Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Kết nối sợi dây văn hóa

Kết nối sợi dây văn hóa

z5357315740089_c55eeef54c0699eefad2e02ee1a1a952.jpg

Một ngày tháng tư, chúng tôi tìm về thôn Lùng Vai, xã Lùng Vai, huyện Mường Khương. Giữa khung cảnh thanh bình, yên ả của vùng quê, dưới mái hiên nhà, các chị, các mẹ vui vẻ nói cười, đôi tay thoăn thoắt đưa những mũi kim trên nền vải nhiều màu sắc.

Thôn Lùng Vai là nơi sinh sống của đông đồng bào, trong đó phần đông là đồng bào Giáy. Tự thuở lập thôn tới nay, bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Giáy vẫn còn vẹn nguyên, hiển hiện trong mỗi nếp nhà, trong mỗi hoạt động riêng, chung của thôn, xã. Góp phần không nhỏ vào kết quả đó không thể không kể đến vai trò của những người phụ nữ dân tộc Giáy với niềm tự hào và luôn cố gắng gìn giữ nét văn hóa về trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Blue and Brown Collage Textured Literature Historical Fiction Presentation.jpg

Trong câu chuyện, chị Vương Thị Lài kể, hiện chị có hơn chục bộ trang phục truyền thống của dân tộc Giáy để dùng thường xuyên vào các dịp lễ hội và sinh hoạt, lao động. Mỗi bộ trang phục được may với những sắc màu tươi sáng như xanh cốm, xanh da trời, hồng, tím và điều đặc biệt là được chị cắt, khâu hoàn toàn thủ công. Chị Lài còn tự hào khi trang phục dân tộc Giáy của các thành viên trong gia đình, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều do một tay chị làm trong suốt bao năm qua. Nhìn thấy niềm vui của cả gia đình mỗi khi mặc chiếc áo mới, với chị Lài đó là hạnh phúc.

Góp vui vào câu chuyện, cô Lục Thị Liêm vừa miệt mài với những đường kim sợi chỉ, vừa kể: Phụ nữ Giáy biết may thêu từ khi còn nhỏ, nhìn các bà, các mẹ làm rồi học theo. Đời trước truyền đời sau, cứ vậy, nét văn hóa trang phục truyền thống được trao truyền qua nhiều thế hệ mà đến nay vẫn không mai một. Cả đời mặc đồ truyền thống của dân tộc mình, đôi tay gắn liền với kim thêu, bởi vậy vài ngày không may thêu, cô Liêm luôn thấy thiếu.

Mỗi lúc nông nhàn, phụ nữ Giáy ở trong thôn lại tranh thủ may thêu trang phục truyền thống. Để hoàn thiện một bộ trang phục thủ công, nếu làm liên tục sẽ mất chừng 5 ngày. Hiện nay, không chỉ làm trang phục cho gia đình, một số chị em ở thôn còn làm thành sản phẩm để bán trong các buổi chợ phiên với giá 250.000 đồng/áo và 450.000 đồng/bộ.

Tiếp tục câu chuyện về phụ nữ tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa, chúng tôi có dịp gặp gỡ chị em ở thôn Tân Lập, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng. Hiện ở thôn có Câu lạc bộ liên thế hệ với 30 thành viên, trong đó có 25 thành viên là phụ nữ dân tộc Tày ở các độ tuổi.

Blue and Brown Collage Textured Literature Historical Fiction Presentation (1).jpg

Lễ hội Xuống đồng xã Phú Nhuận vừa qua, các chị em tập luyện và mang đến tiết mục múa đàn tính độc đáo. Giữa thanh âm của tiếng đàn ngân vang, những đôi tay, bước chân của các chị rộn ràng, đung đưa theo điệu nhạc dập dìu. Bao đời nay, vùng đất Tân Lập luôn được biết đến là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa của đồng bào Tày.

Phụ nữ nơi đây chính là những người “giữ lửa” văn hóa một cách lặng lẽ, kiên trì và bền bỉ theo năm tháng. Mỗi tháng, các chị em đều đặn tham gia tập luyện 2 lần tại nhà văn hóa thôn. Khi thôn, xã có việc, số buổi tập luyện của các thành viên sẽ tăng lên, khoảng sân của nhà văn hóa luôn sáng đèn và rộn ràng những lời ca tiếng hát. Những điệu hát Then cứ vậy men theo tháng năm, vang lên trên những đồi chè ngày mùa rộn ràng thu hái, trong câu chuyện mừng nhà mới, mừng xuân mới.

Phụ nữ Lào Cai gìn giữ trang phục truyền thống của dân tộc..jpg

Trong mỗi câu chuyện, đến mỗi vùng miền văn hóa, chúng tôi gặp biết bao hội viên, phụ nữ đã và đang miệt mài “giữ lửa” văn hóa trong mỗi cộng đồng. Họ là chủ thể trong việc gìn giữ, tiếp thu, phát huy, phổ biến các giá trị văn hóa của dân tộc.

Với tâm hồn nhạy cảm, sự cảm thụ tinh tế, đôi tay khéo léo và đặc biệt là niềm tự hào, tình yêu văn hóa dân tộc, phụ nữ Lào Cai hôm nay đang tiếp tục kết nối sợi dây văn hóa ngàn đời, viết tiếp trang mới của câu chuyện văn hóa trong thời kỳ hội nhập.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Ngày 26/4, Triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện, với sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Một chút xà lách, một chút cà rốt bào sợi, một chút dứa thái miếng, một chút bạc hà, một chút thịt gà xé, hai miếng tôm hấp và rất nhiều rau mùi, đó là những nguyên liệu mà bà Paula Fernandes, người Bồ Đào Nha lựa chọn cho chiếc nem cuốn Việt của mình với tinh thần “cuốn tất cả những gì mình yêu thích”.

fb yt zl tw