Bằng mọi cách không để thiếu điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có chỉ đạo quan trọng về kế hoạch cung cấp điện trong những tháng cao điểm nắng nóng năm 2023.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì, làm việc với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các doanh nghiệp liên quan đến việc cung ứng điện.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì, làm việc với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các doanh nghiệp liên quan đến việc cung ứng điện.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc làm việc với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc.

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo EVN báo cáo việc vận hành hệ thống điện trong các tháng cao điểm nắng nóng (tháng 5, 6, 7) sẽ rất khó khăn. Đặc biệt, hệ thống điện miền Bắc phải đối mặt với tình trạng không đáp ứng được phụ tải đỉnh của hệ thống với công suất thiếu hụt lớn nhất khoảng từ 1.600 - 4.900 MW.

Đại diện PVN, TKV và Tổng công ty Đông Bắc cũng đã cam kết tạo điều kiện tối đa để cung ứng than, khí cho phát điện nhằm đảm bảo cung cấp điện cho đất nước.

Bằng mọi cách không để thiếu điện

Phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các đơn vị phải nghiêm túc thực hiện kế hoạch cung cấp điện và cung cấp than phục vụ cho phát điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt.

“Mục tiêu cao nhất là đảm bảo cung cấp điện cho đất nước. Bằng mọi cách không được để thiếu than, thiếu nhiên liệu phục vụ cho sản xuất điện”, ông Diên nhấn mạnh.

Cùng với việc tích cực, chủ động khắc phục các nguyên nhân khách quan do thời tiết, khí hậu, Bộ trưởng lưu ý “các đơn vị phải nghiêm túc thực hiện các giải pháp điều hành hiệu quả”.

“Lãnh đạo Bộ sẽ nghiêm túc xem xét, xử lý các cá nhân, tổ chức thiếu trách nhiệm nếu để xảy ra thiếu điện do nguyên nhân chủ quan”, ông Diên nói.

Đẩy nhanh tiến độ đàm phán để huy động nguồn năng lượng tái tạo chuyển tiếp đối với các doanh nghiệp đã đủ điều kiện thời gian qua.
Đẩy nhanh tiến độ đàm phán để huy động nguồn năng lượng tái tạo chuyển tiếp đối với các doanh nghiệp đã đủ điều kiện thời gian qua.

Khẩn trương đàm phán, huy động nhà máy năng lượng tái tạo

Bộ trưởng yêu cầu EVN tập trung mọi nỗ lực trong vận hành hệ thống điện, có giải pháp cấp bách trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trong đó cần đẩy mạnh việc giải tỏa công suất và tính sẵn sàng của các nhà máy điện, khẩn trương khắc phục các sự cố nguồn điện, lưới điện. Tiết kiệm mọi chi phí để phục vụ nhu cầu nhiên liệu sơ cấp phục vụ cho các nhà máy điện.

Bộ trưởng cũng chỉ đạo EVN khẩn trương đàm phán và huy động các nhà máy điện đã sẵn sàng phát điện.

“Đẩy nhanh tiến độ đàm phán để huy động nguồn năng lượng tái tạo chuyển tiếp đối với các doanh nghiệp đã đủ điều kiện thời gian qua, đồng thời, đẩy nhanh việc mua bán điện với các dự án nhập khẩu điện đã ký kết", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng yêu cầu thực hiện ngay việc phát động phong trào tiết kiệm điện trong toàn ngành, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố và các khách hàng sử dụng điện lớn cùng chung tay tiết kiệm điện.

EVN và các đơn vị liên quan cũng được chỉ đạo, có giải pháp chủ động, linh hoạt, thực hiện nghiêm túc quy định trong khai thác, huy động nguồn nước trong các hồ chứa; đảm bảo sử dụng khai thác thủy điện hiệu quả trong bối cảnh thiếu nước cho thủy điện.

Đối với PVN, TKV, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu, phối hợp chặt chẽ với EVN và các đơn vị có liên quan về việc cung cấp khí, cung cấp than cho các nhà máy điện theo đúng kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2023.

Trước đó, ngày 13/5, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 397 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chỉ đạo EVN rà soát phương án sản xuất điện trong bối cảnh xảy ra thiếu nước tại các hồ thủy điện, để có phương án chủ động bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân;

Tăng cường sử dụng các nguồn điện, ưu tiên dành nước của các hồ thủy điện phục vụ phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;

Tính toán, đề xuất vận hành linh hoạt các hồ chứa thủy điện lớn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định nhằm khai thác hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước.

Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương thống nhất kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa thủy điện để bảo đảm cân đối nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất phù hợp, bổ sung nước phòng, chống hạn hán, thiếu nước cho hạ du với ưu tiên trước hết phải bảo đảm nguồn nước phục vụ sinh hoạt, bảo đảm sức khỏe của nhân dân, sau đó là phục vụ các nhu cầu thiết yếu khác.

Báo Điện tử Chính phủ null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các cụm công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các cụm công nghiệp

Theo kế hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp đến năm 2030, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, mỗi huyện, thị xã, thành phố có tối thiểu 1 cụm công nghiệp mới được đầu tư hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ và đến năm 2030 có từ 1 - 2 cụm công nghiệp hoạt động hiệu quả với tổng diện tích 465 ha. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, tiến độ hiện còn chậm, trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu nguồn lực đầu tư.

UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác ADB

UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác ADB

Sáng 21/3, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Đoàn công tác Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) về Dự án Phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông lần thứ 2 (GMS2) - tiểu dự án đô thị Sa Pa.

Thị xã Bến Cát: Xứng tầm thành phố thứ 5 của Bình Dương

Thị xã Bến Cát: Xứng tầm thành phố thứ 5 của Bình Dương

Thị xã Bến Cát cùng với các thành phố Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An và Tân Uyên nằm trong vùng phát triển đô thị động lực phía Bắc của vùng đô thị trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, là vùng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, vùng phát triển cân bằng không gian cho vùng đô thị trung tâm... Sau quá trình nỗ lực xây dựng, phát triển, Bến Cát đã đạt chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương.

Nâng cao chất lượng các đô thị

Nâng cao chất lượng các đô thị

Thực hiện Đề án số 04 của Tỉnh ủy về phát triển, nâng cao chất lượng các đô thị và giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, các đô thị trên địa bàn đã được quan tâm đầu tư phát triển bền vững theo mạng lưới, phân bổ hợp lý, phù hợp với từng khu vực, bảo đảm đồng bộ, thống nhất theo quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đầu tư hạ tầng Khu Kinh tế cửa khẩu

Đầu tư hạ tầng Khu Kinh tế cửa khẩu

Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai được định hướng trở thành một trung tâm logistics lớn và quan trọng của cả nước. Để thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt cần hàng nghìn tỷ đồng đầu tư hạ tầng. Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách nhà nước, việc đa dạng hóa các hình thức đầu tư, huy động mọi nguồn lực của xã hội là rất cần thiết.

 Điện lực Sa Pa vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 Điện lực Sa Pa vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Tốc độ phát triển du lịch của thị xã Sa Pa rất lớn, khách hàng đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao, vì vậy, việc vận động doanh nghiệp, người dân sử dụng điện tiết kiệm chính là góp phần đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ sản xuất - kinh doanh và sinh hoạt trên địa bàn.

fb yt zl tw