Khám phá sắc màu Mường Hum

LCĐT - Cách thành phố Lào Cai chừng 50 km về phía Tây Bắc, xã Mường Hum, huyện Bát Xát nằm trong lòng chảo bao quanh bởi núi non hùng vĩ. Cùng với vẻ đẹp của núi rừng, những thửa ruộng bậc thang trải đều 2 bên suối Mường Hum, những đồi chè Tuyết shan cổ... đang là điểm nhấn của vùng đất này, thu hút nhiều du khách, nhất là giới trẻ trong những hành trình phượt vùng cao.Khám phá sắc màu Mường Hum ảnh 1

Thác Mường Hum nhìn từ xa.

Từ thành phố Lào Cai, đi theo Tỉnh lộ 156 tới xã Bản Vược, rồi rẽ vào Tỉnh lộ 158 phía Tây Bắc huyện Bát Xát hơn 20 km đường nhựa, du khách sẽ tới Mường Hum. Thung lũng Mường Hum dần hiện ra phía sau cổng trời (cổng trời là điểm có dốc cao nhất trên tuyến đường vào xã Mường Hum, địa danh do người địa phương đặt tên). Ngay đầu xã có một hồ nước trong xanh, xung quanh là những tràn ruộng bậc thang xếp tầng; nếu ai đã từng đến đây vào các mùa trong năm sẽ cảm nhận được vẻ đẹp thay đổi theo mùa của khu vực  này. Mùa xuân, hoa rừng nở rộ đua sắc xen lẫn màu xanh của cây cối; mùa hè có màu bạc long lanh của những thửa ruộng bậc thang như gương nước điểm thêm vài nét xanh của ruộng mạ non đang đợi mùa cấy; mùa thu, Mường Hum lại khoác lên mình bộ váy vàng óng ả của những tràn lúa chín…

Ngoài vẻ đẹp ven hồ, Mường Hum còn có những đồi chè Shan tuyết, chè Bát tiên xanh tươi ở phía Tây của xã. Được biết, xã đang quy hoạch vùng chè có diện tích 207 ha gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Ông Lù Sào Dín, Chủ tịch UBND xã Mường Hum cho biết: Xã Mường Hum xác định phát triển du lịch là trọng tâm, do đó cùng với việc phát triển kinh tế nông nghiệp, xã đang kêu gọi đầu tư phát triển du lịch cộng đồng. Những năm gần đây, nhờ vẻ đẹp tự nhiên mà nhiều du khách đã đến với Mường Hum, trên địa bàn có nhiều hộ bắt đầu chuyển sang kinh doanh dịch vụ du lịch, dịch vụ lưu trú, nhà nghỉ homestay…Khám phá sắc màu Mường Hum ảnh 2

Bên hồ Mường Hum.

Đến Mường Hum, du khách không chỉ được ngắm vẻ đẹp thiên nhiên mà còn được khám phá bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc địa phương, điển hình là văn hóa của người Dao đỏ, Dao Tuyển, Mông, Giáy… Nét văn hóa được thể hiện rõ nhất là vào chợ phiên Chủ nhật hằng tuần. Do Mường Hum nằm ở trung tâm khu vực phía Tây Bắc của huyện Bát Xát nên thường có nhiều người dân trên địa bàn xã và từ nhiều xã khác đổ về đây họp chợ. Chợ Mường Hum mang đặc trưng của chợ phiên vùng cao với nhiều đặc sản, chủ yếu là nông sản do người dân địa phương làm ra.

Sau khi khám phá chợ Mường Hum, anh Ngô Quang Hà, du khách đến từ thành phố Bắc Ninh cho biết: Tôi rất ấn tượng chợ Mường Hum vì ở đây không chỉ có nông sản mà ẩm thực của người dân cũng rất đặc sắc, trong đó có xôi nhiều màu, cơm lam ống nứa, bánh chưng đen và món bánh rán tráng đường của người Giáy vừa rán vừa bán...

Đặc biệt, đến Mường Hum, du khách sẽ có dịp khám phá những ngôi nhà cổ do người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ trước, ẩn chứa nhiều bí ẩn.

Mường Hum là điểm đến hấp dẫn, luôn tạo sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng cho du khách khi ghé qua.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mang văn hóa bản địa xuống núi

Mang văn hóa bản địa xuống núi

Những sinh hoạt đời thường, hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí… của đồng bào dân tộc thiểu số Sa Pa đã không còn bó hẹp nơi núi rừng mà được tái hiện một cách chân thực giữa lòng thủ đô sầm uất. Rộn ràng, sống động, hân hoan là cảm xúc mà Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa mang đến cho người dân và du khách tại Hà Nội.

Sống động không gian trưng bày chuyên đề "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" tại Long An

Sống động không gian trưng bày chuyên đề "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" tại Long An

Trong chuyến công tác tại Long An, phóng viên Báo Lào Cai đã tham quan, nghe thuyết minh và tham quan hình ảnh phục dựng cuộc chiến tranh Nhân dân trên mảnh đất Long An tại Công viên tượng đài "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc". Không gian trưng bày gồm 8 chuyên đề được thể hiện bằng 3D, âm thanh sinh động nhằm tái hiện một phần hoàn cảnh sống và chiến đấu của cán bộ, Nhân dân và lực lượng vũ trang Long An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Sa Pa xây dựng hình ảnh du lịch văn minh, thân thiện

Sa Pa xây dựng hình ảnh du lịch văn minh, thân thiện

Để mang đến cho du khách sự hài lòng và những trải nghiệm khó quên, những năm gần đây, chính quyền thị xã Sa Pa đã xây dựng hình ảnh du lịch văn minh và thân thiện bằng cách tạo dựng thói quen tốt, cách làm hay như: tuyên truyền vận động không bán hàng, đeo bám khách du lịch; thực hiện các phong trào bảo vệ môi trường, giúp địa phương xây dựng hình ảnh du lịch xanh tới du khách.

Đề xuất điều chỉnh Nghị quyết số 06 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

Đề xuất điều chỉnh Nghị quyết số 06 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

Sáng 19/4, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức cuộc họp xem xét, đề nghị việc điều chỉnh Nghị quyết số 06/2021/NQ - HĐND ngày 9/4/2021 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025.

Một lần đến Tây Ninh

Một lần đến Tây Ninh

Chúng tôi đặt chân đến Tây Ninh - vùng đất miền Đông Nam Bộ trong một ngày đầy nắng. Từ sân bay, xe đón chúng tôi đi thẳng tới Tây Ninh, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km. Cái nắng hơn 300C khác hẳn với khí hậu se lạnh chỉ hơn 200C của Tây Bắc những ngày cuối tháng 3 khiến chúng tôi chưa kịp thích ứng, có chút ngỡ ngàng.

Xôi miền sơn cước

Xôi miền sơn cước

Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó, có nghệ thuật ẩm thực.

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi (từ 11 đến 14/4), Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc, gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm. Đó là thông tin vừa được bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội chợ cung cấp tại Lễ bế mạc VITM Hà Nội 2024 vừa diễn ra chiều ngày 14/4 tại Hà Nội.

fb yt zl tw