Bố mẹ chồng sang chấn tâm lý vì...con dâu

Sống với cô con dâu tai quái bà T. thấy như đi ở nhờ nhà người khác. Từ việc cất đồ đạc không đúng chỗ, ăn chậm đều khiến cô khó chịu.

Chuyện con dâu khốn đốn vì bố mẹ chồng khó tính không lạ. Nhưng có những phụ huynh lại khổ sở khi gặp phải con dâu tai quái. BS. Bế Thị Hiển- nguyên Trưởng khoa Tâm lý Lâm Sàng, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương gặp không ít trường hợp con dâu khiến bố mẹ chồng stress đến mức phải điều trị.

Khổ sở vì con cái

Bà T. (Hà Nội) vốn dĩ rất tự hào về cô con dâu đẹp người, đẹp nết. Ngày con trai tổ chức đám cưới, bà khấp khởi vui mừng,không ngờ cuộc sống sau đó là  chuỗi ngày bi kịch.

Con dâu không ngược đãi bà T. nhưng lại thường xuyên xét nét, chú ý từng cử chỉ và hành động. Khi con dâu đi làm, bà T. mới có những giây phút thảnh thơi nhưng khi cô nàng về nhà, bà T. chỉ muốn đóng cửa ngồi trong phòng.

Bà T. tâm sự với bác sĩ, bà thấy như đi ở nhờ nhà người khác. Bà không chỉ khổ sở khi nghe con dâu mắng nhiếc mà mọi thứ đều bị chú ý. Khi động tay vào việc gì cũng sợ sai sẽ bị con dâu gắt gỏng.

Theo lời bà T. chuỗi thời gian sống với con dâu kéo dài khiến cho bà gần như trầm cảm. Từ việc cất đồ đạc không đúng chỗ, ăn chậm đều khiến con dâu khó chịu. 

Đặc biệt khi cô con dâu bị stress với công việc, bà T. phải nghe những lời mắng mỏ cả ngày. Một thời gian sau đó, bà T. xuất hiện hàng loạt những  triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, khó thở và phải đến bác sĩ để điều trị.

Đau lòng hơn là câu chuyện cả nhà chồng ra đường vì con dâu thất bại trong kinh doanh. Sau cú sốc lớn đó, bố chồng mất ăn mất ngủ, khó thở, hoa mắt chóng mặt thường xuyên.

Ông P. (Hà Nội) cả đời tâm huyết, dành dụm xây dựng được căn nhà 4 tầng rộng thoáng mát. Cả đời chắt góp, ông P. lên phương án bản vẽ rất kỹ nên cả ngôi nhà có kiến trúc rất ấn tượng.

Những tưởng, cuộc đời ông P. sẽ nhàn nhã an hưởng tuổi già nhưng tai họa bỗng nhiên ập xuống. Ông P. từ một người bình tĩnh thảnh thơi trở nên lo lắng và không ăn được bất cứ thứ gì.

Mọi chuyện xuất phát từ việc, ông P. cho cô con dâu mượn sổ đỏ ngôi nhà đang sinh sống đi cắm ngân hàng vay tiền. Tin tưởng cô con dâu tháo vát, nhanh nhẹn, ông P. đồng ý giao sổ đỏ cho con để mở rộng kênh đầu tư.

Sau một thời gian, chuyện làm ăn của con dâu thua lỗ, ông P. vẫn không hề hay biết. Thậm chí, khi ông đề nghị con dâu trả lại sổ đỏ thì chỉ nhận được những lời hứa. Cuối cùng, con dâu thua lỗ rất nhiều, gia đình phải chấp nhận đi ở nhà thuê. Ngày gặp bác sĩ, ông P. gầy rộc, ứa nước mắt vì quá đau lòng và canh cánh biết bao nỗi lo khi tuổi già cận kề.

Hậu quả khôn lường từ sang chấn tâm lý

BS. Bế Thị Hiển cho rằng, với những căng thẳng tâm lý bình thường đều phải hồi phục nhanh, không cần điều trị. Nếu những căng thẳng đi kèm buồn phiền, nói nhiều, thường xuyên nhắc đến chủ gây sang chấn... kéo dài trên 1 tháng thì phải trải qua quá trình điều trị tâm lý hoặc sử dụng thuốc do bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

"Nguyên nhân của những stress trong mối quan hệ giữa bố mẹ chồng và nàng dâu là do sự ít tiếp xúc (vì thiếu thời gian) giữa các thế hệ trong nhà.  Chưa kể, sức chịu đựng của người già hay trẻ đều kém; mà cuộc sống hiện đại lại đưa đến những tình huống oái oăm không ai ngờ. Như, con cái vay tiền bố mẹ và mượn sổ đỏ để cầm cố nên nảy sinh lo lắng thường xuyên, bố mẹ mang những bực dọc khi con cái nói nặng lời mà không có ai chia sẻ...

BS. Hiển nói, stress tâm lý bình thường là vấn đề không đáng sợ. Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất là stress tâm lý trường diễn. Đây là dạng stress tâm lý kéo dài, dai dẳng, mỗi ngày xảy ra một ít làm cho stress ngay càng nặng hơn.

Đặc biệt, hiện tượng stress sang chấn tâm lý không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề như tự sát, rối loạn lo âu trầm cảm, mất năng lực lao động với người trẻ, sa sút trí tuệ với người già.

Về những giải pháp để tránh stress tâm lý trong cuộc sống nói chung và mối quan hệ giữa bố mẹ chồng và nàng dâu, BS. Hiển khuyên hãy tự cân bằng mối quan hệ trong gia đình, tự giảm bớt áp lực cho cuộc sống. "Khi bị áp lực stress, bố mẹ chồng phải tự kêu lên, đừng ham công tiếc việc. Nếu như cảm thấy bản thân không cáng đáng được việc nhà thì nên nói chuyện thẳng thắn. Cụ thể như nếu bố mẹ không chăm được con cái nên trao đổi cụ thể hoặc có khúc mắc gì trong nhà cần được chia sẻ và cảm thông với nhau, không nên tích tụ trong lòng", BS. Hiển nói.

Phụ Nữ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw