Khát vọng đưa âm nhạc Việt ra thế giới

Đã khẳng định tên tuổi và dấu ấn trong lòng khán giả ở dòng nhạc dân gian, nhưng Tiến sĩ, ca sĩ Tân Nhàn (Phó Trưởng khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) vẫn tìm tòi, sáng tạo trên chất liệu truyền thống, mạnh dạn kết hợp với âm nhạc cổ điển phương Tây để tạo nên những tác phẩm giá trị như MV (video âm nhạc) xẩm “Công cha ngãi mẹ sinh thành” phát hành nhân dịp năm mới 2022. Khát vọng của nữ ca sĩ là đưa âm nhạc truyền thống của Việt Nam vươn ra thế giới.

Ca sĩ Tân Nhàn (bên trái) và nghệ sĩ cello Đinh Hoài Xuân biểu diễn trong video âm nhạc “Công cha ngãi mẹ sinh thành”.
Ca sĩ Tân Nhàn (bên trái) và nghệ sĩ cello Đinh Hoài Xuân biểu diễn trong video âm nhạc “Công cha ngãi mẹ sinh thành”.

Sau đêm nhạc cá nhân “Trở về” năm 2019 mang tính cống hiến cao khi kết hợp âm nhạc dân gian, truyền thống cùng dàn nhạc giao hưởng và dàn nhạc dân tộc, được giới chuyên môn đánh giá cao và công chúng trẻ yêu thích, ca sĩ Tân Nhàn càng mạnh dạn khám phá, làm mới từ chất liệu của cha ông. Nữ ca sĩ chọn nghệ thuật hát xẩm cho dự án mới và tâm huyết đầu tư thực hiện suốt 2 năm để cho ra mắt MV “Công cha ngãi mẹ sinh thành”.

Bài xẩm “Công cha ngãi mẹ sinh thành” gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của nghệ nhân Hà Thị Cầu, nên khi đem đến tinh thần mới cho bài này, ca sĩ Tân Nhàn rất thận trọng, lựa chọn kết hợp với những nghệ sĩ Việt tài năng, giàu sáng tạo là nhạc trưởng Đồng Quang Vinh (thực hiện hòa âm, phối khí) và Tiến sĩ Đinh Hoài Xuân (biểu diễn cello).

Trong MV “Công cha ngãi mẹ sinh thành”, ca sĩ Tân Nhàn sử dụng kỹ thuật âm nhạc phương Tây, nhưng vẫn giữ nguyên cách luyến láy, nhấn nhá của làn điệu xẩm cổ truyền. Giọng hát đẹp ấy kết hợp với tiếng cello trầm ấm của nghệ sĩ Đinh Hoài Xuân trên nền nhạc đệm đa phong cách của nhạc trưởng Đồng Quang Vinh, khiến cho bài xẩm bay bổng hơn, hiện đại hơn và phù hợp với xu hướng thưởng thức của khán giả hôm nay.

Bên cạnh đó, MV do đạo diễn Trần Xuân Chung dàn dựng, lấy cảm hứng từ những truyền thuyết trong kho tàng dân gian Việt Nam kết hợp với tranh sơn mài truyền thống, thể hiện bằng kỹ thuật đồ họa 3D hiện đại, bắt mắt đã góp phần truyền tải nhiều giá trị văn hóa dân tộc.

Nhận xét về sự sáng tạo này, Nghệ sĩ nhân dân Quốc Hưng, Trưởng khoa Thanh nhạc (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) cho rằng, đây là một tác phẩm giao hưởng của xẩm với sự kết hợp, hòa quyện của dàn nhạc dân tộc, dàn nhạc giao hưởng, tiếng độc tấu cello sang trọng và giọng hát đậm chất dân gian.

Tiến sĩ mỹ học, nhạc sĩ Nguyễn Thế Hùng đánh giá, MV “Công cha ngãi mẹ sinh thành” được thực hiện rất công phu, gói được 3 loại hình nghệ thuật là hội họa, âm nhạc và múa, vừa truyền thống, vừa hiện đại, hài hòa giữa phương Đông và phương Tây. Đây là sự khẳng định việc tiếp nối văn hóa bền vững. Là khán giả trẻ, Phạm Hà My (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Âm nhạc cổ truyền kết hợp với nét hiện đại cùng hình ảnh bắt mắt, sinh động trong MV rất dễ cảm thụ và để lại ấn tượng với người nghe”.

MV xẩm “Công cha ngãi mẹ sinh thành” phần nào cho thấy nỗ lực tôn vinh giá trị âm nhạc truyền thống và khát vọng đưa nghệ thuật truyền thống hòa nhập với âm nhạc đương đại thế giới của ca sĩ Tân Nhàn. Giọng ca ngọt ngào Tân Nhàn cho rằng, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống Việt Nam rất đặc sắc và đẹp đẽ, cần được quảng bá nhiều hơn với thế giới. Đó cũng là cách quảng bá hình ảnh Việt Nam. Vì vậy, với hướng đi kiên định của mình, ca sĩ Tân Nhàn mong muốn tạo cảm hứng để nhiều nghệ sĩ trẻ mạnh dạn tham gia sáng tạo gìn giữ âm nhạc truyền thống. Trong thời gian tới, nữ ca sĩ có kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu âm nhạc truyền thống các nước và tiếp tục khai mở hướng đi mới để âm nhạc truyền thống Việt Nam không chỉ có đời sống trong nước mà còn vươn ra thế giới.

Báo Hà Nội Mới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Từ “đốm lửa nhỏ”, thầy cô Trường Mầm non Nấm Lư (xã Nấm Lư, huyện Mường Khương) đã mời các nghệ nhân đến truyền dạy, thổi bùng “ngọn lửa” yêu thích dân ca Nùng Dín, để những mầm non tiếp nối, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc mình.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống.

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Hoàng gia Bỉ (MRAH) là một điểm đến văn hóa hấp dẫn tại thủ đô Brussels. Nơi đây không chỉ lưu giữ kho tàng nghệ thuật và lịch sử phong phú của Bỉ mà còn trưng bày các hiện vật từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Sức hút “Photo tour”

Sức hút “Photo tour”

Nhân dịp đón tuổi 25, Nguyễn Hoàng Linh (phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai) lựa chọn lên vùng cao Y Tý (Bát Xát) tham gia “Photo tour”, ghi lại kỷ niệm đẹp cho bản thân khi bước sang tuổi mới.

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bằng tiếng Việt và 5 ngoại ngữ, là một bản anh hùng ca về vị Đại tướng có công lao, cống hiến xuất sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt trong Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Những độc giả trung thành của sách giấy

Những độc giả trung thành của sách giấy

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, việc sách điện tử ra đời đã đáp ứng nhu cầu đọc, tìm và nghiên cứu tài liệu nhanh, đơn giản cho độc giả. Tuy vậy, sách giấy vẫn có những ưu điểm riêng, giữ một lượng độc giả nhất định.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Sáng 19/4, tại Trường THCS Kim Đồng (thị xã Sa Pa), Thư viện tỉnh phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Giáo dục và đào tạo, Thị đoàn Sa Pa tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024, với chủ đề “Sách và Khát vọng phát triển”.

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Những ngày tháng 3 âm lịch, mặc dù là người may mắn được hòa vào dòng người hành hương về đất Tổ Vua Hùng (Phú Thọ) để dâng nén nhang tri ân hoặc người không thể trở về thì đều chung niềm tự hào được là “con Lạc, cháu Hồng”.

Kết nối sợi dây văn hóa

Kết nối sợi dây văn hóa

Những câu chuyện ở khắp các thôn, bản từ vùng thấp đến vùng cao là minh chứng cho thấy phụ nữ Lào Cai đang tiếp tục kết nối sợi dây văn hóa ngàn đời, viết tiếp trang mới của câu chuyện văn hóa trong thời kỳ hội nhập.

fb yt zl tw