai có thể tiếp tục tăng, nếu không có phương án xây mới tại địa điểm khác thì lại phải sửa chữa, cơi nới như nhiều trường khác.

Ông Nguyễn Giang Thi cho biết thêm: Khi nhận đặt hàng từ chủ đầu tư, đơn vị cũng rất muốn thiết kế những ngôi trường mang lối kiến trúc riêng, nhưng lại liên quan đến hàng loạt vấn đề khác như phải có vật liệu phù hợp, chi phí xây dựng khác, chỉ cần một chi tiết tạo điểm nhấn là đã có thể thay đổi đơn giá, do đó chúng tôi buộc phải lựa chọn phương án an toàn nhất, phù hợp với quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Còn việc đưa bản sắc văn hóa vào trong thiết kế lại càng khó hơn, bởi liên quan đến công năng sử dụng của trường học. “Trong thiết kế cụm trường liên cấp, chúng tôi cũng thiết kế cả khối nhà với mái dốc, các dãy nhà mô phỏng nhà sàn của đồng bào Tày, nhưng khi phê duyệt thì không còn khu nhà này”, ông Thi nói.

Ông Nông Văn Quyền, Trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Sở Giao thông Vận tải - Xây dựng cho biết, các trường học được đầu tư mới về sau này như trường PTDT nội trú THCS & THPT các địa phương: Sa Pa, Bảo Yên, Bát Xát, Bảo Thắng, Trường PTDT Nội trú tỉnh... được quy hoạch ngay từ đầu, xây dựng đồng bộ, tương đối đẹp về cảnh quan chung, tuy nhiên, về kiến trúc thì chưa thực sự đặc sắc. Nguyên nhân do trường học không thuộc đối tượng thi tuyển kiến trúc, suất đầu tư theo quy định của Bộ Xây dựng khá thấp, kèm theo các quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vì vậy phương án tư vấn thiết kế luôn phải đặt ở mức tối thiểu, đa số chọn cách làm “bền chắc” để tránh bị đội giá xây dựng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

Ngày 3/5, Công an xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng) phối hợp với Phân ban Phật tử Dân tộc Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Bảo Thắng tổ chức tặng 165 bình chữa cháy xách tay với tổng giá trị gần 50 triệu đồng cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Xuân Quang.

Lên phương án thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Lên phương án thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Tại kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra cho tất cả các khâu: Chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo. Đồng thời, thanh tra Bộ, thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức trực trong suốt kỳ thi và có phương án sẵn sàng lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất. 

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Đó là lời cảnh báo được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá chia sẻ tại buổi cung cấp thông tin về thuốc lá mới sáng ngày 3/5.

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

fb yt zl tw